Giáo án điện tử bài 15: Lá, thân, rễ của thực vật

Bài giảng điện tử tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo. Giáo án powerpoint bài 15: Lá, thân, rễ của thực vật. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem: => Giáo án tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo (bản word)

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án điện tử bài 15: Lá, thân, rễ của thực vật
Giáo án điện tử bài 15: Lá, thân, rễ của thực vật
Giáo án điện tử bài 15: Lá, thân, rễ của thực vật
Giáo án điện tử bài 15: Lá, thân, rễ của thực vật
Giáo án điện tử bài 15: Lá, thân, rễ của thực vật
Giáo án điện tử bài 15: Lá, thân, rễ của thực vật
Giáo án điện tử bài 15: Lá, thân, rễ của thực vật
Giáo án điện tử bài 15: Lá, thân, rễ của thực vật
Giáo án điện tử bài 15: Lá, thân, rễ của thực vật
Giáo án điện tử bài 15: Lá, thân, rễ của thực vật
Giáo án điện tử bài 15: Lá, thân, rễ của thực vật
Giáo án điện tử bài 15: Lá, thân, rễ của thực vật

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC NGÀY HÔM NAY!

BÀI 15:LÁ, THÂN, RỄ CỦA THỰC VẬT

TIẾT 1

KHỞI ĐỘNG

Dựa vào hình ảnh và mô tả đặc điểm của cây, các em hãy đoán xem cây được nhắc tới là cây gì?

CÂY PHƯỢNG VĨ

  • Tán cây tỏa rất rộng gồm nhiều cành nhánh mọc xen kẽ và dày đặc.
  • Lá cây là loại lá phức có hình dạng lông chim kép.
  • Hoa thường nở thành chùm có có 5 cánh, màu đỏ tươi với mép hơi nhăn.

CÂY HOA SEN

  • Hoa nở rộ tỏa ra nhiều lớp cánh hoa tạo cảm giác chồng lớp đan xen.
  • Hoa có nhiều mức độ màu từ hồng đậm đổ về trắng.
  • Lá vươn dài mọc lên trên mặt nước. Cuống lá dài, có gai nhỏ hơi tù.

CÂY CÀ CHUA

  • Rễ cây là rễ chùm, phân nhánh.
  • Lá kép, có răng cưa, có lông, nhám.
  • Cây thuộc loại rau ăn quả, có vị chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A.

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Tìm hiểu hình dạng, kích thước của cây
  2. Tìm hiểu chức năng của lá
  3. Vẽ lá cây

1. Tìm hiểu hình dạng, kích thước của cây

THỰC HÀNH THEO NHÓM

Quan sát hình lá cây trong SGK tr.62 và trả lời câu hỏi:

  • Hãy mô tả, hình dạng, màu sắc và kích thước của lá cây.

Tên lá: Lá ổi

  • Hình dạng: lá dài, hình bầu dục
  • Màu sắc: xanh lục đậm
  • Kích thước: to

Tên lá: Lá hoa hồng

  • Hình dạng: hình oval nhọn ở đầu, mép răng cưa.
  • Màu sắc: xanh đậm
  • Kích thước: vừa

Tên lá: Lá tre

  • Hình dạng: Lá thon dài, đầu mũi nhọn
  • Màu sắc: Một mặt xanh, một mặt tím
  • Kích thước: nhỏ

Tên lá: Lá sắn

  • Hình dạng: Lá dài, phiến lá thon cứng.
  • Màu sắc: xanh lục
  • Kích thước: nhỏ

Tên lá: Lá sen

  • Hình dạng: Mép lá hơi uốn lượn, gân tỏa tròn, nổi rõ ở mặt dưới
  • Màu sắc: Mặt trên xanh đậm, nhẵn bóng; mặt dưới xanh nhạt, nhám
  • Kích thước: nhỏ

Tất cả các lá cây có giống nhau không? Chúng có hình dạng, kích thước, màu sắc như thế nào?

KẾT LUẬN: Lá cây có hình dạng, màu sắc, kích thước khác nhau. Phần lớn, lá cây có màu xanh lục, một số ít có màu vàng hoặc đỏ.

Quan sát hình ảnh lá cây xoài, thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi:

  • Lá có các bộ phận chính nào?
  • Chỉ trên lá cây và nói tên các bộ phận chính của lá.

KẾT LUẬN: Mỗi lá thường có cuống lá, phiến lá, trên phiến lá có các gân lá.

  1. Tìm hiểu chức năng của lá

Quan sát Hình 2 SGK tr.63 và thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi:

  • Lá cây có chức năng gì?
  • Trong quá trình hô hấp, lá cây hấp thụ và thải ra khí nào?

Chức năng của lá:

  • Lá giúp cây hô hấp để trao đổi không khí với môi trường.
  • Lá giúp cây tổng hợp chất dinh dưỡng.
  • Lá giúp cây thoát hơi nước.

KẾT LUẬN

  • Lá thực hiện các chức năng quang hợp, hô hấp và thoát hơi nước.
  • Quá trình diễn ra quang hợp vào ban ngày, lá cây hấp thụ khí các-bô-nic và nước để tổng hợp chất dinh dưỡng và giải phóng khí ô-xi.
  1. Vẽ lá cây

      Em hãy thực hành vẽ lá cây vào vở bài tập và chú thích các bộ phận của chiếc lá đó mà em biết.

KẾT LUẬN

  • Lá cây có hình dạng và kích thước khác nhau. Phần lớn lá cây có màu xanh lục, một số ít có màu vàng hoặc đỏ.
  • Lá cây thường có các bộ phận cuống lá, phiến lá, gân lá.
  • Lá thực hiện các chức năng quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước.

TỪ KHÓA CỦA BÀI HỌC

  • Cuống lá
  • Phiến lá
  • Gân lá
  • Quang hợp
  • Hô hấp
  • Thoát hơi nước

CỦNG CỐ, DẶN DÒ

Em về nhà chuẩn bị sưu tầm một số hình ảnh về cây hoặc mang một số cây rau, cây hoa để chuẩn bị cho tiết học sau.

TIẾT 2

KHỞI ĐỘNG

Bài hát Vườn cây của Ba nhắc đến những loại cây gì?

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Tìm hiểu các loại thân cây
  2. Tìm hiểu đặc điểm thân của một số loài
  3. Tìm hiểu chức năng của thân cây
  4. Nhận xét tình huống

1. Tìm hiểu các loại thân cây

THẢO LUẬN NHÓM

Quan sát Hình 3 SGK tr.64 và trả lời câu hỏi:

Chỉ trên mỗi hình và nói với bạn

  • Cây nào là thân đứng, thân leo, thân bò?
  • Cây nào là thân gỗ, thân thảo?
  • Cây thân đứng: cây cao su, cây sầu riêng, cây lúa, cây khoai môn.
  • Cây thân leo: cây dưa leo.
  • Cây thân bò: cây khoai lang.
  • Cây thân gỗ: cây cao su, cây sầu riêng.
  • Cây thân thảo: cây dưa leo, cây khoai môn, cây khoai lang, cây lúa.
  • Trong trường em có những lọa cây nào?
  • Thân của chúng thuộc loại thân gì?
  1. Tìm hiểu đặc điểm thân của một số loài

THỰC HÀNH THEO NHÓM

Quan sát cây ở trường và kể tên một số loài cây mà em biết và hoàn thành bảng theo gợi ý sau:

KẾT LUẬN

Mỗi cây đều có đặc điểm thân khác nhau.

  • Nếu phân loại theo tư thế mọc của cây trong không gian, cây có thân đứng, thân bò, thân leo.
  • Nếu phân loại theo đặc điểm cấu tạo thì có cây thân gỗ, cây thân thảo; cây thân thảo thường mềm, cây thường gỗ thường cứng.
  1. Tìm hiểu chức năng của thân cây

THẢO LUẬN CẶP ĐÔI

Quan sát Hình 4 SGK tr.65 và trả lời câu hỏi:

  • Đọc thông tin và chia sẻ với bạn về chức năng của thân cây.

KẾT LUẬN

        Chức năng chính của thân cây là vận chuyển nước và chất khoáng từ rễ lên lá, đồng thời vận chuyển chất dinh dưỡng được tổng hợp từ lá đến các bộ phận để nuôi cây.

  1. Nhận xét tình huống

THẢO LUẬN NHÓM

Đọc tình huống, quan sát hình 5 SGK tr.65 và nhận xét

     Buổi sáng, bạn Nam cắm một bông cúc trắng vào cốc nước có pha màu thực phẩm. Buổi tối, bạn Nam quan sát thấy hoa cúc trắng chuyển sang màu đỏ nhạt. Em hãy giúp bạn Nam giải thích hiện tượng trên.

KẾT LUẬN: Khi cắm hoa trắng vào cốc nước màu, phần dưới cành hoa đã hút nước màu và vận chuyển từ dưới lên trên các cành hoa, làm cho cánh hoa bị nhuộm màu đỏ của nước pha màu, nên chuyển sang màu đỏ nhạt.

TỪ KHÓA CỦA BÀI HỌC

  • Thân đứng
  • Thân gỗ
  • Thân bò
  • Thân leo
  • Thân thảo

CỦNG CỐ, DẶN DÒ

Em về nhà chuẩn bị: Một bông hoa hồng hoặc một bông hoa cúc trắng, một cốc nước pha màu và tiến hành thí nghiệm quan sát “hoa chuyển màu”.

TIẾT 3

KHỞI ĐỘNG

Cả lớp tham gia chơi trò chơi Đoán thân cây.

CÂY THÂN LEO

CÂY THÂN BÒ

CÂY THÂN GỖ

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Các loại rễ chính của thực vật
  2. Trò chơi Cây nào? Rễ gì?
  3. Tìm hiểu chức năng của rễ cây
  4. Thực hành vẽ sơ đồ

1. Các loại rễ chính của thực vật

THẢO LUẬN NHÓM

Quan sát Hình 6, 7 SGK tr 66 và trả lời câu hỏi:

  • Trong các rễ cây đó, đâu là rễ cọc, đâu là rễ chùm?
  • Rễ cọc và rễ chùm có đặc điểm gì khác nhau?
  • Hình 6: Rễ chùm
  • Hình 7: Rễ cọc

Đặc điểm của rễ chùm và rễ cọc:

RỄ CỌC

 Gồm một rễ cái mọc sâu xuống đất và có những rễ con mọc ra từ rễ cái.

RỄ CHÙM

 Gồm nhiều rễ gần bằng nhau mọc toả ra từ một góc thân tạo thành một chùm.

  1. Trò chơi Cây nào? Rễ gì?

Quan sát Hình 8 SGK tr.66.

  • Một đội giơ hình (hoặc cây thật), đội còn lại nêu nhanh tên rễ cây (rễ cọc hay rễ chùm).
  1. Tìm hiểu chức năng của rễ cây

THẢO LUẬN NHÓM

Quan sát Hình 9 SGK tr.67 và trả lời câu hỏi:

Rễ cây có chức năng gì?

  • Chức năng của rễ cây:
  • Rễ hút nước, chất khoáng trong đất để nuôi cây.
  • Rễ giúp cây bám chặt vào đất.

Điều gì sẽ xảy ra với cây rau cải nếu nhổ nó ra khỏi đất? Vì sao?

Khi nhổ cây cải ra khỏi đất thì toàn bộ rễ cây sẽ bị kéo lên và làm cho lớp đất bị vỡ vụn. Cây bị nhổ ra khỏi đất sẽ héo rũ vì không còn hút được nước và chất khoáng từ đất để nuôi cây.

KẾT LUẬN

        Rễ hút nước, chất khoáng trong đất để nuôi cây và giúp cây bám chặt vào đất. Nếu thiếu rễ, cây sẽ không thể sống được.

  1. Thực hành vẽ sơ đồ lá – thân – rễ của cây

THỰC HÀNH THEO NHÓM

Quan sát sơ đồ SGK tr.67 và trả lời câu hỏi:

  • Nêu tên của cây trong sơ đồ.
  • Nhìn vào sơ đồ, em hãy nêu đặc điểm của lá, thân, rễ của cây đó.

- Tên cây: cây lúa.

- Đặc điểm cây lúa:

  • Lá: dài, nhỏ, có cuống lá, phiến lá, gân lá.
  • Thân: thân thảo, mọc đứng, kích thước nhỏ.
  • Rễ: màu nâu, rễ chùm,...

THỰC HÀNH VẼ SƠ ĐỒ

  • Lựa chọn một cây đã chuẩn bị, có bộ rễ đầy đủ nhất và hoàn thành sơ đồ mô tả rễ, thân, lá của cây.

KẾT LUẬN

        Lá, thân, rễ của các loài cây khác nhau thường có đặc điểm khác nhau.

CỦNG CỐ, DẶN DÒ

  • Em về nhà gieo hạt giống vào chai nhỏ và quan sát thân, rễ, lá của hạt giống khi mọc thành công.
  • Đọc và chuẩn bị bài 16: Hoa và quả.

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE BÀI GIẢNG!

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH CHÂN TRỜI

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay