Giáo án điện tử bài 29: Bề mặt trái đất

Bài giảng điện tử tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo. Giáo án powerpoint bài 29: Bề mặt trái đất. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án điện tử bài 29: Bề mặt trái đất
Giáo án điện tử bài 29: Bề mặt trái đất
Giáo án điện tử bài 29: Bề mặt trái đất
Giáo án điện tử bài 29: Bề mặt trái đất
Giáo án điện tử bài 29: Bề mặt trái đất
Giáo án điện tử bài 29: Bề mặt trái đất
Giáo án điện tử bài 29: Bề mặt trái đất
Giáo án điện tử bài 29: Bề mặt trái đất
Giáo án điện tử bài 29: Bề mặt trái đất
Giáo án điện tử bài 29: Bề mặt trái đất
Giáo án điện tử bài 29: Bề mặt trái đất
Giáo án điện tử bài 29: Bề mặt trái đất

Xem video về mẫu Giáo án điện tử bài 29: Bề mặt trái đất

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC NGÀY HÔM NAY!

BÀI 29

BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

TIẾT 1

KHỞI ĐỘNG

Em biết những châu lục và đại dương nào trên Trái đất?

  • Những châu lục trên Trái Đất: châu Á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực.
  • Những đại dương trên Trái Đất: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương.

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Tìm hiểu ý nghĩa của các màu sắc khác nhau trên quả địa cầu
  2. Tìm hiểu các lục địa và đại dương trên lược đồ
  3. Trò chơi “Du lịch vòng quanh thế giới”

1. Tìm hiểu ý nghĩa của các màu sắc khác nhau trên quả địa cầu

Quan sát quả địa cầu và trả lời câu hỏi:

  • Quả địa cầu có bao nhiêu màu chính?
  • Mỗi màu này thể hiện điều gì?
  • Màu xanh nước biển thể hiện đại dương.
  • Màu da cam và màu vàng thể hiện núi, đồi, cao nguyên.
  • Màu xanh lá cây thể hiện đồng bằng.

KẾT LUẬN

  • Trên bề mặt Trái đất có chỗ là đất, và có chỗ là nước.
  • Những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái đất gọi là lục địa. Những khoảng nước rộng bao bọc phần lục địa gọi là đại dương.

2.Tìm hiểu các lục địa và đại dương trên lược đồ

Quan sát lược đồ Trái đất SGK tr.123.

  • Có bao nhiêu lục địa và bao nhiêu đại dương trên bề mặt Trái đất? Đó là những lục địa và đại dương nào?
  • 6 châu lục: châu Á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực.
  • 4 đại dương: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương.

KẾT LUẬN

Trên bề mặt Trái đất có 6 châu lục và 4 đại dương.

  1. Trò chơi “Du lịch vòng quanh thế giới”
  • Một bạn nói tên châu lục hoặc đại dương.
  • Bạn còn lại chỉ vị trí của châu lục hoặc đại dương đó trên quả địa cầu.

TỪ KHÓA CỦA BÀI HỌC

  • Châu Á
  • Châu Âu
  • Châu Phi
  • Châu Mỹ
  • Châu Đại Dương
  • Châu Nam Cực
  • Thái Bình Dương
  • Đại Tây Dương
  • Ấn Độ Dương
  • Bắc Băng Dương
  • Lục địa
  • Đại dương

CỦNG CỐ, DẶN DÒ

  • Ôn lại nội dung bài học.
  • Đọc và chuẩn bị nội dung bài học cho tiết 2, 3.

TIẾT 2, 3

KHỞI ĐỘNG

  Bề mặt Trái đất có bằng phẳng không?

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Tìm hiểu sơ đồ các dạng địa hình trên bề mặt Trái đất
  2. Tìm hiểu các địa hình trên bề mặt Trái đất
  3. Liên hệ thực tế
  4. Thực hành làm mô hình hoặc vẽ các địa hình

1. Tìm hiểu sơ đồ các dạng địa hình trên bề mặt Trái đất

THẢO LUẬN NHÓM

Quan sát Hình 3 SGK tr.124 và thực hiện yêu cầu:

  • Liệt kê các dạng địa hình từ cao đến thấp.
  • Liệt kê tên gọi của những vùng có nước trên mặt đất.

Các dạng địa hình trên Trái Đất: núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng, sông, suối, hồ, biển, đại dương.

Tên gọi của những vùng có nước trên mặt đất là: hồ.

KẾT LUẬN

Trên bề mặt Trái đất có nhiều địa hình khác nhau theo chiều cao đối với mặt đất và theo lượng nước.

  1. Tìm hiểu các địa hình trên bề mặt Trái đất

THẢO LUẬN NHÓM

Quan sát Hình 4-10 SGK tr. 124, 125 và trả lời câu hỏi

  • Hình nào sau đây thể hiện đồng bằng, đồi, núi, cao nguyên, sông, hồ, suối? Vì sao em biết?

KẾT LUẬN

  • Có các địa hình đồi núi, đồng bằng, cao nguyên, đại dương, biển, sông, hồ, suối.
  1. Liên hệ thực tế
  • Địa phương nơi em sinh sống có những dạng địa hình nào?
  • Kể tên một số núi, đồi, cao nguyên, sông, suối, hồ,...có ở địa phương em.

KẾT LUẬN

Mỗi địa phương có thể có một hay vài địa hình khác nhau.

  1. Thực hành làm mô hình hoặc vẽ các địa hình

Vẽ hoặc làm mô hình đã lựa chọn bằng đất nặn hoặc vật liệu tái chế.

TỪ KHÓA CỦA BÀI HỌC

  • Địa hình
  • Biển
  • Cao nguyên
  • Đồi
  • Núi
  • Đồng bằng
  • Sông
  • Hồ

CỦNG CỐ, DẶN DÒ

  • Ôn lại nội dung bài học.
  • Đọc và chuẩn bị nội dung bài học cho tiết 4.

TIẾT 4

KHỞI ĐỘNG

Khí hậu ở mọi nơi trên Trái đất có giống nhau không?

Nêu tên một nơi thật lạnh và một nơi thật nóng trên Trái đất mà em biết.

Lạnh nhất: Thành phố Yakutsk của Yakutia, Nga

Nóng nhất: Thung lũng Chết, phía đông California.

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Tìm hiểu các đới khí hậu trên Trái đất
  2. Thực hành quan sát các đới khí hậu trên quả địa cầu
  3. Tìm hiểu hoạt động của con người ở các đới khí hậu

1. Tìm hiểu các đới khí hậu trên Trái Đất

THẢO LUẬN NHÓM

Quan sát Hình 11 SGK tr.26 và thực hiện nhiệm vụ:

  • Có bao nhiêu đới khí hậu trên Trái đất? Hãy kể tên các đới khí hậu đó.
  • Giải thích các từ “đới nóng”, “đới ôn hòa”, “đới lạnh”.

Có 3 đới khí hậu trên Trái đất: đới lạnh, đới nóng, đới ôn hòa.

  • Đới nóng: có khí hậu nóng
  • Đới ôn hòa: có khí hậu trung gian. Không nóng bằng đới nóng và không lạnh bằng đới lạnh.
  • Đới lạnh: có khí hậu lạnh.

KẾT LUẬN

Trên Trái đất có các đới khí hậu: đới lạnh, đới nóng, đới ôn hòa.

  1. Thực hành quan sát các đới khí hậu trên quả địa cầu

THẢO LUẬN NHÓM

Xác định vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu để biết Việt Nam thuộc đới khí hậu nào?

ð Việt Nam thuộc đới nóng

  1. Tìm hiểu hoạt động của con người ở các đới khí hậu

THẢO LUẬN NHÓM

Quan sát các Hình 12-17 SGK tr.126, 127 và thực hiện nhiệm vụ

Nói về hoạt động tiêu biểu của con người ở từng đới khí hậu.

Đới lạnh: Câu cá, trượt tuyết

Đới nóng: Chăn nuôi lạc đà, trồng cây ăn quả.

Đới ôn hòa: Trồng hoa, trồng nho

KẾT LUẬN

Ở các đới khí hậu khác nhau thì sinh hoạt của con người cũng khác nhau.

  1. Tìm hiểu hoạt động của con người ở các đới khí hậu
  • Việt Nam thuộc đới khí hậu nào?
  • Kể tên một số hoạt động của người dân Việt Nam?

KẾT LUẬN

Việt Nam nằm ở đới nóng, thuận lợi cho việc trồng nhiều loại cây (lúa, ngô, cà phê, cao su, hồ tiêu, vải,...), nuôi nhiều vật nuôi quanh năm.

CỦNG CỐ, DẶN DÒ

  • Ôn lại nội dung bài học.
  • Đọc và chuẩn bị nội dung bài 30: Ôn tập chủ đề trái đất và bầu trời

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE BÀI GIẢNG!  

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Toán, tiếng Việt: word: 300k - Powerpoint: 400k/môn
  • Các môn còn lại: word: 200k - Powerpoint: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, khoa học thì phí là:

  • 800k/học kì - 900k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH CHÂN TRỜI

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay