Giáo án điện tử bài 28: Trái đất trong hệ mặt trời

Bài giảng điện tử tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo. Giáo án powerpoint bài 28: Trái đất trong hệ mặt trời. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án điện tử bài 28: Trái đất trong hệ mặt trời
Giáo án điện tử bài 28: Trái đất trong hệ mặt trời
Giáo án điện tử bài 28: Trái đất trong hệ mặt trời
Giáo án điện tử bài 28: Trái đất trong hệ mặt trời
Giáo án điện tử bài 28: Trái đất trong hệ mặt trời
Giáo án điện tử bài 28: Trái đất trong hệ mặt trời
Giáo án điện tử bài 28: Trái đất trong hệ mặt trời
Giáo án điện tử bài 28: Trái đất trong hệ mặt trời
Giáo án điện tử bài 28: Trái đất trong hệ mặt trời
Giáo án điện tử bài 28: Trái đất trong hệ mặt trời
Giáo án điện tử bài 28: Trái đất trong hệ mặt trời
Giáo án điện tử bài 28: Trái đất trong hệ mặt trời

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC NGÀY HÔM NAY!

BÀI 28

TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI

TIẾT 1

KHỞI ĐỘNG

Em biết những hành tinh nào trong hệ Mặt trời?

  • Sao Thiên Vương
  • Sao Hải Vương
  • Mặt trời
  • Sao Thủy
  • Sao Kim
  • Trái đất
  • Sao Hỏa
  • Sao Mộc
  • Sao Thổ

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Giới thiệu hệ Mặt Trời
  2. Vẽ hoặc làm mô hình hệ Mặt trời bằng đất nặn
  3. Tìm hiểu chuyển động của Trái đất
  4. Trò chơi “Trái Đất quay”

1. Giới thiệu hệ Mặt trời

THẢO LUẬN NHÓM

Quan sát Hình 1 SGK tr.116 và trả lời câu hỏi:

  • Có bao nhiêu hành tinh trong hệ Mặt trời?
  • Từ Mặt trời ra xa dần, Trái đất là hành tinh thứ mấy?
  • Chỉ trên hình và nói với bạn bè về vị trí của Trái đất so với Mặt trời và các hành tinh khác.
  • Trong hệ Mặt Trời có 8 hành tinh.
  • Từ Mặt Trời ra xa đần, Trái Đất là hành tinh thứ ba.
  • Vị trí của Trái Đất:
    • Xa Mặt Trời hơn so với Thủy tinh và Kim tinh
    • Gần Mặt Trời hơn so với Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh.

KẾT LUẬN

  • Trái đất là một hành tinh trong hệ Mặt trời.
  • Có 8 hành tinh quay quanh Mặt trời: Thủy tinh, Kim Tinh, Trái đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.
  1. Vẽ hoặc làm mô hình hệ Mặt trời bằng đất nặn

Quan sát sơ đồ hệ Mặt trời và vẽ lại sơ đồ trên giấy, tô màu.

  • Chú ý: kích thước tương đối của Mặt trời và các hành tinh cũng như vị trí của các hành tinh khi vẽ hoặc nặn đất.

KẾT LUẬN

Có 8 hành tinh trong hệ Mặt trời. Trái đất là một trong các hành tinh này. Các hành tinh quay xung quanh Mặt trời.

  1. Tìm hiểu chuyển động của Trái đất

THẢO LUẬN NHÓM

Quan sát Hình 3 SGK tr.117 và trả lời câu hỏi:

  • Trái đất quay quanh Mặt trời theo chiều nào?
  • Trong khi quay quanh Mặt trời, Trái đất có giữ nguyên vị trí không?
  • Trái đất tự quay quanh trục của nó theo chiều nào?
  • Nếu nhìn từ cực Bắc xuống, các chuyển động đó là cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ?
  1. Tìm hiểu chuyển động của Trái đất
  • Trái Đất chuyển động quanh mình nó theo chiều Tây à Đông.
  • Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây à Đông trên quỹ đạo theo một đường gần tròn.
  • Nếu nhìn từ cực Bắc xuống, các chuyển động đó ngược chiều kim đồng hồ.

Em đọc thông tin mở rộng trong bóng mây

KẾT LUẬN

Trái đất chuyển động quanh mình nó theo chiều từ tây sang đông. Nhìn từ cực Bắc xuống, Trái đất quay ngược chiều kim đồng hồ.

  1. Trò chơi “Trái Đất quay”

THỰC HÀNH THEO CẶP ĐÔI

  • Một bạn đứng yên và cầm tranh vẽ Mặt trời.
  • Một bạn cầm quả địa cầu bước đi theo chiều chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời và xoay quả địa cầu theo chiều Trái đất quay quanh mình nó.

Trái đất thực hiện những chuyển động nào?

Chiều của các chuyển động của Trái đất như thế nào?

  • Trái đất thực hiện chuyển động quanh mình nó và quanh Mặt trời.
  • Trái đất chuyển động theo chiều từ tây sang đông.

KẾT LUẬN

Trái đất là một hành tinh trong hệ Mặt trời. Trái đất vừa chuyển động quanh mình nó, vừa chuyển động quanh Mặt trời.

CỦNG CỐ, DẶN DÒ

  • Em về nhà tìm hiểu và xem các video trên mạng in-tơ-nét về chuyển động của Trái đất.
  • Đọc và chuẩn bị nội dung bài học cho tiết 2.

TIẾT 2

KHỞI ĐỘNG

Tại sao lại có hiện tượng ngày và đêm?

Vào ban đêm, Mặt trời ở đâu?

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Thực hành thí nghiệm tìm hiểu ngày và đêm trên Trái đất
  2. Tìm hiểu khi Trái đất ngừng quay
  3. Bày tỏ ý kiến

1. Thực hành thí nghiệm tìm hiểu ngày và đêm trên Trái Đất

Bước 1: Đặt đèn cố định và chiếu vào quả cầu.

Quan sát và cho biết:

  • Cùng một lúc, vì sao Mặt trời không chiếu sáng toàn bộ bề mặt của Trái đất?
  • Hãy chỉ trên quả địa cầu phần nào là ban ngày? Phần nào là ban đêm?
  • Khi Trái đất quay quanh trục của nó, điều gì sẽ xảy ra?
  • Trái Đất có dạng hình cầu nên Mặt Trời không thể cùng một lúc chiếu sáng mọi nơi trên Trái Đất.
  • Phần được chiếu sáng của Trái Đất là ban ngày và phần không được chiếu sáng là ban đêm.

Bước 2: Khi Việt Nam là ban ngày, thì Cu Ba là ban ngày hay ban đêm, vì sao?

  • Khi Việt Nam là ban ngày thì Cu-ba là ban đêm và ngược lại bởi Việt Nam và Cu-ba nằm ở hai nửa khác nhau của Trái Đất.

KẾT LUẬN

     Trái đất có dạng hình cầu nên Mặt trời chỉ chiếu sáng một nửa Trái đất. Tại một vị trí trên Trái đất, khoảng thời gian được Mặt trời chiếu sáng là ban ngày, khoảng thời gian không được Mặt trời chiếu sáng là ban đêm.

  1. Tìm hiểu khi Trái Đất ngừng quay

Hãy tưởng tượng nếu Trái đất ngừng quay quanh mình nó thì ngày và đêm trên Trái đất sẽ như thế nào?

ð Nếu Trái đất ngừng quay quanh mình nó, thế giới sẽ có một nửa năm (6 tháng) toàn ánh sáng ban ngày và nửa năm chìm trong đêm tối do Trái Đất hình cầu.

KẾT LUẬN

Nguyên nhân của hiện tượng ngày và đêm trên Trái đất là do Trái đất tự quay quanh mình nó.

  1. Bày tỏ ý kiến

THẢO LUẬN CẶP ĐÔI

Quan sát Hình 7 SGK tr.119 và thảo luận

  • Theo em, ý kiến của bạn An đúng hay sai? Vì sao?

Ý kiện của bạn An sai

ð Hiện tượng ngày và đêm không do Trái đất quay quanh Mặt trời mà do Trái đất quay quanh mình nó.

KẾT LUẬN

Trái đất luôn chuyển động quanh mình nó nên mọi nơi trên Trái đất có ngày và đêm kế tiếp nhau.

CỦNG CỐ, DẶN DÒ

  • Em về nhà tìm hiểu về Mặt trăng.
  • Ôn lại nội dung bài học.
  • Đọc và chuẩn bị nội dung bài học cho tiết 3.

TIẾT 3

KHỞI ĐỘNG

Quan sát Hình 8 SGK tr.120 và trả lời câu hỏi:

  • Em thường nhìn thấy Mặt trăng khi nào?
  • Vào những đêm có trăng, hình dạng của Mặt trăng thay đổi như thế nào?
  • Vào những đêm có trăng, hình dạng của Mặt Trăng từ hình lưỡi liềm, đến hình bán nguyệt và hình trăng tròn như quả bóng.

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Tìm hiểu chuyển động của Mặt trăng
  2. Chuyển động của Mặt trời, Trái đất và Mặt trắng
  3. Trò chơi “Chuyển động của Trái đất và Mặt trăng”

1. Tìm hiểu chuyển động của Mặt trăng

THẢO LUẬN NHÓM

Quan sát Hình 9 SGK tr.120 và trả lời câu hỏi

  • Chỉ ra trên hình, Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng.
  • Mặt trăng chuyển động như thế nào? Chiều chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất như thế nào so với chiều quay của kim đồng hồ?
  • Mặt trăng chuyển động quanh Trái đất nên được gọi là gì?
  • Chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất ngược chiều kim đồng hồ, theo chiều từ Tây sang Đông.
  • Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái Đất vì Mặt Trăng nằm trên quỹ đạo quay đồng bộ nên một mặt của nó luôn luôn hướng về Trái Đất.
  1. Chuyển động của Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng

Quan sát Hình 10 SGK tr.121 và vẽ trên giấy sơ đồ chỉ vị trí và sự chuyển động của Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng.

KẾT LUẬN

  • Mặt trăng chuyển động quanh Trái đất, Trái đất chuyển động quanh Mặt trời.
  • Mặt trời lớn hơn Trái đất, Trái đất lớn hơn Mặt trăng.
  1. Trò chơi “Chuyển động của Trái đất và Mặt trăng”

CHƠI THEO NHÓM 3

Chơi trò chơi “Chuyển động của Trái đất và Mặt trăng”.

Mặt trời lớn hơn Trái đất, Trái đất lớn hơn Mặt trăng.

TỪ KHÓA CỦA BÀI HỌC

    Hành tinh – Hệ Mặt trời – Vệ tinh

CỦNG CỐ, DẶN DÒ

  • Em về nhà tìm hiểu về bề mặt của Trái đất.
  • Ôn lại nội dung bài học.
  • Đọc và chuẩn bị nội dung bài 29.

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE BÀI GIẢNG!

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Toán, tiếng Việt: word: 300k - Powerpoint: 400k/môn
  • Các môn còn lại: word: 200k - Powerpoint: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, khoa học thì phí là:

  • 800k/học kì - 900k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH CHÂN TRỜI

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay