Giáo án điện tử bài 21: Cơ quan tuần hoàn

Bài giảng điện tử tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo. Giáo án powerpoint bài 21: Cơ quan tuần hoàn. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án điện tử bài 21: Cơ quan tuần hoàn
Giáo án điện tử bài 21: Cơ quan tuần hoàn
Giáo án điện tử bài 21: Cơ quan tuần hoàn
Giáo án điện tử bài 21: Cơ quan tuần hoàn
Giáo án điện tử bài 21: Cơ quan tuần hoàn
Giáo án điện tử bài 21: Cơ quan tuần hoàn
Giáo án điện tử bài 21: Cơ quan tuần hoàn
Giáo án điện tử bài 21: Cơ quan tuần hoàn
Giáo án điện tử bài 21: Cơ quan tuần hoàn
Giáo án điện tử bài 21: Cơ quan tuần hoàn
Giáo án điện tử bài 21: Cơ quan tuần hoàn
Giáo án điện tử bài 21: Cơ quan tuần hoàn

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC NGÀY HÔM NAY!

BÀI 21

CƠ QUAN TUẦN HOÀN

TIẾT 1

KHỞI ĐỘNG

Cả lớp tham gia chơi trò chơi “Phóng viên”

Bạn biết gì về trái tim của mình?

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Tìm hiểu các bộ phận của cơ quan tuần hoàn
  2. Thực hành – Xác định vị trí của tim và các mạch máu trên cơ thể
  3. Thực hành vẽ, xé, dán sơ đồ cơ quan tuần hoàn

1. Tìm hiểu các bộ phận của cơ quan tuần hoàn

Quan sát Hình 1 SGK tr.90 và trả lời câu hỏi:

  • Chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn theo sơ đồ.
  • Cơ quan tuần hoàn gồm những bộ phận nào?

KẾT LUẬN

    Cơ quan tuần hoàn gồm có tim và các mạch máu. Tim nằm trong lồng ngực, giữa hai lá phổi. Các mạch máu nằm ở khắp các cơ quan trong cơ thể.

  1. Thực hành – Xác định vị trí của tim và các mạch máu trên cơ thể

THẢO LUẬN THEO NHÓM

  • Em có cảm nhận như thế nào từ lồng ngực?
  • Em hãy nêu tên bộ phận nằm trong lồng ngực trái của cơ quan tuần hoàn.
  • Chỉ có bạn các mạch máu mà em nhìn thấy.

KẾT LUẬN

  • Tim nằm ở vùng giữa ngực, hơi nghiêng về bên trái.
  • Các mạch máu nằm ở khắp các cơ quan trong cơ thể.
  1. Thực hành vẽ, xé, dán sơ đồ cơ quan tuần hoàn

THỰC HÀNH VẼ THEO BÀN

Vẽ hình người lên giấy và xé trái tim dán lên hình người đã vẽ.

CỦNG CỐ, DẶN DÒ

  • Em về nhà vẽ một bức tranh về cơ thể người trên đó có tim và các mạch máu.
  • Đọc và chuẩn bị nội dung bài học cho tiết 2.

TIẾT 2

KHỞI ĐỘNG

Quan sát tranh hình người (có tim và các mạch máu)

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Tìm hiểu đường đi của máu trong sơ đồ tuần hoàn máu
  2. Thực hành đếm nhịp mạch đập trong một phút
  3. Tìm hiểu vai trò của tim đối với cơ thể

1. Tìm hiểu đường đi của máu trong sơ đồ tuần hoàn máu

THẢO LUẬN THEO NHÓM

Quan sát sơ đồ Hình 4 SGK tr.92 và trả lời câu hỏi:

  • Chỉ đường đi của máu trong sơ đồ.
  • Nêu chức năng của tim và các mạch máu.
  • Tim : Co bóp đẩy máu đi khắp cơ thể
  • Tĩnh mạch: Đưa máu từ tim đến các cơ quan
  • Động mạch: Đưa máu từ các cơ quan về tim
  • Mao mạch: Nối động mạch và tĩnh mạch

Cơ quan tuần hoàn có vai trò gì?

  • Vận chuyển máu chứa ô-xi và các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.
  • Vận chuyển máu chưa khí các-bô-níc và chất thải từ các cơ quan trong cơ thể ra ngoài.

KẾT LUẬN

  • Tim co bóp đẩy máu đi khắp cơ thể.
  • Động mạch đưa máu từ tim đến các cơ quan của cơ thể.
  • Tĩnh mạch đưa máu từ các cơ quan của thể về tim.
  • Mao mạch nối động mạch và tĩnh mạch.

Quan sát Hình 5a, 5b và làm theo hướng dẫn

  • Đặt đầu ngón trỏ và ngón giữa vào bên cổ, ngay dưới xương hàm và ấn nhẹ.
  • Di chuyển ngón tay cho đến khi em cảm thấy nhịp mạch đập và đếm.
  • Để ngửa bàn tay trái lên bàn, đặt đầu ngón trỏ và ngón giữa của tay phải lên cổ tay trái, ấn nhẹ và đếm.
  • Số nhịp mạch đập của mỗi bạn có giống nhau không?
  • Trong một phút, nhịp mạch đập ở mỗi người khoảng bao nhiêu?

KẾT LUẬN

  • Số nhịp mạch đập ở mỗi người không giống nhau.
  • Số nhịp mạch đập của trẻ em từ 6 đến 10 tuổi là 70 đến 110 nhịp/phút.
  • Thông thường trong một phút, số nhịp mạch đập bằng số nhịp tim.
  1. Tìm hiểu vai trò của tim đối với cơ thể

THẢO LUẬN CẶP ĐÔI

Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu tim ngừng đập? Vì sao?

Tim giữ vai trò quan trọng đối với cơ thể. Nếu tim ngừng đập, máu ngừng lưu thông, các cơ quan ngừng hoạt động và con người sẽ chết.

TỪ KHÓA CỦA BÀI HỌC

Cơ quan tuần hoàn

Tim

Mạch máu

Động mạch

Tĩnh mạch

Mao mạch

CỦNG CỐ, DẶN DÒ

  • Em về nhà vẽ lại sơ đồ vòng tuần hoàn và thể hiện đường đi của mạch máu trên sơ đồ.
  • Đọc và chuẩn bị nội dung bài học cho tiết 3.

TIẾT 3

KHỞI ĐỘNG

Cả lớp vận động theo bài hát “Tập thể dục buổi sáng”

Sau khi nhảy em có thấy mệt không?

Em cảm thấy nhịp đập của trái tim mình như thế nào?

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Tìm hiểu câu chuyện của bạn Nam
  2. Tìm hiểu những việc làm để chăm sóc, bảo vệ cơ quan tuần hoàn
  3. Đóng vai

1. Tìm hiểu câu chuyện của bạn Nam

THẢO LUẬN NHÓM

Quan sát Hình 6a, 6b, 7a, 7b SGK tr.94 và kể lại câu chuyện của Nam theo thứ tự các hình.

  • Nam và các bạn đi đá bóng dưới trời mưa và lạnh.
  • Sau khi đá bóng về, Nam ăn kem lạnh để giải nhiệt.
  • Nam phải nằm viện do bị viêm họng nhiều lần không khỏi, rất dễ dẫn đến bị bệnh thấp tim.
  • Bác sĩ nói cho mẹ Nam biết bệnh thấp tim có thể gây suy tim và nguy hiểm đến tính mạng.

Bạn Nam có thể bị bệnh gì về tim? Vì sao? Nêu những điều em biết về bệnh đó.

  • Bạn Nam có thể bị bệnh thấp tim.
  • Bệnh thấp tim rất nguy hiểm, có thể gây suy tim và nguy hiểm đến tính mạng.

Kể tên một số bệnh về tim mạch mà em biết.

KẾT LUẬN

  • Bệnh thấp tim, cao huyết áp, viêm cơ tim, xơ vữa mạch máu, nhồi máu cơ tim, suy tim,....là các bệnh tim mạch thường gặp gây nguy hiểm cho cơ thể.
  • Ở lứa tuổi tiểu học, bệnh thấp tim là bệnh thường gặp, nguyên nhân do viêm họng, viêm phế quản kéo dài và lặp đi lặp lại nhiều lần.

2. Tìm hiểu những việc làm để chăm sóc, bảo vệ cơ quan tuần hoàn

TRÒ CHƠI: Đội nào nhanh hơn?

      Trong thời gian 3 phút, đội nào phân loại và gắn được các Hình 9-14 SGK tr.95 vào cột “Việc nên làm” và cột “Việc không nên làm” nhanh nhất sẽ thắng cuộc.

Theo em, tại sao chúng ta lại nên làm (hoặc không nên làm) theo các bạn trong mỗi hình trên?

KẾT LUẬN

    Để chăm sóc, bảo vệ cơ quan tuần hoàn, em nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng; tập thể dục thường xuyên; hoạt động vừa sức; giữ ấm cơ thể khi trời lạnh và sống lạc quan, vui vẻ,....

  1. Đóng vai

THẢO LUẬN CẶP ĐÔI

Quan sát Hình 15, 16 SGK tr.95 và nêu nội dung của tình huống trong hình.

Khuyên bạn không nên đi tất quá chật vì đi tất quá chật khiến lưu thông máu trong cơ thể bị cản trở, đặc biệt ở phần chân.

ð Gây mỏi nhức khớp chân, uể oải, khó chịu.

Khuyên bạn nên nghỉ ngơi và không nên vận động quá sức nữa.

ð Vận động quá sức sẽ dẫn đến nhịp tim bất thường, gia tăng nguy cơ đột quỵ do trụy tim.

KẾT LUẬN

      Chúng nên mặc quần áo, đi giày, tất,...vừa với cơ thể để các mạch máu dễ lưu thông. Cần thả lỏng và đi lại nhẹ nhàng sau các hoạt động mạnh (chạy, chơi thể thao) trước khi nghỉ ngơi để tránh gây ảnh hưởng xấu cho im mạch.

CỦNG CỐ, DẶN DÒ

  • Em về nhà vẽ lại sơ đồ vòng tuần hoàn và thể hiện đường đi của mạch máu trên sơ đồ.
  • Đọc và chuẩn bị nội dung bài học cho tiết 3.

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE BÀI GIẢNG!

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Toán, tiếng Việt: word: 300k - Powerpoint: 400k/môn
  • Các môn còn lại: word: 200k - Powerpoint: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, khoa học thì phí là:

  • 800k/học kì - 900k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH CHÂN TRỜI

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay