Giáo án điện tử bài 3: Giới thiệu chung về các cấp tổ chức của thế giới sống
Bài giảng điện tử sinh học 10 cánh diều. Giáo án powerpoint bài 3: Giới thiệu chung về các cấp tổ chức của thế giới sống. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.
Xem: => Giáo án sinh học 10 cánh diều (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử sinh học 10 cánh diều
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MÔN SINH HỌC
KHỞI ĐỘNG
- Kể tên các cấp độ tổ chức của cơ thể đa bào.
- Thế giới sống có thể được sắp xếp, tổ chức theo các cấp độ nào?
BÀI 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
NỘI DUNG BÀI HỌC
- I. Các cấp độ tổ chức sống
- II. Đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống
III. Quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống
- I. Các cấp độ tổ chức sống
Trả lời câu hỏi
- Quan sát hình 3.1, dựa vào kiến thức đã học hãy mô tả các cấp độ tổ chức sống.
- Cấp độ tổ chức sống là gì? Nêu ví dụ.
- Xác định cấp tổ chức nhỏ nhất trong thế giới sống.
- Kể thứ tự các cấp tổ chức trong thế giới sống từ nhỏ đến lớn.
- Cấp tổ chức nào thực hiện được các đặc trưng cơ bản của sự sống?
- Chứng minh cấp phân tử, bào quan, mô, cơ quan, hệ cơ quan là cấp tổ chức trung gian của thế giới sống.
Trò chơi “Mảnh ghép sinh học”
Xác định các hình ảnh trên thuộc cấp độ tổ chức nào của thế giới sống?
Cấp độ tổ chức sống là vị trí của một tổ chức sống trong thế giới sống được xác định bằng số lượng và chức năng nhất định các yêu tố câu thành tổ chức đó.
- Sinh quyển được xem là cấp tổ chức lớn nhất của hệ thống sống.
- Các cấp độ tổ chức sống cơ bản: có cấu trúc ổn định, có thể thực hiện được các chức năng sống cơ bản như trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, có khả năng tự điều chỉnh, thích nghi với môi trường sống một cách độc lập.
- Các cấp tổ chức sống cơ bản:
- II. Đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Mỗi cấp độ tổ chức sống tuy có những đặc điểm riêng nhưng tất cả các cấp độ đều có những tính chất chung nào?
- Thế nào là tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc? Cho ví dụ.
- Nguyên tắc thứ bậc có những đặc điểm gì?
- Đặc điểm nổi trội đặc trưng cho mỗi cấp độ tổ chức của thế giới sống là gì? Cho ví dụ.
- Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
Tổ chức sống cấp dưới sẽ làm cơ sở để hình thành nên tổ chức sống cấp trên.
Tổ chức sống cấp cao hơn vừa có những đặc điểm của tổ chức sống thấp hơn, vừa mang những đặc tính nổi trội mà tổ chức sống cấp dưới không có.
- Hệ thống mở và tự điều chỉnh
- Các cấp độ tổ chức sống luôn là hệ thống mở: Sinh vật và môi trường luôn tác động qua lại thông qua trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
- Quá trình trao đổi chất tạo nên mối quan hệ gắn kết giữa sinh vật và môi trường: sinh vật không chỉ chịu tác động của môi trường mà còn góp phần làm thay đổi môi trường.
- Các cấp độ tổ chức sống có cơ chế tự điều chỉnh nhằm đảm bảo duy trì và điều hoà các hoạt động sống trong hệ thống để tồn tại và phát triển.
- Thế giới sống liên tục tiến hoá
- Quá trình tiến hoá của sinh giới là cơ chế gắn liền với sự biến đổi của các cấp độ tổ chức sống, qua đó thiệt lập các trạng thái cân bằng mới thích nghi với môi trường sống.
- Thế giới sinh vật liên tục sinh sôi nảy nở và không ngừng tiến hoá. Sự sống được tiếp diễn liên tục nhờ sự truyền thông tin trên DNA từ tế bảo này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
=> Nhờ được kế thừa thông tin di truyền từ những tô tiên ban đầu mà các sinh vật trên Trái Đất đều có những đặc điểm chung.
Câu hỏi mở rộng
- Cho ví dụ thể hiện sinh vật với môi trường có quan hệ với nhau. Hệ thống mở là gì?
- Cho ví dụ về khả năng tự điều chỉnh cân bằng nội môi trong cơ thể người.
- Do đâu mà sinh vật thích nghi với môi trường sống?
- Sinh vật lấy thức ăn, nước uống từ môi trường và thải các chất cặn bã vào môi trường.
- Sinh vật ở mọi cấp độ tổ chức sống đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường.
- Khả năng tự duy trì và ổn định về thành phần và tính chất tạo nên hệ cân bằng động bảo đảm sinh vật tồn tại và phát triển.
- Sinh vật tồn tại, phát triển trong hệ thống.
- Hệ thống sống là hệ mở tự điều chỉnh bảo đảm tồn tại cân bằng ổn định trong một giới hạn nhất định gọi là mức phản ứng.
→ Đó chính là giới hạn thích nghi của sinh vật.
III. Quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống
HOẠT ĐỘNG NHÓM
Quan sát hình 3.2, trình bày quan hệ lệ thuộc giữa các cấp độ tổ chức sống.
Trong sơ đồ, quan hệ giữa các cấp tổ chức sống được thể hiện trong quan hệ thứ bậc về cấu trúc và chức năng. Theo nguyên tắc đó, hãy nêu sự khác biệt về mối quan hệ giữa quần thể, quần xã và hệ sinh thái.
- Mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống
- Trong sự hình thành thế giới sống, các cấp độ tổ chức sống có mối quan hệ chặt chẽ với nhau:
- Cấp độ tổ chức nhỏ hơn sẽ làm nền tảng để hình thành cấp độ tổ chức cao hơn.
- Ví dụ: tế bào được cấu tạo từ nhiều bào quan khác nhau, nhiều tế bào có cùng chức năng tập hợp lại thành mô, nhiều mô tập hợp tạo thành cơ quan, tiếp đến là các hệ cơ quan và cơ thể.
- Quan hệ giữa các cấp tổ chức sống được thể hiện trong quan hệ thứ bậc về cấu trúc và chức năng.
- Các cấp độ tổ chức sống thể hiện mối liên quan bộ phận và tổng thể: cấp độ tổ chức lớn hơn được hình thành từ cấp độ tổ chức nhỏ hơn liền kề.
- Các phân tử, bào quan chỉ thực hiện được chức năng sống khi là những yếu tố cấu thành tế bào. Tế bào là đơn vị cấu trúc và đơn vị chức năng của mọi cơ thể sống.
- Cơ thể đa bào qua quá trình sinh trưởng, phát triển với cơ chế phân hoá hình thành các cơ quan, bộ phận thực hiện các chức năng tương ứng của cơ thể.
- Các cá thể cùng loài phân bố trong khu vực nhất định → quần thể sinh vật
- Các quần thể sinh vật khác loài sống trong cùng một khu vực xác định → Quần xã sinh vật
- Quần xã sinh vật tương tác với môi trường sống → Hệ sinh thái
- Các hệ sinh thái trên Trái Đất → Sinh quyển
LUYỆN TẬP
Nhiệm vụ 1: Làm bài tập luyện tập
- Thực hiện ghép nội dung cột (1) với cột (2) cho phù hợp và ghi kết quả vào cột (3)
- Tại sao tế bào là cấp độ tổ chức cơ bản có vai trò là đơn vị cấu trúc, chức năng của mọi tổ chức sống?
- Theo học thuyết tế bào, tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của vật chất sống cả về cấu trúc, chức năng.
- Vật chất sống khi tiến hoá đến tổ chức tế bảo thì xuất hiện đặc tính sống một cách đầy đủ như là một hệ mở.
- Cơ thể đơn bào vừa là cơ thể vừa là tế bào.
- Cơ thể đa bào gồm nhiều tế bào nhưng được phát triển từ một tế bào là hợp tử.
- Tế bào của cơ thể đa bào khi được nuôi cấy in vitro hoạt động sống như một cơ thể đơn bào.
→ Tất cả chức năng sống của cơ thể đều được thực hiện ở mức tế bào.
Nhiệm vụ 2: Hoàn thành trắc nghiệm
Câu 1. Cấp độ tổ chức của thế giới sống là
- Các cấp tổ chức dưới cơ thể.
- Các cấp tổ chức trên cơ thể.
- Các đơn vị cấu tạo nên thế giới sống.
- Các đơn vị cấu tạo nên cơ thể sống.
Câu 2. Các cấp độ tổ chức sống có bao nhiêu đặc điểm?
- 1 đặc điểm
- 2 đặc điểm
- 3 đặc điểm
- 4 đặc điểm
Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nguyên tắc thứ bậc của các cấp độ tổ chức sống?
- Tổ chức sống cấp dưới sẽ làm cơ sở để hình thành nên tổ chức sống cấp trên.
- Tất cả các cấp độ tổ chức sống đều được hình thành từ các nguyên tử.
- Tế bào là đơn vị cơ sở hình thành nên cơ thể sinh vật. Tế bào là đơn vị cơ sở hình thành nên cơ thể sinh vật.
- Các cấp độ tổ chức sống được sắp xếp từ thấp đến cao dựa trên số lượng và kích thước của chúng.
Câu 4. Trong các đặc điểm sau đây, có bao nhiêu đặc điểm chỉ có ở các vật sống mà không có ở các vật không sống?
(1) Có khả năng tự điều chỉnh.
(2) Liên tục tiến hoá.
(3) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
(4) Diễn ra quá trình trao đổi chất với môi trường.
(5) Đều được cấu tạo từ tế bào.
- 1
- 4
- 3
- 2
Câu 5. Trong một khu rừng nhiệt đới có các cấp độ tổ chức sống nào sau đây?
- Cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái.
- Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển.
- Tế bào, cơ thể, quần thể,
sinh quyển.
- Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái.
VẬN DỤNG
Nêu một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người?
- Khi cơ thể ở môi trường có nhiệt độ cao, hệ mạch máu dưới da sẽ dãn ra, lỗ chân, lông dãn mở, mồ hôi tiết ra làm mát cơ thể.
- Khi cơ thể ở môi trường có nhiệt độ thấp, các mạch máu dưới da co lại, xuất hiện hiện tượng run để làm ấm cơ thể.
- Mắt người khi nhìn không rõ có xu hướng khép nhỏ lại, làm thay đổi cầu mắt, giúp ảnh hiện chính xác ở khoảng tiêu cự để nhìn rõ vật.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Ôn lại kiến thức đã học.
Làm bài tập trong Sách bài tập sinh học 10.
Đọc và tìm hiểu trước Bài 4: Khái quát về tế bào
CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ THAM GIA TIẾT HỌC, HẸN GẶP LẠI!
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử sinh học 10 cánh diều
GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN LỚP 10 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)
Cách đặt mua:
Liên hệ Zalo: Fidutech - Nhấn vào đây