Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 7 kết nối Bài 18: Nam châm

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) kết nối tri thức Bài 18: Nam châm. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 7 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 18: NAM CHÂM

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Mạt sắt đặt ở chỗ nào trên thanh nam châm thì bị hút mạnh nhất?

  1. Ở phần giữa của thanh.
  2. Chỉ ở đầu cực Bắc của thanh nam châm.
  3. Ở cả hai đầu cực Bắc và cực Nam của thanh nam châm.
  4. Chỉ ở đầu cực Nam của thanh nam châm.

Câu 2: Nam châm có thể hút vật nào sau đây?

  1. Nhôm.
  2. Đồng.
  3. Gỗ.
  4. Thép.

Câu 3: Khi nào hai thanh nam châm hút nhau? 

  1. Khi hai cực Bắc để gần nhau 
  2. Khi để hai cực cùng tên gần nhau
  3. Khi hai cực Nam để gần nhau 
  4. Khi để hai cực khác tên gần nhau.

Câu 4: Trong bệnh viện, các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng dụng cụ nào sau đây?

  1. Dùng nam châm.
  2. Dùng kìm.
  3. Dùng kéo.
  4. Dùng panh.

Câu 5: Có hai thanh kim loại A, B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm? 

  1. Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc - Nam thì đó là thanh nam châm.
  2. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A hút B thì A là nam châm 
  3. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A đẩy B thì A là nam châm 
  4. Đưa thanh kim loại lên cao rồi thả cho rơi, nếu thanh đó luôn rơi lệch về một cực của Trái Đất thì đó là nam châm

Câu 6: Trong bệnh viện, các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng dụng cụ nào sau đây? 

  1. Dùng kéo 
  2. Dùng kìm 
  3. Dùng nam châm.
  4. Dùng một viên bi còn tốt

Câu 7: Nam châm có hình dạng

  1. Thẳng
  2. Chữ U
  3. Tròn
  4. Cả A, B, C đều đúng

Câu 8: Nam châm có tác dụng gì?

  1. Xác định phương hướng.
  2. Hút các vật liệu từ.
  3. đẩy hoặc hút các nam châm khác.
  4. Cả A, B,

Câu 9: Hai nam châm được đặt như sau: 

Thanh nam châm (2) lơ lửng ở trên thanh nam châm (1) là do:

  1. Lực đẩy giữa hai nam châm do 2 cực khác tên ở gần nhau
  2. Lực hút giữa hai nam châm do 2 cực cùng tên ở gần nhau
  3. Lực đẩy giữa hai nam châm do 2 cực cùng tên ở gần nhau
  4. Lực hút giữa hai nam châm do 2 cực khác tên ở gần nhau

Câu 10: Treo thanh nam châm lên, khi nằm cân bằng thanh nam châm chỉ

  1. hướng Nam – Bắc.
  2. hướng Đông – Bắc.
  3. hướng Tây – Bắc.
  4. hướng bất kì.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

D

D

A

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

D

D

C

A

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Một thanh nam châm bị gãy làm hai thì

  1. Một nửa là cực Bắc, một nửa là cực Nam.
  2. B. Mỗi nửa đều là một nam châm có hai cực Bắc - Nam.
  3. Cả hai nửa đều mất từ tính.
  4. Mỗi nửa đều là một nam châm và cực của mỗi nửa ở chỗ đứt gäy cùng tên.

Câu 2: Vật liệu bị nam châm hút gọi là vật liệu gì?

  1. Vật liệu có điện tính.
  2. Vật liệu bị hút.
  3. C. Vật liệu có từ tính.
  4. Vật liệu bằng kim loại.

Câu 3: Trái Đất là một nam châm khổng lồ vì

  1. Trái Đất hút mọi vật về phía nó.
  2. ở Trái Đất có nhiều quặng sắt.
  3. C. kim của la bàn đặt trên mặt đất luôn chỉ theo hướng Bắc - Nam.
  4. Trái Đất có Bắc cực và Nam cực.

Câu 4: Nam châm vĩnh cửu có mấy cực?

  1. 3 cực.
  2. 2 cực.
  3. 4 cực.
  4. D. 5 cực.

Câu 5: Chọn đáp án đúng về tương tác giữa hai nam châm.

  1. Hai từ cực khác tên thì hút nhau
  2. Hai từ cực cùng tên đẩy nhau.
  3. Cả A và B đều sai.
  4. Cả A và B đều đúng

Câu 6: Khi được để tự do, thanh nam châm

  1. Định hướng Đông – Nam.
  2. Định hướng Nam – Bắc.
  3. Định hướng Tây – Bắc.
  4. Định hướng Đông – Tây.

Câu 7: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?

  1. Nam châm hút các vật được làm từ đồng, nhôm.
  2. Nam châm hút các vật được làm từ cobalt, gỗ.
  3. Nam châm không hút các vật được làm từ đồng, nhôm.
  4. Nam châm hút các vật được làm từ thép, thủy tinh

Câu 8: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống “…” để được câu hoàn chỉnh:

Khi thanh nam châm được … luôn nằm theo một hướng xác định.

  1. Nhấc lên.
  2. Cầm lên.
  3. Treo tự do.
  4. Đặt nghiêng.

Câu 9: Khi đưa thanh nam châm gần lại miếng đồng thì

  1. Hút.
  2. Đẩy.
  3. Không hút không đẩy
  4. Vừa hút vừa đẩy.

Câu 10: Xác định cực của kim nam châm ở Hình 18.1.

  1. Đầu bên trái của kim nam châm là cực bắc (N), đầu bên phải là cực Nam(S)
  2. Đầu bên trái của kim nam châm là cực Nam (S), đầu bên phải là cực Bắc (N).
  3. Không thể xác định
  4. Đáp án khác

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

C

C

B

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

C

C

C

B

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Nam châm hình khối có ứng dụng như thế nào trong thực tế?

Câu 2 ( 4 điểm). Một kim nam châm tự do có định hướng như thế nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

-       Thiết bị điện tử: Nam châm khối được sử dụng trong các loa, đầu đọc/ghi từ, động cơ điện, ổ cứng, mô-đun cảm biến, bộ biến áp, và các thiết bị điện tử khác. Chúng giúp tạo ra từ trường mạnh để truyền tín hiệu, tạo âm thanh, và hoạt động các thành phần điện tử.

-       Ứng dụng công nghiệp: Nam châm khối được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp như hệ thống chuyển động và định vị, cơ cấu kẹp, khóa từ, máy cắt, máy khoan, máy cắt kim loại, và máy móc tự động hóa khác.

-       Năng lượng và điện tử môi trường: Nam châm khối có thể được sử dụng trong các thiết bị năng lượng tái tạo như các động cơ gió, động cơ mặt trời, và các hệ thống lưu trữ năng lượng. Chúng cũng được sử dụng trong các ứng dụng liên quan đến điện tử môi trường như các thiết bị xử lý nước và xử lý chất thải.

-       Y tế: Trong lĩnh vực y tế, nam châm khối được sử dụng trong các thiết bị hỗ trợ y tế như máy MRI (cộng hưởng từ hạt nhân), thiết bị giảm đau, thiết bị điện tim, và các thiết bị chẩn đoán hình ảnh khác.

-       Đồ chơi và giải trí: Nam châm khối được sử dụng trong các đồ chơi xây dựng, câu đố nam châm, đồ chơi giáo dục và các ứng dụng giải trí khác. Chúng tạo ra sức hút mạnh giữa các mảnh ghép nam châm và cho phép tạo ra các cấu trúc đa dạng và sáng tạo.

1.2 điểm

1.2 điểm

1.2 điểm

1.2 điểm

1.2 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Kim nam châm (nam châm thử) đặt gần nam châm sẽ chịu tác dụng của nam châm làm cho kim nằm theo một hướng xác định.

4 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Nói “Trái Đất giống như một thanh nam châm khổng lồ” là đúng hay sai? Vì sao?

Câu 2 ( 4 điểm). Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm khi có hai thanh kim loại A, B bề ngoài giống hệt nhau?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

-       Nói “Trái Đất giống như một thanh nam châm khổng lồ” là đúng

-       Vì khi đặt một kim nam châm ở một vị trí xác định ta thấy kim nam châm luôn hướng theo hướng Bắc – Nam địa lí. Xoay kim nam châm một góc xoay nào đó, sau khi cân bằng kim nam châm lại trở về theo hướng Bắc - Nam địa lí. Điều này chứng tỏ Trái Đất là một nam châm, có cực Bắc của nam châm là cực Nam địa lí và cực Nam của nam châm là cực Bắc địa lí.

⇒ Có thể coi Trái Đất giống như một thanh nam châm khổng lồ vì mỗi cực của thanh nam châm để tự do luôn hướng về một cực của Trái Đất.

2 điểm

2 điểm

2 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc - Nam thì đó là thanh nam châm.

4 điểm

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Một nam châm có đặc tính nào dưới đây? 

  1. Khi bị cọ xát thì hút các vật nhẹ 
  2. Khi bị nung nóng thì có thể hút các vụn sắt 
  3. Có thể hút các vật bằng sắt.
  4. Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt

Câu 2: Để phân biệt hai cực của nam châm người ta sơn hai màu khác nhau là màu gì?

  1. Màu xanh là cực nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N.
  2. Màu vàng là cực nam ghi chữ N, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ S.
  3. Màu xanh là cực nam ghi chữ S, màu vàng là cực Bắc ghi chữ N.
  4. Màu vàng là cực nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N.

Câu 3: Trong các vật sau đây, vật nào bị nam châm hút?

  1. Sắt.
  2. cao su
  3. Vàng
  4. Giấy

Câu 4: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?

  1. Đầu nam của nam châm được kí hiệu là N.
  2. Đầu nam châm hướng về phía cực Bắc của Trái Đất được gọi là cực từ bắc.
  3. Đầu bắc của nam châm được kí hiệu là S.
  4. Cả A và B đúng.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Trình bày về tính chất từ của nam châm.

Câu 2: Lấy ví dụ về một số vật liệu có từ tính.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

A

A

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

-       Nam châm là vật có từ tính (hút được các vật bằng sắt và một số hợp kim của sắt). Vật liệu bị nam châm hút là vật liệu có từ tính.

-       Nam châm hút mạnh nhất ở 2 đầu cực.

-       Kim nam châm nằm cân bằng trên mũi nhọn luôn định hướng Bắc – Nam.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Ví dụ: Một số vật liệu có từ tính như: sắt, thép, niken, coban, …

3 điểm


 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hai thanh nam châm đẩy nhau khi nào? 

  1. Khi hai cực Nam để gần nhau 
  2. Khi hai cực Bắc để gần nhau 
  3. Khi để hai cực khác tên gần nhau 
  4. Khi để hai cực cùng tên gần nhau.

Câu 2: Các vật có khả năng tự định hướng Bắc - Nam gọi là gì?

  1. Vật liệu từ.
  2. Kim chỉ nam.
  3. La bàn.
  4. Nam châm.

Câu 3: Đầu nam châm hướng về phía cực nào của Trái Đất thì được gọi là cực từ Nam (S)?

  1. Đầu nam châm hướng về phía cực Bắc của Trái Đất được gọi là cực từ Nam (S).
  2. Đầu nam châm hướng về phía cực Đông của Trái Đất được gọi là cực từ Nam (S).
  3. Đầu nam châm hướng về phía cực Tây của Trái Đất được gọi là cực từ Nam (S).
  4. Đầu nam châm hướng về phía cực Nam của Trái Đất được gọi là cực từ Nam (S).

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nam châm

  1. Nam châm hút được tất cả các vật bằng kim loại.
  2. Nam châm nào cũng có 2 cực một cực gọi là cực Bắc, một cực gọi là cực Nam.
  3. Hai nam châm cứ để gần nhau là hút nhau.
  4. Kim la bàn là một kim nam châm. Đầu kim la bàn chỉ hướng Bắc là đầu cực Nam của kim nam châm.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Nam châm có mấy cực?

Câu 2. Em hãy nêu cách xác định được cực Bắc và cực Nam của một nam châm khi trên nam châm không đánh dấu cực.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

D

D

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

-       Nam châm có 2 cực: một cực luôn chỉ hướng Bắc gọi là cực Bắc, còn cực kia luôn chỉ hướng Nam gọi là cực Nam.

-       Để phân biệt 2 cực của nam châm người ta sơn 2 màu khác nhau, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N (North), màu xanh là cực Nam ghi chữ S (South).

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Đặt kim nam châm cân bằng trên mũi nhọn. Kim nam châm khi đặt cân bằng trên mũi nhọn luôn chỉ hướng Bắc – Nam.

3 điểm

=> Giáo án KHTN 7 kết nối bài 18: Nam châm (3 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay