Giáo án KHTN 7 kết nối bài 18: Nam châm (3 tiết)
Giáo án bài 18: Nam châm (3 tiết) sách KHTN 7 kết nối tri thức – phần vật lí. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của KHTN 7 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết
Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức (bản word)
Xem video về mẫu Giáo án KHTN 7 kết nối bài 18: Nam châm (3 tiết)
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHƯƠNG VI. TỪ
BÀI 18. NAM CHÂM (3 TIẾT)
- MỤC TIÊU NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT
- Năng lực
- Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để tìm hiểu về nam châm
- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm làm thí nghiệm để tìm hiểu tính chất của nam châm
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải thích ngắn gọn, chính xác cho các vấn đề liên quan đến tính chất từ của nam châm, tương tác giữa hai nam châm, định hướng của một nam châm.
- Năng lực riêng
- Tiến hành thí nghiệm để nêu được : tác dụng cả nam châm đến các vật liệu khác nhau ; sự định hướng của thanh nam châm (kim nam châm)
- Xác định được cực Bắc và cực Nam của một nam châm
- Phẩm chất
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện tất cả các nhiệm vụ.
- Trung thực, cẩn thận khi thực hiện nhiệm vụ theo đúng yêu cầu của GV.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT KHTN 7.
- Bộ thí nghiệm thực hành cho nhóm HS gồm :
+ Hai nam châm thẳng;
+ Một nam châm chữ U;
+ Một kim nam châm;
+ Một số vật nhỏ làm bằng sắt, thép, nhôm, đồng, gỗ;
+ Giá thí nghiệm.
- Máy tính, máy chiếu để trình chiếu các hình vẽ, ảnh, biểu bảng trong bài
- Đối với học sinh
- SGK, SBT KHTN 7.
- Đọc trước bài học trong SGK.
- Tìm kiếm, đọc trước tài liệu có liên quan đến tác dụng của nam châm đến các vật khác nhau, sự định hướng của thanh nam châm
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú cho HS, bước đầu khơi gợi nội dung bài học
- Nội dung: GV huy động kinh nghiệm thực tế có được ở HS về nam châm để đặt vấn đề nghiên cứu nội dung cơ bản của bài học.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho vấn đề nghiên cứu GV đưa ra
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS dựa vào kinh nghiệm thực tế về nam châm để trả lời câu hỏi
+ Em đã nhìn thấy vật gọi là nam châm chưa?
+ Bằng cách nào để xác định một vật là nam châm?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ và trả câu trả lời.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ câu trả lời
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV ghi nhận câu trả lời của HS ở câu hỏi tình huống, dẫn dắt vào bài mới: Chương IV. Từ. Bài 18. Nam châm
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Khám phá các tính chất của nam châm
- Mục tiêu: HS khám phá các tính chất của nam châm thông qua hoạt động trải nghiệm
- Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu sơ lược về nam châm, làm thí nghiệm hình 16.1 và 16.2 để rút ra các tính chất của nam châm
- Sản phẩm học tập: Thí nghiệm về các tính chất của nam châm
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân tìm hiểu nội dung mục I trong SGK – 86 và trả lời các câu hỏi liên quan + Nam châm được phát hiện khi nào? + Nam châm có đặc điểm gì và được sử dụng với mục đích gì ?
- GV chia HS thành 5 đến 6 nhóm, phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm, yêu cầu HS làm việc theo nhóm + Tiến hành thí nghiệm 1 trong mục II, thảo luận nhóm và ghi lại nhận xét hiện tượng xảy ra. a) Hai đầu nam châm hút vật liệu nào và không hút vật liệu nào? b) Các vật liệu đặt ở đầu hay ở giữa của nam châm thì bị hút mạnh nhất?
+ Tiến hành thí nghiệm 2, thảo luận nhóm và ghi lại nhận xét hiện tượng xảy ra · Đặt một kim nam châm nằm cân bằng trên một mũi nhọn (kim nam châm tự do) (Hình 18.3), quan sát hướng chỉ của hai đầu kim khi kim đã nằm cân bằng. · Đẩy nhẹ cho kim quay một góc nhỏ rồi buông tay, quan sát hướng chỉ của kim nam châm khi đã nằm cân bằng. Video TN: https://bitly.com.vn/upckia - GV lưu ý HS cần để kim nam châm ở trạng thái cân bằng (nằm yên ở một vị trí, không có dao động) - GV yêu cầu HS dựa vào kết quả thí nghiệm 1 và 2 trả lời phần câu hỏi và bài tập SGK – tr87 Câu hỏi 1. Một đầu kim luôn chỉ hướng nào và đầu kia của kim luôn chỉ hướng nào (hướng Bắc hay hướng Nam) Câu hỏi 2. Từ các thí nghiệm trên có thể rút ra những tính chất gì của nam châm?
Câu hỏi 3. Dùng kim nam châm xác định các hướng Nam, Bắc, Đông, Tây ở trong phòng học
- GV chốt lại các kết luận về tính chất của nam châm Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân tìm hiểu sơ lược về nam châm - HS hoạt động nhóm thực hành thí nghiệm 1, 2 tìm hiểu về tính chất của nam châm Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi 2 – 3 HS trả lời câu hỏi nhiệm vụ được giao trong mục I - GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm và trả lời câu hỏi phần câu hỏi và bài tập trong SGK Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới. | I. Nam châm là gì? - Đá nam châm đã được phát hiện từ xa xưa. - Nam châm có tính chất hút được một số vật bằng sắt. Nếu buộc nó vào một sợi chỉ thì khi cân bằng nó luôn chỉ một hướng xác định, một đầu hòn đá chỉ hướng bắc, một đầu chỉ hướng nam. - Đá nam châm thường được các thủy thủ dùng để định hướng trên biến. II. Tính chất từ của nam châm - Thí nghiệm 1: Hình 18.2 + Dụng cụ: 1 nam châm thẳng, 1 nam châm hình chữ U, một số vật nhỏ làm bằng sắt, thép, đồng, nhôm, gỗ. + Tiến hành TN: SGK – tr87 + Kết quả TN: a) Hai đầu nam châm hút vật bằng sắt, thép và không hút vật bằng đồng, nhôm, gỗ. b) Các vật liệu đặt ở hai đầu nam châm thì bị hút mạnh nhất. - Thí nghiệm 2: Hình 18.3 + Dụng cụ: Kim nam châm có thể quay + Tiến hành TN. Hình 18.3 + Kết quả TN · Đặt một kim nam châm nằm cân bằng trên một mũi nhọn (kim nam châm tự do) (Hình 18.3), hướng chỉ của hai đầu kim khi kim đã nằm cân bằng là hướng Bắc – Nam. · Đẩy nhẹ cho kim quay một góc nhỏ rồi buông tay, hướng chỉ của kim nam châm khi đã nằm cân bằng vẫn chỉ theo hướng Bắc – Nam. * Câu hỏi và bài tập Câu 1. Một đầu kim luôn chỉ hướng nào Bắc và đầu kia của kim luôn chỉ hướng Nam.
Câu 2. Tính chất của nam châm: · Nam châm luôn có hai cực. · Nam châm hút được sắt. · Hai nam châm đặt gần nhau có cùng cực thì đẩy nhau, khác cực thì hút nhau. Câu 3. Khi kim nam châm nằm cân bằng: + Đầu kim nam châm màu đỏ chỉ về đâu thì đó là hướng Bắc. + Đầu kim nam châm màu xanh (hoặc trắng) chỉ về đâu thì đó là hướng Nam. + Hướng Đông nằm phía bên phải hướng Bắc - Nam. + Hướng Tây nằm phía bên trái hướng Bắc - Nam. * Kết luận - Nam châm có thể hút được các vật bằng sắt và một số hợp kim của sắt - Kim nam châm khi đặt cân bằng trên mũi nhọn luôn chỉ hướng Bắc – Nam |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản word)