Kênh giáo viên » Vật lí 12 » Giáo án Vật lí 12 soạn theo công văn 5512

Giáo án Vật lí 12 soạn theo công văn 5512

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Vật lí lớp 12 mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem video về mẫu Giáo án Vật lí 12 soạn theo công văn 5512

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 9: TỔNG HỢP HAI DAO ĐỘNG ĐIỀU HOÀ CÙNG PHƯƠNG

CÙNG TẦN SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢN ĐỒ FRE-NEN

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Trình bày được nội dung của phương pháp giản đồ Frenen. Nêu được cách sử dụngphương pháp giản đồđể tổng hợp 2 dao đông điều hoà cùng phương, cùng tần số.

- Biểu diễn được phương trình của dao động điều hoà bằng một vectơ quay.

- Vận dụng được phương pháp giản đồ Fre-nen để tìm phương trình của dao động tổng hợp của hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số.

  1. Năng lực

a, Năng lực chung

Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

b, Năng lực chuyên biệt môn học

Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm

  1. Phẩm chất

- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Giáo viên: Các hình vẽ 5.1, 5.2 Sgk.
  3. Học sinh: Ôn tập kiến thức về hình chiếu của một vectơ xuống hai trục toạ độ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được : tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số..
  3. b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
  4. c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu bài toán yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Thế nào là dao động cưỡng bức? Điều kiện xảy ra hiện tượng cộng hưởng?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.

Thế nào là dao động cưỡng bức? Điều kiện xảy ra hiện tượng cộng hưởng?

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

- Trong thực tế, máy đặt trên bệ máy khi máy hoạt động thì cả máy và bệ máy cùng dao động. Như vậy, lúc này dao động ta thấy đươcj là dao động tổng hợp của hai dao động thành phần. Vậy làm cách nào ta có thể viết được phương trình dao động tổng hợp này (với điều kiện hai dao động này là dao động điều hòa). Muốn làm được điều đó ta sẽ tìm hiểu sang bài 5 tổng hợp hai dao động điều hòa, cùng phương, cùng tần số - Phương pháp giản đồ fre-nen

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Vectơ quay

  1. a) Mục đích: Nội dung của phương pháp giản đồ Frenen. Nêu được cách sử dụngphương pháp giản đồ để tổng hợp 2 dao đông điều hoà cùng phương, cùng tần số.
  2. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gợi ý cho hs từ so sánh một vật chuyển động tròn đều với vật vật dao động điều hòa.

- Từ đó hướng dẫn hs biểu diễn dđđh bằng vectơ quay.

- Tìm các đặc điểm của vectơ quay.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, nhớ lại kiến thức cũ và theo gợi ý của GV định hình kn vectơ quay.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

I. Vectơ quay

Ta có thể biểu diễn một dao động bằng một vectơ quay tai thời điểm ban đầu có các đặc điểm sau:

+ Có góc tai góc tọa độ của Ox

+ Có độ dài bằng biên độ dao động; OM = A.

+ Hợp với Ox một góc

 

Hoạt động 2: Phương pháp giản đồ Fre-nen

  1. a) Mục đích:
  2. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Đặt vấn đề tổng hợp một vật tham gia hai dao động đièu hòa cùng lúc. Xác định tổng hợp dao động như thế nào?

- Hướng dẫn cách tính cần phải dùng giản đồ Fre-nen.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Gợi ý cho hs dựa vào Vectơ quay để tính tổng.

- Yêu cầu hs lên bảng biểu diễn vectơ quay của hai pt dđđh.

- Biễu diễn vectơ quay của phương trình tổng của hai dđđh.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

II. Phương pháp giản đồ Fre-nen

1. Đặt vấn đề

Tìm tổng của hai dao động

Bài toán đơn giản nếu A1 = A2 và phức tạp khi A1 A2 vì vậy ta dùng phương pháp giản đồ Fre-nen cho tiện.

2. Phương pháp giản đồ Fre-nen

Ta lần lượt ta vẽ hai vec tơ quay đặt trưng cho hai dao động:

 

 

 

 

- Ta thấy và quay với tốc độ góc ω thì cũng quay với tốc độ góc là ω.

- Phương trình tổng hợp

* Kết luận: “Dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số là một dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số với hai dao động đó”

Trong đó:

(1)

(2)

3. Ảnh hưởng của độ lệch pha

Ta thấy

* Nếu hai dao động cùng pha

với n =

(lớn nhất)

* Nếu hai dao động ngược pha

 

với n =

(nhỏ nhất)

4. Ví dụ

Tính tổng hai dao động

Giải

Áp dụng các công thức đã học

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục đích: Luyện tập củng cố nội dung bài học
  3. b) Nội dung: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình

Câu 1: Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có biên độ lần lượt là: A1 = 3 cm và A2 = 4 cm. Biên độ của dao động tổng hợp không thể nhận giá trị

  1. 5,7 cm B. 1,0 cm C. 7,5 cm D. 5,0 cm.

Câu 2: Một vật dao động điều hoà có phương trình dao động . Kết luận nào sau đây là đúng?

  1. Phương trình vận tốc của vật .
  2. Động năng của vật .
  3. Thế năng của vật . D. A, B, C đều đúng.

Câu 3: Chọn câu đúng. Một vật dao động điều hoà với biên độ 8cm, chu kỳ 2s. Chọn gốc thời gian là lúc vật đạt ly độ cực đại. Phương trình dao động của vật là:

  1. (cm) B. (cm)
  2. (cm) D. (cm)

Câu 4: Hai giao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, ngược pha nhau, có biên độ là A1 và A2 với A2=3A1, thì dao động tổng hợp có biên độ A là

  1. A1 B. 2A1 C. 3A1 D. 4A1

Câu 5: Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, cùng pha, có biên độ là A1 và A2 với A2=4A1 thì dao động tổng hợp có biên độ A là

  1. 5A1 B. 2A1 C. 3A1 D. 4A1

Câu 6:

Chọn câu đúng. Một vật dao động điều hoà với biên độ 4cm, tần số 20Hz. Chọn gốc thời gian là lúc vật có ly độ cm và chuyển động ngược chiều với chiều dương đã chọn . Phương trình dao động của vật là:

  1. (cm) B. (cm)
  2. (cm) D. (cm)

Câu 7: Chọn câu đúng. Một vật dao động điều hoà, có quỹ đạo là một đoạn thẳng dài 10cm. Biên độ dao động của vật là:

  1. 2,5cm. B. 5cm. C. 10cm. D. Kết quả khác.

Câu 8: Chọn câu đúng. Một vật dao động điều hoà, có quãng đường đi được trong một chu kỳ là 16cm. Biên độ dao động của vật là:

  1. 4cm. B. 8cm. C. 16cm. D. 2cm.

Câu 9: Một vật có thể tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số nhưng ngược pha nhau. Nếu chỉ tham gia dao động thứ nhất, năng lượng dao động của vật là W1. Nếu chỉ tham gia dao động thứ hai, năng lượng dao động của vật là W2=2,25W1. Khi tham gia đồng thời hai giao động, năng lượng giao động của vật là

  1. 1,5W1 B. W1 C. 0,25W1 D. 0,5W1
  2. c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập

Hướng dẫn giải và đáp án

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Đáp án

C

D

A

B

A

B

B

A

C

  1. d) Tổ chức thực hiện:

GV: Gọi HS nêu các kiến thức trọng tâm trong bài.

HS: Hoạt động cá nhân và đại diện HS lên bảng chữa bài.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục đích: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
  3. b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện những đặc điểm của dao động tắt dần, dao động duy trì, dao động cưỡng bức, sự cộng hưởng.

  1. c) Sản phẩm: HS làm các bài tập
  2. d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.

- Về nhà làm các bài tập 5.1 đến 5.5 SBT/ 9

* RÚT KINH NGHIỆM

..........................................................................................................................................................

 

TUẦN:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

TIẾT 56: SƠ LƯỢC VỀ LAZE

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Trả lời được câu hỏi: Laze là gì?

- Nêu được những đặc điểm của chùm sáng do laze phát ra.

- Trình bày được hiện tượng phát xạ cảm ứng.

- Nêu được một vài ứng dụng của laze.

  1. Năng lực

a, Phẩm chất năng lực chung

Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng

Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

b, Năng lực chuyên biệt môn học

Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm

  1. Phẩm chất

- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên:

- Gíao án, tranh, ảnh trong SGK.

- SGK, SGV, một số dụng cụ thí nghiệm

- Giao một số câu hỏi trong bài học mới cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà.

  1. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc trước bài học, tự tìm thông tin trong SGK sách tham khảo, mạng để trả lời các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi giáo viên giao về nhà cho HS tiết trước.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
  3. Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  5. Tổ chức thực hiện:

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Chiếu tia laze cho hs quan sát

GV giới thiệu và đi vào bài mới

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát, đưa ra phán đoán

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Cấu tạo và hoạt động của Laze

  1. Mục đích: Trả lời được câu hỏi: Laze là gì?

- Đặc điểm của chùm sáng do laze phát ra.

- Hiện tượng phát xạ cảm ứng.

- Nêu được một vài ứng dụng của laze..

  1. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  2. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
  3. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Y/c HS đọc Sgk và trình bày sự phát xạ cảm ứng là gì?

- Thông qua đó để hiểu rõ các đặc điểm của tia Laze.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghiên cứu Sgk và trình bày sự phát xạ cảm ứng

+ Ghi nhận về Laze và các đặc điểm của nó.

+ HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

I. Cấu tạo và hoạt động của Laze

1. Laze là gì?

- Laze là một nguồn phát ra một chùm sáng cường độ lớn dựa trên việc ứng dụng của hiện tượng phát xạ cảm ứng.

- Đặc điểm:

+ Tính đơn sắc.

+ Tính định hướng.

+ Tính kết hợp rất cao.

+ Cường độ lớn.

2. Sự phát xạ cảm ứng

(Sgk)

 
  

 

 

 

 


3. Cấu tạo của laze

- Xét cấu tạo của laze rubi.

+ Thanh rubi hình trụ (A), hai mặt được mài nhẵn và vuông góc với trục của thanh.

+ Mặt 1 mạ bạc trở thành gương phẳng G1 có mặt phản xạ quay vào trong.

+ Mặt (2) là mặt bán mạ, trở thành gương phẳng G2 có mặt phản xạ quay về G1. Hai gương G1 // G2.
4. Các loại laze

 

 

- Laze khí, như laze He – Ne, laze CO2.

- Laze rắn, như laze rubi.

- Laze bán dẫn, như laze Ga – Al – As.

Hoạt động 2: Một vài ứng dụng của laze

  1. a) Mục đích: Nắm được một vài ứng dụng của laze
  2. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Y/c Hs đọc sách và nêu một vài ứng dụng của laze.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS Hoạt động cá nhân hoàn thành các bài tập

+ GV: quan sát và trợ giúp nếu cần

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

II. Một vài ứng dụng của laze

- Y học: dao mổ, chữa bệnh ngoài da…

- Thông tin liên lạc: sử dụng trong vô tuyến định vị, liên lạc vệ tinh, truyền tin bằng cáp quang…

- Công nghiệp: khoan, cắt..

- Trắc địa: đo khoảng cách, ngắm đường thẳng…

- Trong các đầu đọc CD, bút chỉ bảng…

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục đích: Luyện tập củng cố nội dung bài học
  3. b) Nội dung: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1: Trong laze rubi có sự biến đổi năng lượng từ dạng nào sang quang năng?

  1. Quang năng B. Hiện tượng cảm ứng điện từ
  2. Nhiệt năng D. Điện năng

Câu 2: Tia laze không có đặc điểm

  1. độ định hướng cao
  2. độ đơn sắc cao
  3. cường độ lớn
  4. công suất trung bình có giá trị lớn

Câu 3: Màu do một laze phát ra

  1. màu trắng
  2. hỗn hợp hai màu đơn sắc
  3. hỗn hợp nhiều màu đơn sắc
  4. màu đơn sắc

Câu 4: Tìm phát biểu sai về tia laze

  1. tia laze có tính định hướng cao
  2. tia laze bị tán sắc khi qua lăng kính
  3. tia laze là chùm sáng kết hợp
  4. tia laze có cường độ lớn

Câu 5: Hiệu suất của một laze

A lớn hơn 100% B. nhỏ hơn 100%

  1. bằng 100% D. rất lơn so với 100%

Câu 6: Tìm phát biểu sai. Các loại laze thông thường đã được sản xuất là

  1. laze rắn B. laze khí
  2. laze lỏng D. laze bán dẫnv

Câu 7: Laze không được ứng dụng

  1. làm dao mổ trong y học
  2. xác định tuổi cổ vật trong ngành khảo cổ học
  3. để truyền tin bằng cáp quang
  4. đo các khoảng cách trong ngành trắc địa

Câu 8: Người ta dùng một laze CO2 có công suất 8 W để làm dao mổ. Tia laze chiếu vào chỗ nào sẽ làm cho nước của phần mô ở chỗ dod bốc hơi và mô bị cắt. Biết nhiệt dung riêng, khối lượng riêng và nhiệt hóa hơi của nước là: c= 4,18 kJ/kg.K, ρ=103 kg/m3, L = 2260 kJ/kg, nhiệt độ ban đầu của nước là 37oC. Thể tích nước mà tia laze làm bốc hơi trong 1 s là

  1. 2,3 mm3 B. 3,9 mm3 C. 3,1 mm3 D. 1,6 mm3

Câu 9: Người ta dùng một laze hoạt động dưới chế độ liên tục để khoan một tấm thép. Công suất của chùm laze là P = 10 W. Đường kính của chùm sáng là d = 1 mm, bề dày của tấm thep h = 1 mm. Nhiệt độ ban đầu là t1=30oC. Biết: Khối lượng riêng của thép , ρ=7800 kg/m3; nhiệt dung riêng của thép là c = 448 J/kg.K ; nhiệt nóng chảy riêng của thép λ = 270 kJ/kg ; điểm nóng chảy của thép t2=1535oC. Thời gian khoan thép là

  1. 2,3 s B. 0,58 s C. 1,2 s D. 0,42 s
  2. Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập

Hướng dẫn giải và đáp án

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Đáp án

A

D

D

B

B

C

B

C

B

 

  1. d) Tổ chức thực hiện:

GV: Gọi HS nêu các kiến thức trọng tâm trong bài.

HS: Hoạt động cá nhân và đại diện HS lên bảng chữa bài.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục đích: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

Yêu cầu HS thảo luận:

Sự phát xạ cảm ứng là gì? Tại sao có thể khuếch đại ánh sáng dựa vào hiện tượng phát xạ cảm ứng?

- GV chia nhóm yêu cầu hs trả lời trong thời gian 5 phút:

- GV Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

  1. b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  2. c) Sản phẩm: HS làm các bài tập

- Hiện tượng phát xạ cảm ứng: là hiện tượng khi một nguyên tử đang ở trạng thái kích thích, sẵn sàng phát ra một photon có năng lượng ε = hf, bắt gặp một photon có năng lượng ε’ = hf, bay lướt qua nó, thì lập tức nguyên tử này cũng phát ra photon ε, photon ε có cùng năng lượng và bay cùng phương với photon ε’, ngoài ra. Sóng điện từ ứng với photon ε hoàn toàn cùng pha và dao động trong một mặt phẳng song song với mặt phẳng dao động của sóng điện từ ứng với photon ε’.

- Có thể khuếch đại ánh sáng dựa vào hiện tượng phát xạ cảm ứng vì số photon trong chùm ánh sáng tăng lên theo cấp số nhân.

  1. d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.

- Chuẩn bị bài mới

* RÚT KINH NGHIỆM

..........................................................................................................................................................

 

 

Giáo án Vật lí 12 soạn theo công văn 5512
Giáo án Vật lí 12 soạn theo công văn 5512

Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Vật lí lớp 12 được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình Vật lí 12. 

Phí tải giáo án:

  • 150.000/học kì
  • 200.000/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.

Thông tin thêm:

  • Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
  • Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
  • Zalo hỗ trợ: 0386 168 725 

Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

=>

Từ khóa: gián án mới vật lí khối 12, vật lí 12 cv 5512, tải giáo án mới cv 5512, giao an li 12 cv 5512

Tài liệu giảng dạy môn Vật lí THPT

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay