Giáo án kì 2 Hóa học 8 cánh diều

Có đủ giáo án word + PPT kì 2 hóa học 8 cánh diều. Giáo án word đầy đủ chi tiết, Giáo án PPT hấp dẫn, lấy về chỉ việc trình chiếu và dạy. Với bộ giáo án cả năm gồm kì 1 + kì 2 hóa học 8 cánh diều. Tin rằng: việc dạy sẽ đạt hiệu quả cao và trở nên nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 2 Hóa học 8 cánh diều
Giáo án kì 2 Hóa học 8 cánh diều
Giáo án kì 2 Hóa học 8 cánh diều
Giáo án kì 2 Hóa học 8 cánh diều
Giáo án kì 2 Hóa học 8 cánh diều
Giáo án kì 2 Hóa học 8 cánh diều
Giáo án kì 2 Hóa học 8 cánh diều
Giáo án kì 2 Hóa học 8 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


I. GIÁO ÁN KÌ 2 HÓA HỌC 8 CÁNH DIỀU

PHẦN 1. CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT

CHỦ ĐỀ 1: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

  • Giáo án KHTN 8 cánh diều bài 1 Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học
  • Giáo án KHTN 8 cánh diều bài 2 Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học
  • Giáo án KHTN 8 cánh diều bài 3 Định luật bảo toàn khối lượng. Phương trình hoá học
  • Giáo án KHTN 8 cánh diều bài 4 Mol và tỉ khối của chất khí
  • Giáo án KHTN 8 cánh diều bài 5 Tính theo phương trình hóa học
  • Giáo án KHTN 8 cánh diều bài 6 Nồng độ dung dịch
  • Giáo án KHTN 8 cánh diều bài 7 Tốc độ phản ứng và chất xúc tác
  • Giáo án KHTN 8 cánh diều Bài tập Chủ đề 1

CHỦ ĐỀ 2: ACID - BASE - pH - OXIDE - MUỐI

  • Giáo án KHTN 8 cánh diều bài Bài 8 Acid
  • Giáo án KHTN 8 cánh diều bài 9 Base
  • Giáo án KHTN 8 cánh diều bài Bài 10 Thang pH
  • Giáo án KHTN 8 cánh diều bài Bài 11 Oxide
  • Giáo án KHTN 8 cánh diều bài 12 Muối
  • Giáo án KHTN 8 cánh diều bài 13 Phân bón hoá học
  • Giáo án KHTN 8 cánh diều Bài tập Chủ đề 2

=> Xem nhiều hơn: Giáo án hóa học 8 cánh diều đủ cả năm

II. GIÁO ÁN WORD HÓA HỌC 8 KÌ 2 CÁNH DIỀU

Giáo án Word bài: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 7: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CHẤT XÚC TÁC 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm về tốc độ phản ứng (chỉ mức độ nhanh hay chậm của phản ứng hóa học)
  • Trình bày được một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và nêu được một số ứng dụng thực tế
  • Tiến hành được thí nghiệm và quan sát thực tiễn: 
  • So sánh được tốc độ của một số phản ứng hóa học 
  • Nêu được các yếu tố làm thay đổi tốc độ phản ứng
  • Nêu được khái niệm về chất xúc tác
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu bài, thực hiện nhiệm vụ học tập. 
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để mô tả các khái niệm, hiện tượng. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Năng lực khoa học tự nhiên:

  • Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm về tốc độ phản ứng 
  • Tìm hiểu tự nhiên dưới độ hóa học: Tiến hành được thí nghiệm về tốc độ phản ứng và quan sát thực tiễn
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Trình bày được một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và nêu một số ứng dụng thực tế
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC 
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT KHTN 8 phần Hóa học. 
  • Tranh ảnh, video liên quan đến bài học, phiếu học tập
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT KHTN 8 phần Hóa học.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi trong logo mở đầu
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm 1 để tìm hiểu về tốc độ của một phản ứng hóa học:

 Thí nghiệm 1

 Cho một thìa thủy tinh bột đá vôi và một mẩu đá vôi nhỏ có khối lượng bằng nhau lần lượt vào hai ống nghiệm 1 và 2, sau đó cho đồng thời vào mỗi ống nghiệm khoảng 5 ml dung dịch HCl cùng nồng độ. Quan sát hiện tượng xảy ra ở hai ống nghiệm và trả lời các câu hỏi sau:

  1. a) So sánh tốc độ tan của đá vôi trong dung dịch acid ở hai ống nghiệm
  2. b) Dựa vào đâu để kết luận phản ứng nào xảy ra nhanh hơn?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS đưa ra những nhận định ban đầu.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Có những phản ứng xảy ra rất nhanh, quan sát được ngay như phản ứng nổ, cháy,... và có những phản ứng xảy ra chậm, sau một khoảng thời gian mới quan sát được như phản ứng tạo gỉ sắt, tinh bột lên men rượu,... Vậy dùng đại lượng nào để đặc trưng cho sự nhanh, chậm của một phản ứng? Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự nhanh, chậm này? – Bài 3: Định luật bảo toàn khối lượng. Phương trình hóa học 

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về tốc độ phản ứng hóa học 

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm về tốc độ phản ứng (chỉ mức độ nhanh hay chậm của phản ứng hóa học)
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc mục I SGK; Trả lời Câu hỏi 1 SGK trang 41; Luyện tập 1 SGK trang 42
  3. Sản phẩm học tập: Khái niệm tốc độ phản ứng; Câu trả lời về Câu hỏi 1, Luyện tập 1 SGK trang 41. 
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV: Các phản ứng hóa học xảy ra với những tốc độ rất nhanh nhưng cũng có phản ứng xảy ra rất chậm

- GV lấy ví dụ: Khi vắt chanh vào nước rau muống, lập tức nước rau muống chuyển hồng, đây là phản ứng xảy ra nhanh; ủ vài ngày xôi nếp để lên men thành rượu nếp là phản ứng xảy ra chậm

- GV yêu cầu HS trả lời Câu hỏi 1 SGK trang 41:

Quan sát Hình 7.1 và cho biết phản ứng nào xảy ra nhanh hơn, phản ứng nào xảy ra chậm hơn.

- Từ đó, GV gợi ý cho HS tìm hiểu về khái niệm tốc độ phản ứng. 

- GV yêu cầu HS áp dụng trả lời Luyện tập 1 SGK trang 42:

Trường hợp nào có phản ứng xảy ra với tốc độ nhanh hơn trong hai trường hợp sau:

a) Để que đóm còn tàn đỏ ở ngoài không khí

b) Đưa que đóm còn tàn đỏ vào bình chứa oxygen

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận tìm hiểu mục I SGK; Trả lời Câu hỏi 1 SGK trang 41; Luyện tập 1 SGK trang 42

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS báo cáo kết quả thảo luận; Câu trả lời về Câu hỏi 1 SGK trang 41; Luyện tập 1 SGK trang 42

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về tốc độ của phản ứng hóa học

I. Tốc độ của phản ứng hóa học là gì?

Trả lời Câu hỏi 1 SGK trang 41: 

 Phản ứng đốt cháy cồn xảy ra nhanh hơn so với sự gỉ của sắt

Khái niệm:

 Tốc độ của phản ứng hóa học là đại lượng chỉ mức độ nhanh hay chậm của một phản ứng hóa học 

Trả lời Luyện tập 1 SGK trang 42:

Trường hợp b) có phản ứng xảy ra với tốc độ nhanh hơn vì que đóm cháy trong khí oxygen nguyên chất, còn trường hợp a que đóm cháy trong không khí (thành phần oxygen chỉ chiếm xấp xỉ 21%)

Hoạt động 2: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng hóa học 

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và nêu được một số ứng dụng thực tế; Tiến hành được thí nghiệm và quan sát thực tiễn: So sánh được tốc độ một số phản ứng hóa học, Nêu được các yếu tố làm thay đổi tốc độ phản ứng, Nêu được khái niệm chất xúc tác. 
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc mục II SGK; Thực hiện thí nghiệm 2, 3 và hoàn thành Phiếu học tập số 1, 2; Xem video thí nghiệm 4; Trả lời Câu hỏi 2 SGK trang 45.
  3. Sản phẩm học tập: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng hóa học; Kết quả thực hiện thí nghiệm 2, 3 và Phiếu học tập số 1, 2; Câu hỏi 2 trang 45
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

* Ảnh hưởng của diện tích bề mặt tiếp xúc

- GV cho HS nêu lại hiện tượng ở thí nghiệm 1: Ở ống nghiệm 1, bọt khí thoát ra nhanh hơn và bột đá vôi trong dung dịch acid tan nhanh hơn ống nghiệm 2. Dựa vào dấu hiệu tan của đá vôi nhanh hơn hay chậm hơn để kết luận phản ứng trong ống nghiệm 1 nhanh hơn ống nghiệm 2. 

- GV đặt câu hỏi: Nếu chia một vật thành nhiều phần nhỏ thì tổng diện tích bề mặt sẽ như thế nào? (tăng lên) Diện tích bề mặt tiếp xúc càng lớn, tốc độ phản ứng sẽ như thế nào? (càng nhanh)

- GV cho HS rút ra kết luận về sự ảnh hưởng của diện tích bề mặt tiếp xúc đến tốc độ phản ứng, yêu cầu HS lấy ví dụ

- GV yêu cầu HS áp dụng làm Luyện tập 2 SGK trang 42:

Cho cùng một lượng Zn hạt và Zn bột vào hai ống nghiệm 1 và 2. Sau đó, cho cùng một thể tích dung dịch HCl dư cùng nồng độ vào hai ống nghiệm. Dự đoán lượng Zn ở ống nghiệm nào sẽ tan hết trước. 

* Ảnh hưởng của nhiệt độ

- GV cho HS hoạt động nhóm, phát cho các nhóm dụng cụ, hóa chất và Phiếu học tập số 1. GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm 2 để tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng và trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1. 

(Phiếu học tập số 1 bên dưới hoạt động 2)

- GV cung cấp thêm thông tin HS về với câu Luyện tập 3 SGK: Viên vitamin C khi hòa tan vào nước ngoài sự biến đổi vật lí, còn có xảy ra phản ứng hóa học do trong thành phần của viên vitamin C có bột NaHCO3 và citric acid (C6H8O7). Trong môi trường dung dịch, NaHCO3 và citric acid sẽ tác dụng với nhau tạo ra khí CO2

* Ảnh hưởng của nồng độ

- GV cho HS hoạt động nhóm, phát cho các nhóm dụng cụ, hóa chất và Phiếu học tập số 2. GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm 3 để tìm hiểu ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng và trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 2. 

(Phiếu học tập số 2 bên dưới hoạt động 2)

* Chất xúc tác và chất ức chế

- GV cho HS xem video thí nghiệm 4, yêu cầu HS mô tả lại cách tiến hành và nêu hiện tượng thí nghiệm. 

- GV yêu cầu HS thảo luận trả lời Câu hỏi 2 SGK trang 45:

Trong thí nghiệm 4, cho biết MnO2 làm thay đổi tốc độ phản ứng như thế nào. 

- GV cho HS rút ra kết luận về ảnh hưởng chất xúc tác và chất ức chế đến tốc độ phản ứng. 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc mục II SGK; Thực hiện thí nghiệm 2, 3 và hoàn thành Phiếu học tập số 1, 2; Xem video thí nghiệm 4; Trả lời Câu hỏi 2 SGK trang 45.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS báo cáo kết quả thảo luận nhóm; Kết quả thực hiện thí nghiệm 2, 3 và Phiếu học tập số 1, 2; Câu trả lời về Câu hỏi 2 SGK trang 45

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học

II. Các yếu tố làm ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng hóa học

1. Ảnh hưởng của diện tích lên bề mặt tiếp xúc

- Diện tích bề mặt tiếp xúc có ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng hóa học. Diện tích bề mặt tiếp xúc càng lớn, tốc độ phản ứng càng nhanh. 

- Ví dụ:

+ Nấu cháo từ bột gạo sẽ nhanh hơn nấu cháo từ hạt gạo

+ Thanh củi được chẻ nhỏ sẽ cháy nhanh hơn thanh củi to

Trả lời Luyện tập 2 SGK trang 42:

Dự đoán Zn ở ống nghiệm 2 (Zn dạng bột) sẽ tan hết trước do diện tích tiếp xúc với dung dịch HCl của Zn dạng bột lớn hơn của Zn dạng hạt

2. Ảnh hưởng của nhiệt độ

Trả lời Phiếu học tập số 1:

1. Mô tả hiện tượng thí nghiệm 2: Ở ống nghiệm 1, bọt khí thoát ra nhanh và nhiều hơn ống nghiệm 2. Có bọt khí thoát ra là do có phản ứng hóa học sau:

Fe + H2SO4 ⟶ FeSO4 + H2

Giải thích: Tốc độ của phản ứng ở ống nghiệm 1 nhanh hơn ở ống nghiệm 2 là do ống nghiệm 1 được đun nóng lên.

2. Nhận xét ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng: Khi tăng nhiệt độ, phản ứng diễn ra với tốc độ nhanh hơn. 

3. Dự đoán ở cốc nước nóng viên vitamin C tan nhanh hơn.  

3. Ảnh hưởng của nồng độ

Trả lời Phiếu học tập số 2:

1. Mô tả hiện tượng thí nghiệm 3: Ở ống nghiệm 2, bọt khí thoát ra nhanh và nhiều hơn ống nghiệm 1. Có bọt khí thoát ra là do có phản ứng hóa học sau:

Zn + HCl ⟶ ZnCl2 + H2

Giải thích: Tốc độ của phản ứng ở ống nghiệm 2 nhanh hơn ở ống nghiệm 1 là do nồng độ dung dịch HCl lớn hơn)

2. Nhận xét ảnh hưởng của nồng độ đến phản ứng hóa học: Nồng độ các chất phản ứng càng cao, tốc độ phản ứng càng nhanh

4. Chất xúc tác và chất ức chế

Thí nghiệm 4: Cho vào hai bình tam giác 1 và 2, mỗi bình khoảng 10 ml dung dịch hydrogen peroxide (H2O2). Sau đó, cho vào bình 2 một lượng nhỏ bột manganese dioxide (MnO2) có màu đen, nhận thấy bọt khí oxygen (O2) ở bình 2 thoát ra rất nhanh và mạnh, trong khi ở bình 1 hầu như không thấy khí oxygen thoát ra

Trả lời Câu hỏi 2 SGK trang 45:

Trong thí nghiệm 4, MnO2 làm tăng tốc độ phản ứng

Kết luận: 

- Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không bị thay đổi cả về lượng và chất sau phản ứng

- Chất ức chế là chất được sử dụng để giảm tốc độ phản ứng nhưng không bị thay đổi cả về lượng và chất sau phản ứng. 

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Thí nghiệm 2

Chuẩn bị

- Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, kẹp ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt

- Hóa chất: dung dịch H2SO4 1M, đinh sắt

Tiến hành

- Cho lần lượt vào mỗi ống nghiệm 1 và 2 một chiếc đinh sắt nhỏ, sau đó rót vào mỗi ống nghiệm khoảng 5 ml dung dịch H2SO4 1M. Đun nóng ống nghiệm 1, ống nghiệm 2 không đun nóng

Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: 

1. Mô tả hiện tượng xảy ra trong hai ống nghiệm và so sánh tốc độ phản ứng trong hai trường hợp đó. Giải thích

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

2. Nhận xét ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

3. Trả lời Luyện tập 3 SGK trang 43: Cho hai cốc thủy tinh đựng nước lạnh và nước nóng, thả đồng thời vào mỗi cốc một viên vitamin C (dạng sủi). Dự đoán xem ở cốc nào viên vitamin C tan nhanh hơn. 

....................................................................................................................................... .......................................................................................................................................

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Thí nghiệm 3

Chuẩn bị

- Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.

- Hóa chất: dung dịch HCl 5%, dung dịch HCl 10%, Zn viên

Tiến hành

Lần lượt cho vào mỗi ống nghiệm 1 và ống nghiệm 2 ba viên Zn có kích thước tương đương nhau. Sau đó, cho vào ống nghiệm 1 khoảng 5 ml dung dịch HCl 5%, ống nghiệm 2 khoảng 5 ml dung dịch HCl 10%.

Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

1. Mô tả hiện tượng xảy ra trong hai ống nghiệm và so sánh lượng bọt khí thoát ra ở hai ống nghiệm. Giải thích

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

2. Nhận xét ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

=> Xem nhiều hơn: 

II. GIÁO ÁN WORD HÓA HỌC 8 KÌ 2 CÁNH DIỀU

Giáo án Word bài: Phân bón hóa học

 

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM HỌC SINH ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI!

KHỞI ĐỘNG

Những kinh nghiệm quý báu về sản xuất nông nghiệp được dân ta đúc rút qua câu tục ngữ ‘’Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống’’. Với những hiểu biết của mình về sản xuất nông nghiệp, các em hãy phân tích ý nghĩa của câu tục ngữ trên.

BÀI 13 PHÂN BÓN HÓA HỌC

NỘI DUNG BÀI HỌC

Khái niệm về phân bón hóa học.

Một số loại phân bón đa lượng.

Tác động của phân bón hóa học đến môi trường.

Một số biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm của phân bón hóa học.

  1. KHÁI NIỆM VỀ PHÂN BÓN HOÁ HỌC

THẢO LUẬN NHÓM

  • Những nguyên tố hóa học nào là nhu cầu thiết yếu đối với cây trồng?
  • Theo em, những nguyên tố hóa học đó được cây trồng hấp thụ dưới dạng đơn chất hay hợp chất?
  • Cây hấp thụ các nguyên tố đó từ đâu?
  • Những nguyên tố nào được cây hấp thụ với khối lượng lớn, trung bình và nhỏ?

>>> 

  • Những nguyên tố hóa học là nhu cầu thiết yếu đối với cây trồng là:

> N, P, K, Ca, Mg, S, Si, B, Zn, Fe, Cu,…

  • Những nguyên tố hóa học đó được cây trồng hấp thụ dưới dạng:

> Hợp chất

  • Cây hấp thụ các nguyên tố đó từ:

> Đất

  • Những nguyên tố được cây hấp thụ với khối lượng:

> Lớn: N, P, K

Trung bình: Ca, Mg, S

Nhỏ: Fe, Cu,…

Em hãy đọc thông tin mục I – SGK tr.68 và trả lời câu hỏi:

  • Phân bón hóa học là gì?
  • Theo nhu cầu của cây trồng, phân bón được chia thành những loại nào?

Khái niệm

  • Là những hóa chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng dùng để bón cho cây.
  • Mục đích: nâng cao năng suất cây trồng.

Phân loại

  • Theo nhu cầu của cây trồng:
    • Phân bón đa lượng
    • Phân bón trung lượng
    • Phân bón vi lượng

Nhóm nguyên tố đa lượng

N

  • Đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
  • Tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất của cây.

P

  • Cần cho cây trồng nở hoa, đậu quả và phát triển bộ rễ.

K

  • Chuyển hoá năng lượng trong quá trình đồng hoá các chất trong cây.
  • Làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành nhiều.

Nhóm nguyên tố trung lượng

Mg, Ca

  • Cần để sinh sản chất diệp lục cần thiết cho quá trình quang hợp.

S

  • Tổng hợp nên protein.
  • Lưu huỳnh được hấp thụ bởi thực vật dưới dạng muối sulfate tan.

Nhóm nguyên tố vi lượng

B, Cl, Mn, Fe, Ni, Cu, Zn, Mo

  • Cung cấp một lượng rất nhỏ nhưng không thể thiếu đối với cây trồng.
  • Kích thích quá trình sinh trưởng, trao đổi chất của cây trồng.

Nhóm nguyên tố khác

H, C, O

  • Cây trồng hấp thu một lượng lớn từ không khí và nước.
  • Chiếm khoảng 96% chất khô của cây.

II MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN ĐA LƯỢNG

THẢO LUẬN NHÓM

Em hãy đọc thông tin mục II, quan sát hình 13.1 – 13.6 - SGK tr.69, 70 và thực hiện nhiệm vụ:

Nhóm 1

Tìm hiểu về phân đạm

Nhóm 2

Tìm hiểu về phân lân

Nhóm 3

Tìm hiểu về phân kali

Gợi ý:

Đặc điểm

Vai trò

Phân loại và đặc điểm của từng loại

Loại phân bón

Đặc điểm

Phân loại

Vai trò

1. Phân đạm

Cung cấp nguyên tố nitơ cho cây trồng.

•      Urea (NH2)2CO.

•      Ammonium nitrate  NH4NO3.

•      Ammonium sulfate (NH4)2SO4.

•      Kích thích quá trình sinh trưởng giúp cây trồng phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ, quả.

•      Làm tăng tỉ lệ protein thực vật.

 

Đặc điểm của từng loại phân đạm

Các loại phân đạm

Công thức hóa học

Trạng thái/ màu sắc

Tính tan trong nước

Công dụng

Loại đất/cây phù hợp

Urea

(NH2)2CO

Chất rắn màu trắng

Tan tốt

Bón thúc

Nhiều loại cây, nhiều loại đất.

Ammonium nitrate

NH4NO3

Chất rắn màu trắng

Tan tốt

Bón thúc

Nhiều loại đất.

Ammonium sulfate

(NH4)2SO4

Chất rắn màu trắng

Tan tốt

 

Bón thúc

 

Không phù hợp với đất chua, mặn

 

Loại phân bón

Đặc điểm

Phân loại

Vai trò

2. Phân lân

Cung cấp nguyên tố phosphorus cho cây trồng dưới dạng các muối phosphate.

•      Phân lân nung chảy: Ca3(PO4)4.

•      Superphosphate: Ca(H2PO4)2

•      Kích thích sự phát triển của rễ cây.

•      Thúc đẩy cây ra hoa, quả sớm.

•      Tăng khả năng chống chịu của cây.

 => Xem nhiều hơn: 

 

Giáo án kì 2 Hóa học 8 cánh diều
Giáo án kì 2 Hóa học 8 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án hóa học 8 cánh diều

Từ khóa: giáo án hóa học 8 cánh diều, tải giáo án hóa học 8 CD đầy đủ, tải trọn bộ giáo án kì 2 hóa học 8 cánh diều, tải giáo án word và điện tử hóa học 8 kì 2 CD

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Chat hỗ trợ
Chat ngay