Giáo án kì 2 mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo bản 1

Giáo án mĩ thuật 7 bản 1 học kì 2 bộ sách chân trời sáng tạo. Giáo án là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. KHBD kì 2 mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo. Bản tài liệu này được soạn chi tiết, cẩn thận. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 2 mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án kì 2 mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án kì 2 mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án kì 2 mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án kì 2 mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án kì 2 mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án kì 2 mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án kì 2 mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo bản 1

Xem video về mẫu Giáo án kì 2 mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo bản 1


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ: NGHỆ THUẬT TRUNG ĐẠI THẾ GIỚI (6 tiết)

BÀI 9: CÂN BẰNG ĐỐI XỨNG TRONG KIẾN TRÚC GOTHIC

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Chỉ ra được nét đặc trưng và cách vẽ mô phỏng cửa sổ theo kiến trúc Gothic (Gô-tích).
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô..
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo mĩ thuật.
  • Năng lực mĩ thuât:
  • Quan sát và nhận thức: nêu được cảm nhận về vẻ đẹp và phong cách chủ đạo trong kiến trúc thời kì Trung đại.
  • Sáng tạo và ứng dụng: vẽ mô phỏng được cửa sổ theo kiến trúc Gothic.
  • Phân tích và đánh giá: phân tích được nguyên lí cân bằng đối xứng, lặp lại trong cấu trúc cửa sổ theo kiến trúc Gothic.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức bảo tồn và quảng bá giá trị của kiến trúc Gothic.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV Mĩ thuật (bản 1).
  • Hình ảnh một số công trình kiến trúc tiêu biểu của Việt Nam thời trung đại theo kiến trúc Gothic.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK Mĩ thuật (bản 1).
  • Giấy, bút vẽ, màu, tẩy.
  • Hình ảnh một số công trình kiến trúc tiêu biểu của Việt Nam thời trung đại theo kiến trúc Gothic.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được đặc điểm của cửa sổ trong kiến trúc Gothic.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS quan sát hình ảnh về công trình kiến trúc Gothic.
  4. Sản phẩm:
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh trong SGK Mĩ thuật 7 trang 40 và video do GV chuẩn bị để HS được tìm hiểu sâu về đối tượng quan sát.

https://www.youtube.com/watch?v=PH4UYjCLwg8

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, chia sẻ cảm nhận về hình dạng, cấu trúc, họa tiết, màu sắc và các nguyên lí được sử dụng để trang trí cửa sổ theo kiến trúc Gothic.

- GV nêu câu hỏi gợi mở

+ Cửa sổ trong kiến trúc Gothic thường có hình dạng như thế nào?

+ Họa tiết, màu sắc, trang trí trên cửa sổ như thế nào?

+ Những nguyên lí nào được sử dụng để trang trí cửa sổ?

+ Chất liệu trang trí trên cửa sổ là gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh các kiến trúc Gothic SGK tr.40 kết hợp video GV giới thiệu.

- HS trao đổi cặp đôi, thảo luận, chia sẻ cảm nhận về kiến trúc Gothic.

- GV quan sát việc tham gia hoạt động học trên lớp của HS:

+ Sự tham gia tích cực của mỗi HS trong nhóm.

+ Sự tích cực đặt câu hỏi, trả lời trong phần thảo luận.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận:

+ Cửa sổ trong kiến trúc Gothic thường có các hình vòm chóp (hình cung nhọn).

+ Cửa sổ trong kiến trúc Gothic thường được trang trí với những họa tiết, màu sắc rất đa dạng, phong phú và phức tạp.

+ Các nguyên lí được sử dụng để trang trí cửa sổ là nguyên lí cân bằng đối xứng.

+ Chất liệu trang trí cửa sổ thường là kính màu kết hợp với hình hoa hồng, tạo ra ánh sáng đa sắc.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận phần trả lời câu hỏi của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Kiến trúc Gothic là một phong cách kiến trúc phát triển ở Tây Âu từ khoảng thế kỉ XII và thịnh hành cho đến tận cuối thế kỉ XVI. Kiến trúc Gothic được thể hiện rõ rệt nhất và đẹp nhất trong các nhà thờ lớn, các thánh đường và một số công trình dân dụng khác. Chúng ta sẽ không thể tìm thấy hai công trình kiến trúc Gothic nào giống nhau. Vì vậy các công trình ấy đều mang những vẻ đẹp độc đáo, khác biệt. Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau vẽ mô phỏng lại cửa sổ theo kiến trúc Gothic để thấy được cái hay, cái đẹp của kiến trúc này nhé!

  1. HOẠT ĐỘNG KIẾN TẠO KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

Hoạt động: Cách vẽ mô phỏng cửa sổ theo kiến trúc Gothic

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được các bước vẽ mô phỏng cửa sổ theo kiến trúc Gothic.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát hình minh họa SGK 40 để nhận biết cách vẽ mô phỏng cửa sổ theo kiến trúc Gothic.
  3. Sản phẩm: HS trình bày các bước vẽ cửa sổ theo kiến trúc Gothic.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh minh họa các bước vẽ cửa sổ theo kiến trúc Gothic SGK tr.41.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo các nhóm nhỏ, phân tích các bước vẽ mô phỏng cửa sổ theo kiến trúc Gothic.

- GV nêu câu hỏi cho các nhóm trao đổi, thảo luận:

+ Các bước dựng hình và vẽ mô phỏng cửa sổ được thực hiện như thế nào?

+ Có thể trang trí cho hình vẽ cửa sổ bằng hình thức nào?

+ Chất liệu, kĩ thuật vẽ màu nào sẽ phù hợp để mô phỏng cửa sổ đó?

- GV khuyến khích HS nhắc lại và ghi nhớ các bước vẽ mô phỏng cửa sổ theo kiến trúc Gothic trước khi thực hành.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh minh họa cách vẽ mô phỏng cửa sổ theo kiến trúc Gothic SGK tr.41.

- HS thảo luận theo các nhóm nhỏ, phân tích các bước vẽ mô phỏng cửa sổ theo kiến trúc Gothic.

- GV quan sát việc tham gia hoạt động học trên lớp của HS:

+ Sự tham gia tích cực của mỗi HS trong nhóm.

+ Sự tích cực đặt câu hỏi, trả lời trong phần thảo luận.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày, phân tích các bước vẽ mô phỏng cửa sổ theo kiến trúc Gothic.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.

- GV kết luận: Cửa sổ theo phong cách kiến trúc Gothic thường được thiết kế dạng vòm chóp, chiều ngang nhỏ hơn so với chiều cao, được trang trí theo nguyên lí cân bằng đối xứng, lặp lại với họa tiết, màu sắc đa dạng, phong phú.

Cách vẽ mô phỏng cửa sổ theo kiến trúc Gothic.

1. Xác định tỉ lệ khung hình cửa sổ tương ứng với hình mô phỏng.

2. Phác hình các mảng họa tiết trang trí cửa sổ.

3. Vẽ chi tiết làm rõ nét đặc trưng của hoa tiết trên cửa sổ.

4. Vẽ màu tương phản, hoàn thiện sản phẩm.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – SÁNG TẠO
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vẽ mô phỏng và trang trí cửa sổ theo kiến trúc Gothic.
  3. Nội dung: GV gợi mở, nhắc lại những yếu tố, nguyên lí tạo hình, trang trí để HS có thêm ý tưởng sáng tạo, hình dung cách bố cục, sắp xếp hình, màu, cách thể hiện chất liệu,... cho bài vẽ. Hỗ trợ, hướng dẫn HS trong quá trình thực hành vẽ mô phỏng và trang trí cửa sổ theo kiến trúc Gothic.
  4. Sản phẩm: Tranh vẽ mô phỏng và trang trí cửa sổ theo kiến trúc Gothic.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tạo cơ hội cho HS chia sẻ, thảo luận về ý tưởng sáng tạo và cách thực hiện bài vẽ.

- Gv gợi ý để HS nhận biết cách vận dụng các nguyên lí khi mô phỏng cửa sổ.

- GV khuyến khích HS chủ động sáng tạo họa tiết và màu sắc theo ý thích dựa trên cấu trúc của hình mẫu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS kĩ thuật và các thao tác trong quá trình thực hiện.

- GV nêu câu hỏi cho HS gợi mở:

+ Mẫu cửa sổ thoe phong cách kiến trúc Gothic nào em yêu thích và lựa chọn thể hiện?

+ Tỉ lệ chiều cao so với chiều ngang, phần thân so với phần vòm của cửa sổ như thế nào?

+ Em lựa chọn họa tiết nào để trang trí cửa sổ?

+ Em sử dụng những nguyên lí, hình thức trang trí nào để vẽ mô phỏng và trang trí cửa sổ? (lặp lại, cân bằng đối xứng hay bất đối xứng)

+ Chất liệu, kĩ thuật vẽ màu nào sẽ phù hợp để mô phỏng cửa sổ đó?

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát các bức vẽ mô phỏng cửa sổ theo kiến trúc Gothic, chia sẽ nhóm đôi những ý tưởng sáng tạo và cách thực hiện của mình cho bạn.

- HS thực hiện bài vẽ mô phỏng và trang trí cửa sổ theo kiến trúc Gothic theo các bước đã học và hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV yêu cầu HS đặt SPMT tranh vẽ mô phỏng và trang trí cửa sổ theo kiến trúc Gothic đã thực hiện xong trước mặt bàn để chuẩn bị cho hoạt động trưng bày sản phẩm và chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện SPMT của HS.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Nhiệm vụ 1: Phân tích, đánh giá - Trưng bày sản phẩm và chia sẻ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trưng bày sản phẩm, chia sẻ và phân tích được về tranh vẽ mô phỏng cửa số theo kiến trúc Gothic.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS tổ chức trưng bày sản phẩm, nêu cảm nhận và phân tích về cách sắp xếp họa tiết, màu sắc, nguyên lí tạo hình được vận dụng trong trang trí và kĩ thuật thể hiện bài vẽ.
  3. Sản phẩm: HS phân tích, chia sẻ cảm nhận về tranh vẽ mô phỏng cửa số theo kiến trúc Gothic.
  4. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm ở vị trí thuận tiện quan sát.

- GV khơi gợi để HS nêu cảm nhận, phân tích về cách sắp xếp họa tiết, màu sắc, nguyên lí tạo hình được vận dụng trong trang trí và kĩ thuật thể hiện bài vẽ.

- GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS thảo luận:

+ Bài vẽ mô phỏng cửa sổ theo phong cách kiến trúc Gothic của em được thể hiện như thế nào?

+ Em thích bài vẽ nào của bạn?

+ Cách sắp xếp họa tiết, màu sắc trang trí trên bài vẽ đó như thế nào?

+ Kĩ thuật thể hiện bài vẽ đó như thế nào?

+ Điểm nào tạo nên sự độc đáo và hấp dẫn cho bài vẽ đó? (cách thức tạo hình, trang trí sản phẩm, màu sắc, chất liệu, tỉ lệ cân đối hay cách thức thể hiện,...).

+ Em có ý tưởng điều chỉnh gì để bài vẽ đẹp và hoàn thiện hơn?

- GV nhận xét, đánh giá các sản phẩm của HS. Chỉ ra cho HS những sản phẩm có tính sáng tạo, hình thức độc đáo, kĩ thuật thể hiện tốt.

- Khuyến khích HS nêu ý tưởng, thảo luận về cách điều chỉnh để bài vẽ tốt hơn.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trưng bày sản phẩm ở vị trí thuận tiện quan sát.

- HS chia sẻ cảm nhận và phân tích về tranh vẽ mô phỏng cửa số theo kiến trúc Gothic.

- GV quan sát việc tham gia hoạt động học trên lớp của HS:

+ Sự tham gia tích cực của mỗi HS trong nhóm.

+ Sự tích cực đặt câu hỏi, trả lời trong phần thảo luận.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS chia sẻ cảm nhận và phân tích về tranh vẽ mô phỏng cửa số theo kiến trúc Gothic.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nêu cảm nhận, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có) về bài chia sẻ của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi những HS có sản phẩm tốt, động viên những HS có sản phẩm chưa tốt cố gắng hơn.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Vận dụng, phát triển – Tìm hiểu ứng dụng của hình thức trang trí cửa sổ theo kiến trúc Gothic trong cuộc sống.

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm hiểu và nắm được cách ứng dụng của hình thức trang trí cửa sổ theo kiến trúc Gothic trong cuộc sống.
  2. Nội dung: GV tạo điều kiện cho HS quan sát hình và chỉ ra những hình thức trang trí vận dụng nguyên lí cân bằng đối xứng, lặp lại trong cuộc sống.
  3. Sản phẩm: HS nêu các ứng dụng của hình thức trang trí cửa sổ theo kiến trúc Gothic trong cuộc sống.
  4. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ở trang 43 trong SGK tr.43 và video clip do GV chuẩn bị để HS nhận biết thêm về các ứng dụng của hình thức trang trí cửa sổ theo kiến trúc Gothic trong cuộc sống.

https://www.youtube.com/watch?v=tczrr1bZPGw

- GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận và cùng chia sẻ về những ứng dụng của hình thức trang trí cửa sổ theo kiến trúc Gothic trong cuộc sống:

+ Theo em, có thể vận dụng hình thức trang trí cửa sổ trong kiến trúc Gothic vào sản phẩm nào trong đời sống?

+ Kể tên một số sản phẩm trong cuộc sống có vận dụng nguyên lí cân bằng đối xứng, lặp lại trong trang trí cửa sổ theo kiến trúc Gothic?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát một số tranh và video clip do GV trình chiếu.

- HS thảo luận theo cặp đôi và chia sẻ để HS nhận biết thêm về những ứng dụng của hình thức trang trí cửa sổ theo kiến trúc Gothic trong cuộc sống.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày các ứng dụng của hình thức trang trí cửa sổ theo kiến trúc Gothic trong cuộc sống.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trả lời câu hỏi của HS.

- GV kết luận: Nghệ thuật thời Trung đại đã để lại những công trình kiến trúc đặc sắc theo nhiều phong cách, ngôn ngữ thiết kế khác nhau như Roman, Baroque và đặc biệt là Gothic. Các công trình kiến trúc Gothic thường sử dụng nghệ thuật tranh kính và nguyên lí cân bằng đối xứng trong các hình thức trang trí cửa.

- GV kết thúc bài học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học:

+ Cách vẽ mô phỏng cửa sổ theo kiến trúc Gothic.

+ Vẽ mô phỏng và trang trí cửa sổ theo kiến trúc Gothic.

- Làm bài tập Bài 7 – Sách bài tập Mĩ thuật 7 tr.22, 23.

- Đọc và tìm hiểu trước bài 10: Hình khối của nhân vật trong điêu khắc.


 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 10: HÌNH KHỐI CỦA NHÂN VẬT TRONG ĐIÊU KHẮC

(2 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được hình khối của nhân vật trong điêu khắc và cách tạo ra một hình khối nhân vật.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo mĩ thuật.
  • Năng lực mĩ thuât:
  • Quan sát và nhận thức: nêu được cách tạo hình nhân vật 3D theo tỉ lệ đầu người.
  • Sáng tạo và ứng dụng: mô phỏng được hình dáng nhân vật theo tỉ lệ đầu người bằng dây thép và đất nặn.
  • Phân tích và đánh giá: phân tích được tỉ lệ, sự cân đối về hình khối trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
  1. Phẩm chất
  • Chia sẻ được cảm nhận về vẻ đẹp của hình thể con người trong tác phẩm điêu khắc thời Trung đại
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV Mĩ thuật (bản 1).
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK Mĩ thuật (bản 1).
  • Giấy, bút, màu vẽ, tẩy.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chỉ ra được hình khối, tỉ lệ của tượng David (Đa-vít).
  3. Nội dung: GV tạo cơ hội cho HS quan sát hình ảnh tượng David của nhà điêu khắc Michelangelo (Mi-ken-lăng-giơ-lô) thời Phục Hưng để nhận biết về tư thế, hình khối, tỉ lệ cơ thể nhân vật và chất liệu tạo hình tác phẩm.
  4. Sản phẩm: HS trình bày tư thế, hình khối, tỉ lệ cơ thể nhân vật và chất liệu tạo hình tác phẩm.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh / video clip về tượng David SGK tr.44.

https://www.youtube.com/watch?v=dQbHMQr0M1g

- GV nêu câu hỏi gợi ý để HS thảo luận vào chia sẻ cảm nhận về:

+ Tư thế và hình khối của nhân vật.

+ Chất liệu tạo hình tác phẩm.

+ Tỉ lệ đầu so với cơ thể của nhân vật.

- GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS thảo luận:

+ Tư thế và hình khối của tượng David được thể hiện như thế nào?

+ Tác phẩm điêu khắc tượng David được tạo hình bằng chất liệu gì?

+ Tỉ lệ chiều cao của cơ thể nhân vật được tính bằng mấy lần so với phần đầu?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh / video clip về tượng Divid trong SGK tr.44.

- HS thảo luận theo cặp đôi để chỉ ra tư thế, hình khối, tỉ lệ cơ thể nhân vật và chất liệu tạo hình tác phẩm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận:

+ Tư thế và hình khối được thể hiện vô cùng tự nhiên, cân bằng, hài hòa và đây chính là hình thể lí tưởng của con người.

+ Tác phẩm điêu khắc tượng David được tạo hình bằng chất liệu Cẩm thạch Carrara.

+ Đầu của bức tượng David lớn hơn bình thường một chút, các chi tiết trên khuôn mặt dường như đã bị phóng đại lên.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trả lời của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bức tượng David là một kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc thời Phục hưng bởi sự tự nhiên, hài hòa, cân đối mà Michelangelo đã tạo ra. Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về bức tượng này và cách mô phỏng một hình khối nhân vật trong điêu khắc sẽ như thế nào nhé!

  1. HOẠT ĐỘNG KIẾN TẠO KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

Hoạt động: Cách mô phỏng hình khối nhân vật theo mẫu

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cách mô phỏng hình khối nhân vật theo mẫu.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát để nhận biết và chỉ ra cách mô phỏng hình khối nhân vật theo mẫu bằng dây thép và đất nặn.
  3. Sản phẩm: HS trình bày các bước mô phỏng hình khối nhân vật theo mẫu.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh minh họa ở SGK tr.45.

- GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS thảo luận:

+ Những vật liệu nào được sử dụng để mô phỏng tượng nhân vật?

+ Mô phỏng nhân vật theo hình mẫu gồm những bước nào?

+ Kĩ thuật sử dụng dây thép có tác dụng gì khi tạo hình nhân vật?

 - GV gợi ý để HS nhắc lại và ghi nhớ các bước thực hiện mô phỏng nhân vật.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh minh họa cách mô phỏng hình khối nhân vật theo mẫu bằng dây thép và đất nặn SGK tr.45.

- HS thảo luận, phân tích các bước để nhận biết cách mô phỏng hình khối nhân vật theo mẫu.

- GV quan sát việc tham gia hoạt động học trên lớp của HS:

+ Sự tham gia tích cực của mỗi HS trong nhóm.

+ Sự tích cực đặt câu hỏi, trả lời trong phần thảo luận.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày, phân tích các bước mô phỏng hình khối nhân vật theo mẫu.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.

- GV kết luận: Tạo hình dáng người với tỉ lệ tám đầu có thể mô phỏng được hình khối nhân vật gần với tỉ lệ của tượng David.

1. Gấp 1⁄4 tờ giấy A4 thành 8 phần, vẽ hình nhân vật theo dạng que với đầu người bằng một phần giấy đã gấp.

2. Tạo hình nhân vật bằng dây thép (cốt) và uốn theo tư thế, động tác của hình mẫu.

3. Tạo các bộ phận của nhân vật bằng hình khối cơ bản từ đất nặn.

4, Đắp các khối đất nặn vào cốt tạo hình nhân vật.

5. Tạo đặc điểm riêng của nhân vật, hoàn thiện sản phẩm.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – SÁNG TẠO
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tạo được hình khối nhân vật bằng dây thép và đất nặn.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận và xác định đặc điểm về tỉ lệ, hình khối của nhân vật các em sẽ thể hiện. Hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thực hành.
  4. Sản phẩm: Hình khối nhân vật bằng dây thép và đất nặn.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS quan sát hình ảnh trong SGK tr.46, yêu cầu HS chia sẻ, thảo luận về tỉ lệ, hình khối của nhân vật mà các em sẽ thể hiện và cách thực hiện sản phẩm.

- GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS:

+ Nhân vật 3D mà em sẽ thể hiện có đặc điểm về tỉ lệ, hình khối, thế dáng như thế nào?

+ Em sẽ sử dụng hình khối nào để thể hiện hoạt động và cá tính của nhân vật?

+ Em chọn loại vật liệu nào để tạo hình 3D nhân vật đó?

+ Tỉ lệ chiều cao so với chiều ngang hình thể nhân vật như thế nào?

+ Em có thể phối hợp thêm màu sắc, chất liệu nào để nhân vật 3D sinh động và hấp dẫn hơn?

- GV yêu cầu HS thực hiện bài tạo hình khối nhân vật bằng dây thép và đất nặn theo hướng dẫn.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh sản phẩm trong SGK tr.46.

- HS chia sẻ và thảo luận về tỉ lệ, hình khối của nhân vật mà các em sẽ thể hiện và cách thực hiện sản phẩm.

- HS trả lời các câu hỏi gợi mở của GV.

- HS thực hiện bài tạo hình khối nhân vật bằng dây thép và đất nặn theo hướng dẫn.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV yêu cầu HS đặt SPMT nhân vật đã được tạo hình bằng dây thép và đất nặn đã thực hiện xong trước mặt bàn để chuẩn bị cho hoạt động trưng bày sản phẩm và chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện SPMT của HS.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Nhiệm vụ 1: Phân tích, đánh giá - Trưng bày sản phẩm và chia sẻ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trưng bày sản phẩm, chia sẻ và phân tích được về nhân vật mà mình đã tạo hình bằng dây thép và đất nặn.
  2. Nội dung: GV Hướng dẫn HS tổ chức trưng bày sản phẩm, nêu cảm nhận và phân tích về sản phẩm các em ấn tượng, về hình khối, tư thế, kĩ thuật thể hiện nhân vật và ý tưởng điều chỉnh để sản phẩm sinh động, hoàn chỉnh hơn.
  3. Sản phẩm: HS phân tích, chia sẻ cảm nhận về các hình khối nhân vật đã được hoàn thiện.
  4. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm ở vị trí thuận tiện quan sát.

- GV gợi mở nội dung để HS chia sẻ cảm nhận và phân tích về:

+ Sản phẩm ấn tượng.

+ Hình khối, tư thế của nhân vật trong sản phẩm.

+ Kĩ thuật thể hiện.

+ Ý tưởng điều chỉnh để sản phẩm sinh động và hoàn chỉnh hơn.

- GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS thảo luận:

+ Em thích sản phẩm nào? Vì sao?

+ Theo em, điểm nào tạo ấn tượng và sự hấp dẫn cho sản phẩm đó?

+ Kĩ thuật thể hiện sản phẩm đó như thế nào?

+ Em có ý tưởng điều chỉnh gì để sản phẩm sinh động và hoàn chỉnh hơn?

+ Em hãy kể tên tác phẩm điêu khắc của thời kì Trung đại thế giới mà em biết.

- GV Nhận xét, đánh giá các sản phẩm của HS.

- GV Hướng dẫn, khơi gợi để HS kể tên một tác phẩm điêu khắc của thời kì Trung đại thế giới mà các em biết.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trưng bày sản phẩm ở vị trí thuận tiện quan sát.

- HS chia sẻ cảm nhận và phân tích về hình khối nhân vật bằng dây thép và đất nặn.

- GV quan sát việc tham gia hoạt động học trên lớp của HS:

+ Sự tham gia tích cực của mỗi HS trong nhóm.

+ Sự tích cực đặt câu hỏi, trả lời trong phần thảo luận.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS chia sẻ cảm nhận và phân tích về hình khối nhân vật bằng dây thép và đất nặn.

- GV mời đại diện HS chia sẻ về hình khối nhân vật bằng dây thép và đất nặn.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nêu cảm nhận, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có) về bài chia sẻ của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi những HS có sản phẩm tốt, động viên những HS có sản phẩm chưa tốt cố gắng hơn.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Vận dụng, phát triển – Tìm hiểu nghệ thuật điêu khắc Trung đại thế giới

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được các nghệ thuật điêu khắc Trung đại thế giới.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS quan sát hình ảnh để nhận biết thêm một số tác phẩm điêu khắc Trung đại thế giới tiêu biểu.
  3. Sản phẩm: HS nêu các nghệ thuật điêu khắc Trung đại thế giới.
  4. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số nghệ thuật điêu khắc Trung đại thế giới ở SGK tr.47 và hình ảnh/ video clip do GV chuẩn bị.

https://www.youtube.com/watch?v=7m-ceY7xxGY

- GV khơi gợi để HS thảo luận và nhận biết thêm một số tác phẩm điêu khắc Trung đại thế giới tiêu biểu.

- GV nêu câu hỏi gợi mở để HS thảo luận:

+ Vẻ đẹp về tỉ lệ, thế dáng, hình khối, chất liệu của những tác phẩm điêu khắc thời Trung đại thế giới được thể hiện như thế nào?

+ Theo em, đặc điểm chung của các tác phẩm điêu khắc thời Trung đại thế giới là gì?

+ Các tác phẩm điêu khắc thời Trung đại thường thể hiện đặc trưng nào khi diễn tả vẻ đẹp của con người?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát một số bức ảnh / video clip nghệ thuật điêu khắc Trung đại thế giới.

- HS thảo luận theo cặp đôi và nhận biết thêm một số tác phẩm điêu khắc Trung đại thế giới tiêu biểu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày những nghệ thuật điêu khắc Trung đại thế giới tiêu biểu.

- GV yêu cầu cac HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trả lời câu hỏi của HS.

- GV kết luận: Nghệ thuật điêu khắc Trung đại thế giới thường thể hiện hình tượng con người với tỉ lệ cân đối, biểu cảm sống động, chân thực. Tiêu biểu có thể kể đến các kiệt tác của nghệ thuật phương Tây như: David, Moses của Michelangelo, David bằng đồng của Donatello, David của Gian Lorenzo Bernini;... và nghệ thuật phương Đông như các tác phẩm điêu khắc ở Chùa hang Ajanta (Ấn Độ),... Những tác phẩm này đã góp phần tạo nên sự phát triển rực rỡ của nghệ thuật Trung đại thế giới.

- GV kết thúc tiết học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kết thức đã học:

+ Cách mô phỏng hình khối nhân vật theo mẫu.

+ Tạo hình khối nhân vật bằng dây thép và đất nặn.

+ Tìm hiểu thêm về nghệ thuật điêu khắc Trung đại thế giới.

- Làm bài tập Bài 10 – Sách bài tập Mĩ thuật 7 tr.24, 25.

- Đọc và tìm hiểu trước Bài 11: Vẻ đẹp của nhân vật trong tranh thời Phục Hưng.


 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 11: VẺ ĐẸP NHÂN VẬT TRONG TRANH THỜI PHỤC HƯNG

(2 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo mĩ thuật.
  • Năng lực mĩ thuật:
  • Quan sát và nhận thức: nêu được cách mô phỏng hình chân dung trong tranh thời Phục hưng.
  • Sáng tạo và ứng dụng: vẽ mô phỏng được chân dung nhân vật trong tranh thời Phục hưng.
  • Phân tích và đánh giá: phân tích được nét đặc trưng của chân dung nhân vật trong tranh thời Phục hưng.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức phát huy giá trị thẩm mĩ của nghệ thuật Phục hưng trong học tập và sáng tạo.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV Mĩ thuật (bản 1).
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK Mĩ thuật (bản 1).
  • Bút, màu, bài các tông, kéo, hồ dán, thước kẻ, compa.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ nhận biết được vẻ đẹp của các nhân vật trong tranh thời Phục hưng.
  3. Nội dung: GV tạo cơ hội cho HS quan sát hình ảnh tranh chân dung thời Phục hưng để nhận biết về hoà sắc của bức tranh, biểu cảm của nhân vật trong tranh và cách diễn tả hình dáng, trang phục của nhân vật.
  4. Sản phẩm: HS chia sẻ cảm nhận về hòa sắc, biểu cảm của nhân vật trong tranh thời Phục hưng.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ

- GV trình chiếu cho HS quan sát tranh chân dung thời Phục hưng trong SGK tr.48.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và chia sẻ cảm nhận về:

+ Hoà sắc của bức tranh.

+ Biểu cảm của nhân vật trong tranh.

+ Cách diễn tả hình dáng, trang phục của nhân vật.

- GV nêu câu hỏi gợi mở để HS thảo luận:

+ Hoà sắc, cách phối màu của mỗi bức tranh như thế nào?

+ Cách diễn tả hình thể và không gian trong các bức tranh chân dung đó như thế nào?

+ Cách diễn tả hình dáng, trang phục của nhân vật trong tranh như thế nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát tranh chân dung thời Phục hưng trong SGK tr.48.

- HS thảo luận theo cặp đôi để tìm hiểu về hoà sắc của bức tranh, biểu cảm của nhân vật trong tranh và cách diễn tả hình dáng, trang phục của nhân vật.

- GV quan sát việc tham gia hoạt động học trên lớp của HS:

+ Sự tham gia tích cực của mỗi HS.

+ Sự tích cực đặt câu hỏi, trả lời trong phần thảo luận.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả thảo luận:

+ Hoà sắc, cách phối màu của mỗi bức tranh có chuyển biến đậm nhạt làm cho bức tranh trở nên sinh động hơn.

+ Các bức tranh thường diễn tả vẻ đẹp hoàn thiện của hình thể con người trong một không gian nhỏ hẹp.

+ Hình dáng, trang phục của nhân vật trong tranh thường mang nét cổ điển, sang trọng phù hợp với tầng lớp quý tộc thời đó.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác hoặc đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá phần trả lời của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Hội họa thời kì Phục hưng được coi là đỉnh cao của hội họa thế giới với những bức tranh mang đậm giá trị thẩm mỹ như bức chân dung nàng MonaLisa, Raphael,... Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và khám phá về các nhân vật trong tranh thời Phục hưng và cách vẽ mô phỏng chân dung nhân vật như thế nào nhé!

  1. HOẠT ĐỘNG KIẾN TẠO KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

Hoạt động: Cách mô phỏng chân dung nhân vật trong tranh

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cách mô phỏng chân dung nhân vật trong tranh
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát hình để nhận biết và chỉ ra cách mô phỏng chân dung nhân vật trong tranh
  3. Sản phẩm: HS trình bày các bước mô phỏng chân dung nhân vật trong tranh.
  4. Tổ chức thực hiện

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ở SGK tr.49 để nhận biết và chỉ ra cách vẽ mô phỏng chân dung nhân vật trong tranh.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, phân tích các bước để nhận biết cách mô phỏng chân dung nhân vật trong tranh.

- GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS thảo luận theo nhóm:

+ Chân dung nhân vật nào được lựa chọn làm hình mẫu để vẽ mô phỏng?

+ Chất liệu được sử dụng để vẽ mô phỏng chân dung đó là gì?

+ Vẽ mô phỏng tranh chân dung được thực hiện theo các bước như thế nào?

+ Vẽ mô phỏng chân dung nhân vật có phải là chép tranh không? Vì sao?

- Gợi ý để HS nhắc lại và ghi nhớ các bước thực hiện vẽ mô phỏng chân dung nhân vật trong tranh.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ở SGK tr.49 để nhận biết và chỉ ra cách vẽ mô phỏng chân dung nhân vật trong tranh.

- HS thảo luận theo nhóm, phân tích các bước để nhận biết cách mô phỏng chân dung nhân vật trong tranh.

- GV quan sát việc tham gia hoạt động học trên lớp của HS:

+ Sự tham gia tích cực của mỗi HS trong nhóm.

+ Sự tích cực đặt câu hỏi, trả lời trong phần thảo luận.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày, phân tích các bước để nhận biết cách mô phỏng chân dung nhân vật trong tranh.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.

- GV kết luận: Tranh chân dung thời Phục hưng thường chú trọng diễn tả hình khối và sự cân đối của cơ thể con người một cách chân thực, sống động.

Cách mô phỏng chân dung nhân vật trong tranh

1. Vẽ phác họa hình để xác định bố cục tranh.

2. Mô phỏng chân dung của nhân vật theo tranh mẫu.

3. Vẽ màu hoàn thiện sản phẩm.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – SÁNG TẠO
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vẽ mô phỏng chân dung nhân vật trong tranh thời Phục hưng.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận, lựa chọn bức tranh chân dung thời Phục hưng mà các em thích để thực hành vẽ mô phỏng theo gợi ý. Hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thực hành

---------------Còn tiếp ---------------------

Giáo án kì 2 mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án kì 2 mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo bản 1

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Từ khóa: Giáo án kì 2 mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo bản , Giáo án mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo bản 1, Giáo án mĩ thuật 7 kì 2 sách chân trời sáng tạo đầy đủ

Giáo án word đủ các môn

Soạn giáo án Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Toán 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Hoá học 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Sinh học 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
 
Soạn giáo án Vật lí 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Địa lí 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Lịch sử 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Tin học 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

Soạn giáo án Công nghệ 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Công dân 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

Soạn giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 bản 2 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 bản 1 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Âm nhạc 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Mĩ thuật 7 bản 2 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Mĩ thuật 7 bản 1 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Thể dục 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

Giáo án điện tử đủ các môn

Giáo án điện tử toán 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử ngữ văn 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử sinh học 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử hóa học 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử vật lí 7 chân trời sáng tạo
 
Giáo án điện tử địa lí 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử lịch sử 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử tin học 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử công nghệ 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử công dân 7 chân trời sáng tạo

Giáo án điện tử mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án điện tử mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án điện tử âm nhạc 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo

Chat hỗ trợ
Chat ngay