Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều Bài 16: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hoá ở vùng Tây Nguyên

Giáo án Bài 16: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hoá ở vùng Tây Nguyên sách Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của LS&ĐL 4 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án lịch sử 4 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều Bài 16: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hoá ở vùng Tây Nguyên

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 4 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 16: DÂN CƯ, HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ MỘT SỐ NÉT VĂN HÓA Ở VÙNG TÂY NGUYÊN

(4 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Kể được tên một số dân tộc ở vùng Tây Nguyên.
  • Sử dụng lược đồ phân bố dân cư hoặc bảng số liệu, so sánh được sự phân bố dân cư ở vùng Tây Nguyên với các vùng khác.
  • Trình bày được một số hoạt động kinh tế chủ yếu ở vùng Tây Nguyên.
  • Mô tả được một số nét văn hóa ở làng quê vùng Tây Nguyên.
  • Nêu được truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng của đồng bào Tây Nguyên, có sử dụng một sồ tư liệu tranh ảnh, câu chuyện lịch sử.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: sử dụng tranh ảnh, tư liệu, câu chuyện lịch sử.

Năng lực đặc thù:

  • Kể được tên một số dân tộc ở vùng Tây Nguyên.
  • Sử dụng lược đồ phân bố dân cư hoặc bảng số liệu, so sánh được sự phân bố dân cư ở vùng Tây Nguyên với các vùng khác.
  • Trình bày được một số hoạt động kinh tế chủ yếu ở vùng Tây Nguyên như: trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc, phát triển thủy điện...
  • Mô tả được một số nét văn hóa ở làng quê vùng Tây Nguyên.
  • Nêu được truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng của đồng bào Tây Nguyên, có sử dụng một số tư liệu tranh, câu chuyện lịch sử về anh hùng Núp, N’Trang Lơng...
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm: Có ý trân trọng, tiết kiệm các sản phẩm do con người tạo ra.
  • Chăm chỉ: Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập và luôn tự giác tìm hiểu, khám phá tri thức liên quan đến nội dung bài học.
  • Nhân ái: Tôn trọng sự đa dạng văn hóa của các dân tộc vùng Tây Nguyên.
  • Yêu nước: thể hiện niềm tự hào về truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử Địa lí 4.
  • Tranh ảnh về một số dân tộc và một số nhà Rông ở vùng Tây Nguyên (nếu có).
  • Video về hoạt động sản xuất, lễ hội ở vùng Tây Nguyên (nếu có).
  • Tranh ảnh, tư liệu video clip về các nhân vật lịch sử
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, Vở bài tập Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4, phần Lịch sử.
  • Tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ học tập có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Kết nối kiến thức của HS đã biết với kiến thức trong bài.

- Tạo hứng thú, gợi được những hiểu biết của HS về các sản phẩm thủ công và lễ hội nổi tiếng ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi phần Khởi động (SHS tr.86): Hãy nêu tên một anh hùng, lễ hội hoặc sản phẩm 1 cây công nghiệp nổi tiếng ở Tây Nguyên.

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đưa ra đáp án:

+ Một số anh hùng: Ama Jhao, N’Trang Gưh, Y Jut, Vua Lửa Ôi Ất, N’Trang Lơng, SămBrăm,

+ Một số lễ hội: Lễ hội Cồng Chiêng Tây Nguyên, Lễ hội đua voi, Lễ mừng cơm mới (lễ mừng lúa mới), Lễ hội cafe, Lễ bỏ mả, Lễ tạ ơn cha mẹ...

+ Một số cây công nghiệp nổi tiếng: cà phê, cao su, điều, chè, hồ tiêu,...

- GV cho HS nghe bài hát Cô gái vót chông của vùng Tây Nguyên:

https://www.youtube.com/watch?v=pV-3nkqiLZA

- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học: Bài 16 – Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Tây Nguyên.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

* Dân cư

Hoạt động 1: Tìm hiểu về dân cư ở vùng Tây Nguyên

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Kể được tên một số dân tộc ở vùng Tây Nguyên.

- Sử dụng bảng số liệu so sánh được sự phân bố dân cư ở vùng Tây Nguyên với - các vùng khác.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp, hoàn thành nhiệm vụ học tập. Đọc thông tin, dựa vào bảng 1 trang 86 SGK và tranh ảnh về một số dân tộc ở vùng Tây Nguyên (nếu có).

 

           Người Gia Rai                      Người Ê Đê

 

           Người Ba Na                    Người Mnông

+ Kể tên một số dân tộc sinh sống ở vùng Tây Nguyên.

+ So sánh mật độ dân số ở vùng Tây Nguyên với các vùng khác và nhận xét sự phân bố dân cư của vùng này.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp. HS khác nhận xét câu trả lời và cách chỉ bản đồ, lược đồ.

- GV đánh giá, nhận xét và tổng kết:

+ Vùng Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng chung sống như: Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Mnông, Kinh, Mông, Tày, Thái, Nùng,...

+ Đây là vùng thưa dân nhất ở nước ta. Dân cư phân bố không đều, tập trung nhiều hơn ở các đô thị và ven trục giao thông chính.

* Hoạt động sản xuất

Hoạt động 2: Tìm hiểu về hoạt động trồng cây công nghiệp lâu năm

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được hoạt động trồng cây công nghiệp lâu năm ở vùng Tây Nguyên.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4 HS để thực hiện nhiệm vụ học tập. Đọc thông tin và dựa vào bảng 2 trang 87 SGK.

+ Kể tên một số cây công nghiệp lâu năm và cho biết cây công nghiệp nào được trồng nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên.

+ Nêu những thuận lợi và khó khăn trong việc trồng cây công nghiệp lâu năm ở vùng Tây Nguyên.

+ Giới thiệu về một số sản phẩm cây công nghiệp lâu năm ở vùng Tây Nguyên mà em đã tìm hiểu (câu hỏi này không bắt buộc, khuyến khích HS làm).

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời (nếu có).

- GV nhận xét và chuẩn kiến thức:

+ Tây Nguyên trồng các cây công nghiệp lâu năm như: cà phê, cao su, điều, hồ tiêu,... trong đó nhiều nhất là cà phê.

+ Thuận lợi: Có diện tích đất đỏ badan tơi xốp và khí hậu thuận tiện.

+ Khó khăn: Thiếu nước tưới vào mùa khô, thị trường tiêu thụ chưa ổn định.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về hoạt động chăn nuôi gia súc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được hoạt động chăn nuôi gia súc ở vùng Tây Nguyên.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4 HS để thực hiện nhiệm vụ học tập. Đọc thông tin và dựa vào bảng 3 trang 88 SGK, em hãy:

+ Cho biết gia súc nào được nuôi nhiều ở vùng Tây Nguyên.

+ Trình bày hoạt động chăn nuôi gia súc ở vùng Tây Nguyên.

- GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả. Các HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.

- GV nhận xét và tổng kết:

+ Gia súc được nuôi nhiều ở vùng Tây Nguyên là trâu, bò.

+ Tây Nguyên có nhiều đồng cỏ thuận lợi để chăn nuôi gia súc. Hiện nay, chăn nuôi gia súc ở đây đang được phát triển với nhiều hình thức như chăn thả tự nhiên và chăn nuôi chuồng trại.

Hoạt động 4: Tìm hiểu về hoạt động phát triển thuỷ điện

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được hoạt động phát triển thuỷ điện ở vùng Tây Nguyên.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4 HS để thực hiện nhiệm vụ học tập. Đọc thông tin và quan sát hình 2 trang 82 SGK, em hãy:

+ Tìm và chỉ vị trí một số nhà máy thuỷ điện ở vùng Tây Nguyên và cho biết

những nhà máy đó nằm trên sông nào.

 + Trình bày những lợi ích của việc phát triển thuỷ điện ở vùng Tây Nguyên.

- GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp. Các HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.

- GV nhận xét và chuẩn kiến thức:

+ Ở vùng Tây Nguyên có nhiều công trình thuỷ điện, cung cấp điện cho sản xuất và đời sống của người dân. Các hồ thuỷ điện đem lại nguồn nước tưới vào mùa khô, là nơi nuôi trồng thuỷ sản và tạo cảnh đẹp để phát triển du lịch.

+ Nhà máy thuỷ điện: I-a-ly, Sê San 3, Sê San 3A trên sông Krông Bơ Lan; Srê Pôk 3, Đrây H’ling trên sông Đắk Krông.

- GV cho HS xem video clip về hoạt động phát triển thuỷ điện.

https://www.youtube.com/watch?v=XR8wmTJ0wVY

* Một số nét chính về văn hoá

Hoạt động 5: Khám phá buôn làng và nhà rông

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được đặc điểm nhà rộng ở vùng Tây Nguyên.

b. Cách tiến hành

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thông tin.

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện các nhóm trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo cặp.

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS xem video.

 

 

 

 

- HS làm việc theo cặp.

 

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Khi đặt: 

  • Nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, Địa lý & lịch sử thì phí là:

  • 1400k/học kì - 1600k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 4 cánh diều đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 4 CÁNH DIỀU

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 4 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD MỞ ĐẦU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1. VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2. VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3. VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4. VÙNG TÂY NGUYÊN

.....

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT MỞ ĐẦU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1. VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2. VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

.....

Chat hỗ trợ
Chat ngay