Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều Bài Ôn tập cuối năm
Giáo án Bài Ôn tập cuối năm sách Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của LS&ĐL 4 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án lịch sử 4 cánh diều
Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều Bài Ôn tập cuối năm
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 4 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
ÔN TẬP CUỐI NĂM
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Xác định được vị trí địa lí của 5 vùng: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ trên bản đồ hoặc lược đồ.
- Hệ thống được nội dung lịch sử và địa lí đã học về 5 vùng của Việt Nam.
- Sưu tầm tư liệu, giới thiệu được những nét tiêu biểu về vùng em sống.
- Xây dựng kế hoạch tham quan di tích lịch sử.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia thảo luận, trình bày kết quả và phản hồi tích cực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực tự chủ và tự học: tích cực, chủ động tìm kiếm tư liệu, hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: đề xuất các ý tưởng và đưa ra hướng giải quyết nhiệm vụ học tập.
Năng lực đặc thù:
- Xác định được vị trí địa lí của 5 vùng: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ trên bản đồ hoặc lược đồ.
- Hệ thống được nội dung lịch sử và địa lí đã học về 5 vùng của Việt Nam.
- Sưu tầm tư liệu, giới thiệu được những nét tiêu biểu về vùng em sống.
- Xây dựng kế hoạch tham quan di tích lịch sử
- Phẩm chất
- Trách nhiệm: Giữ gìn và quảng bá giá trị của di tích lịch sử.
- Chăm chỉ: Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập và luôn tự giác tìm hiểu. Sưu tầm tư liệu về các vùng của Việt Nam.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử Địa lí 4.
- Bản đồ hoặc lược đồ địa phương, bản đồ hoặc lược đồ các vùng của Việt Nam.
- Tranh ảnh tiêu biểu về thiên nhiên, hoạt động kinh tế, nét văn hóa đặc sắc, danh nhân ở địa phương em (nếu có).
- Tư liệu về một trong các di tích lịch sử đã học (HS sưu tầm).
- Máy tính, máy chiếu (nếu có điều kiện).
- Đối với học sinh
- SHS, Vở bài tập Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4, phần Lịch sử.
- Tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ học tập có liên quan đến nội dung bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||||||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được đặc điểm vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và vùng Đồng bằng Bắc Bộ. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, nhớ lại kiến thức, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết những hình ảnh nào thuộc vùng nào?
- GV mời đại diện HS chỉ ra thiên nhiên vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đưa ra đáp án: + Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ: hình 1, hình 4. + Vùng Đồng bằng Bắc Bộ: hình 3. + Vùng Tây Nguyên: hình 6 + Vùng Nam Bộ: hình 2 + Vùng Duyên hải miền Trung: hình 5 - GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học: Ôn tập cuối năm. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Hệ thống một số kiến thức về 5 vùng của Việt Nam a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS khái quát và hệ thống được kiến thức về vị trí địa lí, nhân vật lịch sử, di tích lịch sử, lễ hội của 5 vùng. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm 4, hoàn thành các nhiệm vụ sau vào giấy A2. + Nhiệm vụ 1: Quan sát lược đồ hình 1, trang 117 SGK, hãy cho biết tương ứng với các số 1, 2, 3, 4, 5 là những vùng nào của nước ta. + Nhiệm vụ 2: Hãy sắp xếp các từ khoá vào bảng sau sao cho phù hợp với mỗi vùng. Từ khoá: 1) Nhân vật lịch sử: Đinh Núp, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Thị Định, N'Trang Long, Trương Định, Hoàng Diệu. 2) Di tích lịch sử: Hội quán Phúc Kiến, chùa Thiên Mụ, Dinh Độc Lập, Chùa Cầu, Bến cảng Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Nhà cổ Phùng Hưng, lăng Khải Định, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, lăng Tự Đức, Thăng Long tứ trấn. 3) Lễ hội: lễ hội Lồng Tồng, lễ giỗ Tổ Hùng Vương, lễ hội chùa Hương, Hội Lim, lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Ka-tê, lễ hội Cồng chiêng, lễ hội Đua voi.
- GV mời đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, chốt đáp án: + Nhiệm vụ 1: Tương ứng với các số 1, 2, 3, 4, 5 là các vùng: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Nam Bộ. + Nhiệm vụ 2: Các từ khoá được sắp xếp vào bảng.
Hoạt động 2: Hoạt động 2. Tham gia trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?" a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS lựa chọn đặc điểm thiên nhiên và hoạt động sản xuất phù hợp với mỗi vùng. b. Cách tiến hành - GV phát cho mỗi nhóm 6 bộ thẻ chữ và 5 hộp hoặc 5 phong bì ghi tên 5 vùng của Việt Nam và hướng dẫn cách chơi. + Bộ thẻ chữ gồm 5 thẻ màu xanh và 5 thẻ màu vàng. + 5 thẻ chữ màu xanh về đặc điểm thiên nhiên của 5 vùng, cụ thể: A. Có nhiều cao nguyên, đất đỏ badan nhất nước ta. B. Có dãy núi cao nhất, mùa đông lạnh nhất nước ta. C. Có đồng bằng rộng lớn với sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. D. Địa hình tương đối bằng phẳng, có hệ thống đê ngăn lũ ven sông. E. Có dải đồng bằng nhỏ, hẹp; ven biển có nhiều cồn cát, đầm, phá. + 5 thẻ chữ màu vàng về hoạt động sản xuất của 5 vùng, cụ thể: G. Đánh bắt và nuôi trồng hải sản, sản xuất muối, du lịch biển,... phát triển. H. Trồng nhiều cây công nghiệp lâu năm, đặc biệt là cà phê. I. Đứng đầu cả nước về sản xuất công nghiệp, lúa gạo và nuôi trồng thuỷ sản. K. Trồng lúa trên ruộng bậc thang, có hai nhà máy thuỷ điện lớn hàng đầu của khu vực Đông Nam Á. L. Sản xuất lúa gạo lớn thứ hai của Việt Nam và có nhiều nghề thủ công. - GV hô bắt đầu, các nhóm sẽ chọn thẻ đưa vào 5 hộp hoặc 5 phong bì cho phù hợp. HS có 5 -7 phút để chơi. Đội đúng và nhanh hơn sẽ chiến thắng. - GV tuyên bố đáp án: + Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ: thẻ B, K. + Vùng Đồng bằng Bắc Bộ: thẻ D, L. + Vùng Duyên hải miền Trung: thẻ E, G. + Vùng Tây Nguyên: thẻ A, H. + Vùng Nam Bộ: thẻ C, I. Hoạt động 3: Giới thiệu về vùng em đang sống a. Mục tiêu: HS giới thiệu một số nét tiêu biểu về vùng em đang sống. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm 6 – 8, chia sẻ tranh ảnh về vùng em sống theo gợi ý dưới đây và tạo ra sản phẩm có kết hợp văn bản và tranh ảnh. + Tên vùng. + Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. + Danh nhân lịch sử. + Một số nét văn hoá đặc sắc. + Nêu cảm nghĩ của mình về vùng em đang sống - GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh để tổ chức cho HS chia sẻ sản phẩm. + Mỗi nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm tại vị trí trong lớp (được GV quy định). + Mỗi nhóm cử 1 HS thay phiên nhau ở lại để giải thích với các bạn tham quan sản phẩm của nhóm mình. + Các HS khác lần lượt đi tham quan các sản phẩm của các nhóm khác, sau đó HS trở về nhóm và bình chọn nhóm “Ấn tượng nhất”. - Tiêu chí bình chọn sản phẩm: nội dung chính xác, tiêu biểu cho vùng; trình bày đẹp, sáng tạo; tạo được cảm xúc. - GV nhận xét, bổ sung và hoàn thiện sản phẩm của các nhóm; tuyên dương nhóm “Ấn tượng nhất”. Hoạt động 4: Xây dựng kế hoạch tham quan di tích lịch sử a. Mục tiêu: HS sưu tầm tư liệu, giới thiệu được về một di tích lịch sử đã học. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm (từ 4 – 6 HS/nhóm). HS hoàn thành sản phẩm trước khi đến lớp. + Lựa chọn một di tích lịch sử đã học, sưu tầm tư liệu để hoàn thành kế hoạch tham quan di tích theo gợi ý ở trang 118 SGK. + Liệt kê những việc HS nên làm và không nên làm khi đến tham quan các di tích lịch sử để gìn giữ và quảng bá giá trị của các di tích đó. - GV mời đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm. Các nhóm còn lại nhận xét và bình chọn “Kế hoạch tham quan thú vị nhất” theo các gợi ý sau:
- GV nhận xét, gợi ý một số việc nên làm và không nên làm khi đến tham quan các di tích lịch sử để gìn giữ và quảng bá giá trị của các di tích đó. + Các hoạt động nên làm như: tuân thủ nội quy và hướng dẫn tham quan tại các di tích; ứng xử văn minh, bảo vệ môi trường; đảm bảo an toàn khi tham quan;... + Các hoạt động không nên làm: chen lấn, xô đẩy, gây ồn ào; vứt rác bừa bãi; xâm phạm di tích;... * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Xem lại kiến thức bài Ôn tập cuối năm. |
- HS làm việc theo cặp.
- HS trả lời.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS làm việc nhóm.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc nhóm.
- HS báo cáo.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS tiếp thu, thực hiện. |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Khi đặt:
- Nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
Phí giáo án:
- Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 250k/học kì - 300k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm
=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, Địa lý & lịch sử thì phí là:
- 1400k/học kì - 1600k/cả năm
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 4 cánh diều đủ cả năm