Giáo án và PPT Mĩ thuật 4 cánh diều Bài 12: Trên cánh đồng quê em
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 12: Trên cánh đồng quê em. Thuộc chương trình Mĩ thuật 4 cánh diều. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Mĩ thuật 4 cánh diều
BÀI 12: TRÊN CÁNH ĐỒNG QUÊ EM
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
Những hình ảnh nào xuất hiện trong bài thơ?
Bé theo mẹ ra đồng
Vầng dương lên rực đỏ
Muôn vàn kim cương nhỏ
Lấp lánh ngọn cỏ hoa.
Nắng ban mai hiền hoà
Tung lụa tơ vàng óng
Trải lên muôn con sóng
Dập dờn đồng lúa xanh.
Đàn chiền chiện bay quanh
Hót tích ri tích rích
Lũ châu chấu tinh nghịch
Đu có uống sương rơi.
Sóng xanh cuộn chân trời
Cánh đồng như tranh vẽ
Bé ngân nga hát khẽ
Trong hương lúa mênh mông.
Bùi Minh Huế.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Quan sát, nhận biết
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
Quan sát hình 1, 2, 3, 4 (trang 56 SGK) và trả lời câu hỏi:
Các nhân vật ở trong mỗi bức hình đang làm công việc gì, ở đâu?
Ngoài hình ảnh các nhân vật còn có những hình ảnh nào khác ở trong mỗi bức hình?
Màu sắc nổi bật ở mỗi bức hình là gì?
Quan sát các hình 1, 2, 3, 4 (trang 57 SGK) và cho biết:
Sự khác nhau về tỉ lệ giữa các hình nhân vật ở sản phẩm 1 và sản phẩm 2.
Sự khác nhau về màu sắc ở sản phẩm 3 và sản phẩm 4.
Sản phẩm dự kiến:
Hình 1, 2, 3, 4 trang 56:
+ Hình 1: Các bác nông dân đang cấy lúa trên cánh đồng.
+ Hình 2: Người nông dân đi hái chè.trên cánh đồng chè
+ Hình 3: Người nông dân đang làm muối trên đồng muối.
+Hình 4: Người nông dân đang gặt lúa trên cánh đồng.
+ Các hình ảnh khác như: nhà cửa, cây cối, núi rừng.
+ Màu sắc chủ yếu là màu xanh và vàng.
Hình 1, 2, 3, 4 trang 57:
+ Hình 1: các nhân vật có tỉ lệ chưa cân đối (hình quá to, hình quá nhỏ,...; vị trí các nhân vật rời rạc, chưa tạo được nhóm).
+ Hình 2: các nhân vật có tỉ lệ cân đối với nhau.
+ Hình 3: màu sắc hài hoà (màu sắc các nhân vật trung tâm có độ đậm, nhạt, nóng, lạnh, chi tiết rõ tạo sức hút cho người xem, màu sắc nền đất, trời và cảnh phía sau nhẹ nhàng không chênh nhau về độ đậm, nhạt, nóng, lạnh làm nổi bật nhóm nhân vật chính).
+ Hình 4: màu sắc chưa hài hoà (các mảng màu sắc trên các nhân vật, nền đất, trời, cảnh vật phía sau lẫn vào nhau,...).
Hoạt động 2. Thực hành, sáng tạo
Nhiệm vụ 1. Hướng dẫn HS thực hành
GV đưa ra câu hỏi:
Sử dụng hình ảnh (trang 57, 58, SGK), yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi:
Kho hình ảnh gồm có những hình ảnh, chi tiết nào? Màu sắc của các hình ảnh, chi tiết được thể hiện như thế nào?
Em hãy nêu cách tạo nên kho hình ảnh.
Em hãy nêu sự khác nhau ở cách sắp xếp các hình ảnh, chi tiết từ kho hình ảnh.
Em sẽ sắp xếp hình ảnh, chi tiết nào trước/hình ảnh, chi tiết nào sau?
Em sắp xếp vị trí của các hình ảnh, chi tiết ở trên sản phẩm như thế nào để tạo nên sự cân đối, hài hoà cho sản phẩm?
Sản phẩm dự kiến:
+ Kho hình ảnh gồm hình người nông dân, cánh đồng, bầu trời, mây, mặt trời.
+ Kho hình ảnh có thể được tạo nên từ việc cắt dán, vẽ.
+ Sắp xếp cánh đồng trước sau đó sắp xếp hình ảnh người nông dân và vẽ thêm các chi tiết bầu trời, mây, mặt trời.
+ Để tạo được sự cân đối cho hình ảnh nên sắp xếp cách hình to phía trước các hình nhỏ phía sau để tạo độ gần xa cho sự vật.
Nhiệm vụ 2. Tổ chức học sinh thực hành, sáng tạo
HS cùng thảo luận và trả lời câu hỏi:
Em hãy sáng tạo sản phẩm mĩ thuật về để tải người lao động trên cảnh đồng theo ý thích.
Sản phẩm dự kiến:
HS lắng nghe, thực hiện.
…
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Họa sĩ Trần Văn Cẩn tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương vào năm nào?
A. 1931
B. 1936
C. 1958
D. 1994
Câu 2: Bức tranh "Tát nước đồng chiêm" của Trần Văn Cẩn được sáng tác vào năm nào?
A. 1931
B. 1936
C. 1958
D. 1996
Câu 3: Trong bức tranh "Tát nước đồng chiêm", tác giả đã kết hợp lối nhìn theo luật xa gần với lối vẽ nào của truyền thống Việt Nam?
A. Lối vẽ tả thực
B. Lối vẽ trừu tượng
C. Lối vẽ viễn cận ước lệ
D. Lối vẽ phối cảnh
Câu 4: Bức tranh "Tát nước đồng chiêm" vẽ về đề tài gì?
A. Sản xuất nông nghiệp
B. Phong cảnh thiên nhiên
C. Chân dung tự họa
D. Chiến tranh
Câu 5: Bố cục của bức tranh "Tát nước đồng chiêm" được dàn thành hình gì?
A. Hình tròn
B. Hình vuông
C. Hình tam giác
D. Mảng chéo
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1 – B | Câu 2 - C | Câu 3 – C | Câu 4 – A | Câu 5 – D |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau:
Câu 1: Tìm hiểu về hoạ sĩ Trần Văn Cẩn và bức tranh Tát nước đồng chiêm.
Câu 2: Tìm hiểu về tác phẩm Nghe lời Bác dạy của họa sĩ Vương Trình.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Mĩ thuật 4 cánh diều
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY MĨ THUẬT 4 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án mĩ thuật 4 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 4 kết nối tri thức
Giáo án điện tử mĩ thuật 4 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 4 kết nối tri thức đủ cả năm
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY MĨ THUẬT 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án mĩ thuật 4 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án powerpoint mĩ thuật 4 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án mĩ thuật 4 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án powerpoint mĩ thuật 4 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án mĩ thuật 4 chân trời sáng tạo bản 1 đủ cả năm
Giáo án điện tử mĩ thuật 4 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án mĩ thuật 4 chân trời sáng tạo bản 2 đủ cả năm
Giáo án điện tử mĩ thuật 4 chân trời sáng tạo bản 2