Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 kì 2 chân trời sáng tạo bản 1

Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 kì 2 sách chân trời sáng tạo bản 1. Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo bản 1 của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 kì 2 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 kì 2 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 kì 2 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 kì 2 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 kì 2 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 kì 2 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 kì 2 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 kì 2 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 kì 2 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 kì 2 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 kì 2 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 kì 2 chân trời sáng tạo bản 1

Xem video về mẫu Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 kì 2 chân trời sáng tạo bản 1


I. GIÁO ÁN WORD HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BẢN 1

TUẦN 23 – HĐGD: NHIỆM VỤ 3, 4 CHỦ ĐỀ 6

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:
  • Nêu được những hành động thể hiện tôn trọng sự khác biệt trong cộng đồng.
  • Đánh giá được những hành vi của bản thân và mọi người ở nơi công cộng;
  • Góp phần hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ, năng lực tham gia hoạt động và thể hiện trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và học tập: Khả năng xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả; điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Giải quyết vấn đề sáng tạo: Biết làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các nguồn thông tin khác nhau…

Năng lực riêng:

  • Thể hiện được chính kiến khi phản biện, bình luận về các hiện tượng xã hội và giải quyết mâu thuẫn.
  • Thực hiện được các nhiệm vụ với những yêu cầu khác nhau.
  • Thể hiện được cách giao tiếp, ứng xử phù hợp với tình huống.
  1. Phẩm chất:
  • Trách nhiệm
  • Trung thực
  • Chăm chỉ
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:
  • Sách giáo khoa hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7; giáo án
  • Các tình huống, tranh ảnh về hành vi tôn trọng sự khác biệt văn hoá nơi công cộng.
  • Máy chiếu, máy tính (nếu có)
  1. Đối với học sinh:
  • SGK, SBT hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7
  • Thực hiện nhiệm vụ trong SGK, SBT trước khi đến lớp.
  • Chuẩn bị một số tình huống tích cực và tiêu cực mà HS gặp khi tham gia.
  • Suy nghĩ về các cách cần ứng xử trong những tình huống đã chuẩn bị.
  • Sổ tay, giấy để ghi chú.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS có cảm giác hào hứng trước khi vào bài học.
  3. Nội dung: GV cho HS chơi trò chơi “Khác biệt”
  4. Sản phẩm: HS tham gia chơi trò chơi nhiệt tình, hào hứng.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV phổ biến luật chơi: Đầu tiên GV sẽ chỉ định 1 bạn đứng dậy nêu 1 điểm khác biệt của một bạn trong lớp, sau khi nói xong bạn ấy đứng dậy tiếp tục nói về sự khác biệt của 1 bạn khác, và cứ tiếp tục như vậy đến khi GV kết thúc trò chơi.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe và tham gia trò chơi.

Bước 3, 4. Báo cáo , đánh giá kết quả hoạt động và thảo luận

- GV dẫn dắt HS vào nội dung bài học (Tìm hiểu nhiệm vụ 3, 4 chủ đề 6)

  1. HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VÀ VẬN DỤNG – MỞ RỘNG

Hoạt động 3. Thể hiện tôn trọng sự khác biệt trong cộng đồng

  1. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS thể hiện tôn trọng sự khác biệt trong cộng đồng. Từ đó HS hình thành giá trị tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS lần lượt thực hiện các nhiệm vụ:
  • Trò chơi “tìm ra điểm tốt”
  • Đóng vai thể hiện tôn trọng sự khác biệt.
  • Chia sẻ cảm nhận của em khi tôn trọng sự khác biệt.
  1. Sản phẩm: HS biết cách thể hiện tôn trọng sự khác biệt.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Nhiệm vụ 1. Trò chơi “tìm ra điểm tốt”

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV phổ biến luật chơi: Khi quản trò hô “Bắn tên, bắn tên”, HS hô “Tên ai, tên ai”, quản trò hô “Tên Hoa, tên Hoa”, mỗi bạn được mời sẽ nói những điểm tốt về bạn Hoa; người nói sau không được trùng những điểm tốt mà người trước đã nói.

- GV tổ chức cho HS chơi thử, sau đó chơi thật. Cố gắng gợi nhiều bạn trong lớp để các bạn có cơ hội rèn luyện tìm ra điểm tích cực và tốt đẹp.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, tiếp thu và tham gia chơi trò chơi

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV phỏng vấn nhanh cảm nhận của HS sau khi chơi và bài học rút ra từ trò chơi.

Bước 4. Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

 

*Nhiệm vụ 2. Đóng vai thể hiện tôn trọng sự khác biệt

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm để thảo luận và đưa ra cách ứng xử trong các tình huống ở ý 1, nhiệm vụ 3, trang 52 sgk.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, thảo luận, đóng vai xử lí tình huống

- GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời các nhóm đóng vai ứng xử trước lớp, lưu ý HS thể hiện theo gợi ý ở trang 52 sgk.

- Đại diện các nhóm đưa ra cách ứng xử của nhóm mình, các nhóm khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung.

Bước 4. Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét ứng xử của mỗi nhóm, tổng kết và hướng dẫn HS thể hiện sự tôn trọng khác biệt trong cộng đồng.

 

*Nhiệm vụ 3. Chia sẻ cảm nhận của em khi tôn trọng sự khác biệt

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành nhóm 4HS, tổ chức cho HS chia sẻ về:

+ Cảm nhận của bạn khi thể hiện tôn trọng sự khác biệt?

+ Nếu không tôn trọng sự khác biệt, điều gì sẽ xảy ra?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS cùng thảo luận chia sẻ lẫn nhau

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.

Bước 4. Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và tổng kết.

3. Thể hiện tôn trọng sự khác biệt trong cộng đồng

* Trò chơi “tìm ra điểm tốt”

=>Kết luận: Mỗi người đều có vẻ dẹp, điểm tích cực riêng. Chính điều đó đã tạo nên bức tranh sinh động, phong phú và muôn màu, làm cho thế giới của chúng ta đa dạng. Chúng ta nên yêu thương và tôn trọng sự khác biệt đó. Luôn nhìn nhận điểm tích cực, tốt đẹp ở người khác chính là chìa khoá để chúng ta tôn trọng sự khác biệt.

 

 

 

 

 

 

* Đóng vai thể hiện tôn trọng sự khác biệt

- Trường hợp 1: Mỗi vùng miền đều có đặc trưng riêng về giọng nói. Nếu chúng ta chưa nghe được thì có thể nhắc bạn ấy nói chậm lại và từ từ hướng dẫn bạn dùng từ phổ thông để dễ dàng giao tiếp với mọi người.

- Trường hợp 2: Mỗi chúng ta có những đặc điểm riêng về tính cách, sở thích. Điều đó tạo nên nét riêng của mỗi người, vì vậy cần nhìn nhận và tôn trọng sở thích riêng của nhau.

 

 

 

 

 

 

 

 

* Chia sẻ cảm nhận của em khi tôn trọng sự khác biệt

Hoạt động 4. Thể hiện sự không đồng tình với những hành vi, thái độ, kì thị giới tính, dân tộc, địa vị xã hội.

  1. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS thể hiện được thái độ lên án những hành vi, thái độ kì thị giới tính, dân tộc và địa vị xã hội.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các hoạt động cho HS:
  • Giới thiệu nội dung bài thuyết trình
  • Thuyết trình về nội dung lên án những hành vi, thái độ kì thị giới tính, dân tộc và địa vị xã hội.
  • Tuyên truyền vận động mọi người tránh kì thị về giới tính, dân tộc và địa vị xã hội.
  1. Sản phẩm: HS hoàn thành các nhiệm vụ được giao thông qua đó thể hiện sự không đồng tình với những hành vi, thái độ, kì thị giới tính, dân tộc, địa vị xã hội.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Nhiệm vụ 1. Giới thiệu nội dung bài thuyết trình

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- - GV chia lớp thành các nhóm đôi, yêu cầu lần lượt từng HS trong nhóm giới thiệu về bài thuyết trình (đã chuẩn bị ở nhà) của mình,

- GV khảo sát nhanh bằng hình thức giơ tay:

+ Bạn nào viết bài về nội dung lên án hành vị, thái độ kì thị giới tính?

+ Bạn nào viết bài về nội dụng lên án hành vị, thái độ kì thị dân tộc?

+ Bạn nào viết bài về nội dụng lên án hành vị, thái độ kì thị địa vị xã hội?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chia sẻ đề tài thuyết trình của bản thân

Bước 3, 4. Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động và thảo luận

- GV tổng hợp và khích lệ tỉnh thần chuẩn bị của HS

 

*Nhiệm vụ 2. Thuyết trình

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm từ 4 - 6 HS, yêu cẩu lần lượt từng HS trong nhóm đứng dậy thuyết trình lên án những hành vi, thái độ kì thị về giới tính, dân tộc và địa vị xã hội.

- GV đưa ra một vài tiêu chí đánh giá:

+ Giọng nói to khoẻ, mạch lạc, rõ ràng.

+ Lập luận chặt chế, logic, thuyết phục.

+ Sử dụng biểu cảm phi ngôn ngữ phù hợp, thể hiện được cảm xúc, mong muốn của cá nhân.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại điện một số nhóm thuyết trình trước lớp.

Bước 4. Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết về thái độ và cách trình bày của HS trong bài thuyết trình, đồng thời nhắc nhở HS đám lên tiếng và ứng xử khéo léo khi chứng kiến các hành vị kì thị giới tính, dân tộc và địa vị xã hội.

 

*Nhiệm vụ 3. Tuyên truyền, vận động

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm từ 4 - 6 HS, lần lượt từng HS tuyên truyền trong nhóm vận động mọi người thể hiện sự tôn trọng, chấp nhận sự khác biệt, tránh kì thị về giới tính, dân tộc và địa vị xã hội.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ

- HS hình thành nhóm, lên nội dung tuyên truyền với các thành viên trong nhóm của mình.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại điện các nhóm tuyên truyền, vận động trước lớp.

Bước 4. Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết và khuyến khích HS tuyên truyền đến mọi người nơi mình sinh sống.

4. Thể hiện sự không đồng tình với những hành vi, thái độ, kì thị giới tính, dân tộc, địa vị xã hội.

* Giới thiệu nội dung bài thuyết trình

Gợi ý:

- Nêu thực trạng kì thị giới tính, dân tộc, địa vị xã hội.

- Nêu ý nghĩa của việc làm cụ thể thẻ hiện sự không đồng tình với những hành vi, thái độ kì thị giới tính, dân tộc, địa vị xã hội.

 

 

 

 

 

 

 

 

* Thuyết trình về nội dung lên án những hành vi, thái độ kì thị giới tính, dân tộc và địa vị xã hội

(HS thuyết trình dựa theo bài của nhóm đã chuẩn bị trước)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*Tuyên truyền, vận động mọi người tránh kì thị về giới tính, dân tộc và địa vị xã hội

 

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BẢN 1

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!

Trò chơi: KHÁC BIỆT

GV chỉ định 1 bạn đứng dậy nêu 1 điểm khác biệt của một bạn trong lớp, sau khi nói xong bạn ấy đứng dậy tiếp tục nói về sự khác biệt của 1 bạn khác, và cứ tiếp tục như vậy đến khi kết thúc trò chơi.

CHỦ ĐỀ 6. SỐNG HÒA HỢP TRONG CỘNG ĐỒNG

tuần 23: Hoạt động giáo dục - Nhiệm vụ 3, 4 chủ đề 6

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Thể hiện tôn trọng sự khác biệt trong cộng đồng.
  2. Thể hiện sự không đồng tình với những hành vi, thái độ, kì thị giới tính, dân tộc, địa vị xã hội.
  3. Thể hiện tôn trọng sự khác biệt trong cộng đồng

Trò chơi “tìm ra điểm tốt”

Luật chơi

Khi quản trò hô “Bắn tên, bắn tên”, HS hô “Tên ai, tên ai”, quản trò hô “Tên Hoa, tên Hoa”, mỗi bạn được mời sẽ nói những điểm tốt về bạn Hoa; người nói sau không được trùng những điểm tốt mà người trước đã nói.

Mỗi người đều có vẻ dẹp, điểm tích cực riêng. Chính điều đó đã tạo nên bức tranh sinh động, phong phú và muôn màu, làm cho thế giới của chúng ta đa dạng. Chúng ta nên yêu thương và tôn trọng sự khác biệt đó. Luôn nhìn nhận điểm tích cực, tốt đẹp ở người khác chính là chìa khoá để chúng ta tôn trọng sự khác biệt.

Trường hợp 1

Bạn H trong lớp nói giọng địa phương nên em nghe không rõ

Trường hợp 2

Ở bến xe bus, em thấy mọi người đang bàn tán về một người mặc trang phục khác thường

Gợi ý

Chấp nhận mọi người như vốn có

Nhìn nhận được vẻ đẹp, điểm tích cực của sự khác biệt.

Cởi mỏ và tiếp nhận cái khác với mình

Lắng nghe và học hỏi từ tất cả mọi người

Trường hợp 1

Mỗi vùng miền đều có đặc trưng riêng về giọng nói. Nếu chúng ta chưa nghe được thì có thể nhắc bạn ấy nói chậm lại và từ từ hướng dẫn bạn dùng từ phổ thông để dễ dàng giao tiếp với mọi người.

Trường hợp 2

Mỗi chúng ta có những đặc điểm riêng về tính cách, sở thích. Điều đó tạo nên nét riêng của mỗi người, vì vậy cần nhìn nhận và tôn trọng sở thích riêng của nhau.

Góc chia sẻ

Cảm nhận của bạn khi thể hiện tôn trọng sự khác biệt?

Nếu không tôn trọng sự khác biệt, điều gì sẽ xảy ra?

  1. Thể hiện sự không đồng tình với những hành vi, thái độ, kì thị giới tính, dân tộc, địa vị xã hội.

Từng bạn trong nhóm giới thiệu về bài thuyết trình của mình

Khảo sát nhanh

  • Bạn nào viết bài về nội dung lên án hành vị, thái độ kì thị giới tính?
  • Bạn nào viết bài về nội dụng lên án hành vị, thái độ kì thị dân tộc?
  • Bạn nào viết bài về nội dụng lên án hành vị, thái độ kì thị địa vị xã hội?

Thuyết trình lên án những hành vi, thái độ kì thị về giới tính, dân tộc và địa vị xã hội.

  • Giọng nói to khoẻ, mạch lạc, rõ ràng.
  • Lập luận chặt chế, logic, thuyết phục.
  • Sử dụng biểu cảm phi ngôn ngữ phù hợp, thể hiện được cảm xúc, mong muốn của cá nhân.
  • Hãy tuyên truyền trong nhóm vận động mọi người thể hiện sự tôn trọng, chấp nhận sự khác biệt, tránh kì thị về giới tính, dân tộc và địa vị xã hội.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ôn lại kiến thức đã học

Hoàn thành bài tập SBT

Chuẩn bị tiết sinh hoạt

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE BÀI GIẢNG!

Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 kì 2 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 kì 2 chân trời sáng tạo bản 1

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Từ khóa: Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo với cuộc sống, GA trình chiếu hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo bản 1, GA điện tử trải nghiệm hướng nghiệp 7 CTST bản 1

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)

Chat hỗ trợ
Chat ngay