Giáo án PowerPoint Lịch sử 6 Kết nối tri thức bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

Giáo án PowerPoint Lịch sử 6 - sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Giáo án bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint Lịch sử 6 Kết nối tri thức bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII


BÀI 9: TRUNG QUỐC TỪ  THỜI CỔ ĐẠI ĐẾN THẾ KỈ VII

KHỞI ĐỘNG

Kiểm tra bài cũ

Em hãy trình bày những đặc điểm chính của chế độ đẳng cấp của Ấn Độ cổ đại.

Em có biết Trung Quốc tạo ra vật này làm gì không? Về sau nó được kế thừa trong lĩnh vực nào?

  • Từ thời xa xưa người Trung Quốc đã chế tạo ra la bàn để xác định phương hướng. Họ còn là chủ nhân của một nền văn minh phát triển với nhiều thành tựu mà cho đến ngày nay nhân loại vẫn đang được thừa hưởng.
  • Điều kiện nào đã giúp người Trung Quốc cổ đại tạo dựng được nền văn minh rực rỡ như vậy? Những giá trị to lớn mà họ truyền lại đến ngày nay là gì?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

  1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI

Người Trung Quốc đã xây dựng nền văn minh đầu tiên ở lưu vực sông Hoàng Hà, sau đó mở rộng đến lưu vực sông Trường Giang (Dương Tử)

Quan sát Lược đồ Hình 2:

Em hãy nêu những đặc điểm về điều kiện tự nhiên của hai con sông Hoàng Hà và Trừng Giang.

Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên của hai con sông Hoàng Hà và Trường Giang

  • Hoàng Hà: dài khoảng 5.464km và diện tích lưu vực sông gần 753.000km. Đây là con sông lớn thứ năm trên thế giới và dài thứ hai ở Trung Quốc.
  • Trường Giang: dài khoảng 6.300km, là con sông dài thứ ba trên thế giới.
  • Cả 2 sông Hoàng Hà và Trường Giang đều chảy theo hướng Tây - Đông, đem phù sa về bồi đắp cho những cánh đồng châu thổ màu mỡ, phì nhiêu, khí hậu ấm áp.

Mở rộng

  • Những triều đại đầu tiên trong lịch sử như Hạ, Thương, Chu đều hình thành ở lưu vực Hoàng Hà. Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, các nước chư hầu xuất hiện và tranh giành bá vị với nhau, chủ yếu cũng đều hoạt động tại lưu vực Hoàng Hà.
  • Về sau, người Trung Quốc mới tiến đến về phía nam, xuống lưu vực sông Trường Giang.

  Theo em, sông Hoàng Hà và Trường Giang đã tác động như thế nào đến cuộc sống của cư dân Trung Quốc thời cổ đại?

  • Phù sa của nó đã bồi tụ nên các đổng bằng Hoa Bắc, Hoa Nam, Hoa Trung rộng lớn, phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp khi công cụ sản xuất còn tương đối thô sơ.
  • Lũ lụt của hai con sông cũng gây ra rất nhiều khó khăn cho cuộc sống và cướp đi sinh mạng của nhiều người dân.

=> Người Trung Quốc có nhu cầu liên kết với nhau để làm thuỷ lợi và chinh phục các dòng sông dẫn đến sớm hình thành nhà nước với những nền văn minh đầu tiên.

  1. NHÀ TẦN THỐNG NHẤT VÀ XÁC LẬP CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở TRUNG QUỐC
  • Từ thế kỉ XXI đến thế kỉ III TCN, lịch sử Trung Quốc đã trải qua các triều đại Hạ, Thương, Chu.
  • Sau triều đại nhà Chu, Trung Quốc bị chia thành nhiều nước nhỏ.

Quan sát Lược đồ Hình 2

Đến thế kỉ III TCN, nước Tần có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất, lần lượt tiêu diệt các nước nhỏ khác, chấm dứt tình trạng chia cắt, thống nhất lãnh thổ vào năm 221 TCN.

Thảo luận và trả lời câu hỏi

Hãy so sánh lãnh thổ Trung Quốc thời nhà Tần và lãnh thổ Trung Quốc hiện nay.

  • Lãnh thổ Trung Quốc thời nhà Tần nhỏ hơn so với ngày nay.
  • Lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn như ngày nay là kết quả của quá trình mở rộng trải qua nhiều triều đại.

Em hãy cho biết nhà Tần đã thống nhất và xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc như thế nào?

Thống nhất về mặt lãnh thổ

  • Tần Thủy Hoàng, tự xưng hoàng đế.
  • Chia đất nước thành các quận, huyện, đặt các chức cai quản.
  • Lập ra triều đại phong kiến đầu tiên ở Trung Quốc

Thống nhất toàn diện

Áp dụng các chế độ dùng chung trên cả nước:

  • Đo lường.
  • Tiền tệ.
  • Chữ viết.
  • Pháp luật.

Mở rộng:

  • Tần Thủy Hoàng sinh ngày 18/2/259 TCN, mất ngày 11/7/210 TCN.
  • Ông là vị vua thứ 36 của nước Tần, đồng thời là Hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa sau khi tiêu diệt các nước chư hầu, chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc vào năm 221 TCN.
  • Để đánh dấu mốc cho việc thống nhất Trung Hoa và chứng tỏ nhà Tần còn vĩ đại hơn các triều đại trước, ông tự tạo ra một danh hiệu mới là "Hoàng đế" và tự gọi mình là Thủy Hoàng đế.

Do sự phát triển của sản xuất, nhiều giai cấp mới được hình thành.

Quan sát Sơ đồ Hình 4 và cho biết:

  • Xã hội cổ đại Trung Quốc gồm những giai cấp nào?
  • Xã hội phong kiến Trung Quốc gồm những giai cấp chính nào? Các giai cấp đó hình thành từ những giai cấp nào trong xã hội cổ đại?
  • Quan hệ giữa hai giai cấp cơ bản của xã hội phong kiến dựa trên cơ sở nào?

Những giai cấp mới trong xã hội phong kiến Trung Quốc

Xã hội cổ đại:

  • Quý tộc, quan lại.
  • Nông dân.

Xã hội phong kiến

  • Địa chủ: được hình thành từ giai cấp quý tộc, quan lại.
  • Tá điền (Nông dân lĩnh can): được hình thành từ giai cấp nông dân.

Quan hệ giữa hai giai cấp cơ bản của xã hội phong kiến

  • Bóc lột bằng nộp tô thuế.

 Thảo luận và trả lời câu hỏi:

Em có nhận xét chính sách cai trị của Tần Thủy Hoàng?

Tích cực: thực hiện nhiều biện pháp để thiết lập bộ máy nhà nước, củng cố đất nước.

Hạn chế: dùng hình phạt hà khắc để cai trị nhân dân.

KT:

  • Nhà Tần chỉ tồn tại được trong khoảng 15 năm.
  • Năm 206, Lưu Bang lật đổ nhà Tần, mở đầu triều đạ nhà Hán.
  1. TRUNG QUỐC TỪ THỜI NHÀ HÁN ĐẾN NHÀ TÙY (206 TCN – THẾ KỈ VII)

Quan sát Sơ đồ hình 9.6 và cho biết:

  • Kể tên các triều đại nào phong kiến từ nhà Hán đến nhà Tùy? Triều đại nào kéo dài nhiều nhất? Triều đại nào tồn tại ngắn nhất?
  • Đặc điểm nổi bật của thời kì này là gì?

 Các triều đại nào phong kiến từ nhà Hán đến nhà Tùy:

  • Từ sau thời nhà Tần, lịch sử xã hội Trung Quốc trải qua các thời kì và các triều đại phong kiến nối tiếp nhau.
  • Triều đại kéo dài nhiều nhất: nhà Hán.
  • Triều đại tồn tại ngắn nhất: nhà Tùy.
  • Đặc điểm nổi bật của thời kì này:
  • Bước vào thời kì bị phân tán, thống nhất xen kẽ chia rẽ.
  • Các triều đại phong kiến liên tiếp mở những cuộc chiến tranh xâm lược để mở rộng lãnh thổ. Cuối cùng được thống nhất lại dưới thời nhà Tuỳ.

Thảo luận và trả lời câu hỏi:

  • Em có biết những triều đại Trung Quốc nào đã xâm lược nước ta không?
  • Nhà Hán có sự kiện gì liên quan đến lịch sử Việt Nam?

KT:

  • Những triều đại Trung Quốc nào đã xâm lược nước ta: nhà Triệu, nhà Hán, nhà Nam Hán,...
  • Nhà Hán có sự kiện liên quan đến lịch sử Việt Nam: nhà Hán đô hộ nước ta, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa.
  1. MỘT SỐ THÀNH TỰ NỔI BẬT CỦA VĂN MINH TRUNG QUỐC TỪ THỜI CỔ ĐẠI ĐẾN THẾ KỈ VII

Chữ viết

  • Từ thời nhà Thương, người Tung Quốc đã khắc chữ trên mai rùa, xương thú, gọi là giáp cốt văn.

Văn học:

  • Thời Xuân Thu: Kinh Thi là tập thơ cổ nhất ở Trung Quốc, gồm nhiều sáng tác dân gian được Khổng Tử chỉnh lí.
  • Nhiều bài thơ là nguồn cảm hứng sáng tác thơ ca của Trung Quốc giai đoạn sau. Ảnh hưởng lớn đến văn học nước ngoài, trong đó có Việt Nam.

Tư tưởng

  • Nhiều học thuyết tư tưởng chính trị và triết học. Nổi bật nhất là bốn phái: Nho gia, Pháp gia, Đạo gia, Mặc gia.
  • Khổng Tử là người có học vấn uyên bác, trong quá trình dạy học, ông luôn đặt đạo đức lên hàng đầu.

Sử học

  • Người Trung Quốc xưa rất có ý thức về việc chép sử.
  • Những bộ sử tiêu biểu: Sử kí của Tự Mã Thiên, Tam quốc chí của Trần Thọ.

Lịch Pháp

  • Người Trung Quốc đã phát minh ra một loại lịch dựa trên sự kết hợp giữa lich âm và lịch dương.
  • Đến ngày nay, vẫn ảnh hưởng đến cách tính của nhiều nước phương Đông, trong đó có Việt Nam

thuật:

  • Thế kỉ II TCN, người Trung Quốc phát minh ra thiết bị đo động đất sớm nhất thế giới (địa động nghi). Ngoài ra, Trung Quốc đã đặt nền tảng cho các phát minh quan trọng: kĩ thuật dệt tơ lụa, làm giấy, la bàn, thuốc nổ, kĩ thuật in ...
  • Trong số đó có những phát minh vẫn còn được sử dụng đến ngày nay.

Y học

  • Bộ Hoàng đế nội kinh của Hoa Đà (một trong “tứ đại danh y của Trung Quốc) là cuốn sách kinh điển của y học của Trung Quốc). Ông cũng là người đầu tiên thực hiện phương pháp phẫu thuật gây mê.
  • Sớm phát triển với cách chữa bệnh bằng thảo dược, châm cứu, bấm huyệt.

Kiến trúc

Xây dựng các công trình kiến trúc, các cung điện, lăng tẩm nguy nga, lộng lẫy, đặc biệt là Vạn Lí Trường Thành.

Thảo luận và trả lời câu hỏi

Nhóm 1: Em có đồng ý với quan điểm “Tiên học lễ, hậu học văn” không? Lí giải sự lựa chọn của em?

Nhóm 2: Theo em, các triều đại Trung Quốc xây dựng Vạn lý trường thành để làm gì?

Nhóm 1:

Đồng ý với quan điểm “Tiên học lễ, hậu học văn” :

  • Ý nghĩa của câu là học đạo đức, đối nhân xử thế trước, học kiến thức sau.
  • Hiện nay, “lễ” nên hiểu khái quát hơn: Học làm người trước, học kiến thức sau; nếu không dù có tài giỏi đến mấy, không giúp ích được cho xã hội, thậm chí gây nguy hiểm cho xã hội.

Nhóm 2:

Các triều đại Trung Quốc xây dựng Vạn lý trường thành để:

  • Bảo vệ Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của những bộ tộc du khác.
  • Kiểm soát biên giới,quy định hoặc khuyến khích thương mại và kiểm soát xuất nhập cảnh.
  • Ngày nay, Vạn lý trường thành là điểm du lịch nổi tiếng, thu hút hàng triệu khách du lịch mỗi năm.

Luyện tập - Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Những con sông nào đóng vai trò quan trọng đối với sự hình thành nền văn minh Trung Quốc?

  • Sông Nin và sông Hằng
  • Sông Ấn và sông Hằng
  • Hoàng Hà và Trường Giang
  • Sông Ti-gơ-rơ và sông Ơ-phơ-rát

Đáp án

  • Hoàng Hà và Trường Giang

Luyện tập mở rộng

Theo em, tại sao Hoàng Hà được gọi là “sông Mẹ” của Trung Quốc. Từ đó, em hãy kể tên “sông Mẹ” của Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ?

  • Hoàng Hà được gọi là “sông Mẹ” của Trung Quốc vì: con sông là nơi khởi nguồn văn minh của Trung Quốc, lưu vực của nó từng là trung tâm kinh tế, chính trị của Trung Quốc trong nhiều thời kì lịch sử và nguồn nước của nó nuôi sống đông đảo dân cư của quốc gia này.
  • “Sông Mẹ” của Ai Cập là sông Nin, Lưỡng Hà là sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát, Ấn Độ là sông Ấn và sông Hằng.

Theo em, việc phát minh ra kĩ thuật làm giấy có vai trò gì đối với sự phát triển của xã hội ngày nay?

  • Ngày nay, dù bước sang thời đại 4.0 với mạng Internet toàn cầu, với lưu giữ thông tin và trao đổi thông tin qua thư điện tử, thì giấy vẫn không mất đi vai trò của nó.
  • Giấy được dùng để: dán tường, trang trí nhà cửa; làm bao bì, làm hộp; làm quạt, làm dù che, làm giấy vệ sinh,...

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Trả lời các câu hỏi

Trong SGK trang 43

Đọc trước Bài 10 - Hi Lạp và La Mã cổ đại, SGK trang 44

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Lịch sử và địa lí 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay