Giáo án Sinh học 10 kì 1 soạn theo công văn 5512

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Sinh học lớp 10 kì 1 mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem video về mẫu Giáo án Sinh học 10 kì 1 soạn theo công văn 5512

Một số tài liệu quan tâm khác


Bài 2: CÁC GIỚI SINH VẬT

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Học sinh phải nêu được khái niệm giới.

- Trình bày được hệ thống phân loại sinh giới (hệ thống 5 giới).

- Nêu được đặc điểm chính của mỗi giới sinh vật (giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật).

  1. Năng lực

a/ Năng lực kiến thức:

- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì

- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.

- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập

b/ Năng lực sống:

- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.

- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.

- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…

- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...

- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...

  1. Phẩm chất

- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Tranh phóng to hình 2/ SGK

- Tranh ảnh đại diện của sinh giới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
  3. b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
  4. c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Gv đặt câu hỏi GV: VD: Một cây đậu, một con bò, một con trùng đế giày, một con chó, rêu, vi khuẩn, nấm đảm, nấm nhầy.. Các loại này thuộc này thuộc giới sinh vật nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: HS : trả lời-> GV dẫn dắt vào bài mới

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Giới và hệ thống phân loại 5 giới

  1. a) Mục tiêu:

- Học sinh phải nêu được khái niệm giới.

- Trình bày được hệ thống phân loại sinh giới (hệ thống 5 giới).

  1. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  2. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
  3. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời.

? Giới là gì?

GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhanh trả lời.

? Sinh giới được chia thành mấy giới? Do ai đề nghị

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

I. Giới và hệ thống phân loại 5 giới:

1. Khái niệm giới:

Giới là đơn vị phân loại lớn nhất, gồm các ngành sinh vật có đặc điểm chung.

2. Hệ thống phân loại 5 giới:

Oaitâykơ và Magulis chia thế giới sinh vật thành 5 giới: Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật và Động vật

Hoạt động 2: Đặc điểm chính của mỗi giới

  1. a) Mục tiêu: Nêu được đặc điểm chính của mỗi giới sinh vật (giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật).
  2. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS tách nhóm, nêu câu hỏi, phân công HS thảo luận theo nhóm.

+ Nhóm 1:

Câu hỏi : Trình bày đặc điểm của các sinh vật thuộc giới Khởi sinh.

GV nhận xét, kết luận

+ Nhóm 2:

Câu hỏi : Trình bày đặc điểm của các sinh vật thuộc giới Nguyên sinh và giới Nấm.

+ Nhóm 3:

Câu hỏi : Trình bày đặc điểm của các sinh vật thuộc giới Thực vật?

+ Nhóm 4:

Câu hỏi : Trình bày đặc điểm của các sinh vật thuộc giới Động vật?

GV yêu cầu nhóm 4 trình bày kết quả.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá, nhận xét, kết luận.

 

II. Đặc điểm chính của mỗi giới:

1. Giới Khởi sinh: (Monera)

- Tế bào nhân sơ, kích thước rất nhỏ (1-5µm)

- Hình thức sống: tự dưỡng, dị dưỡng hoại sinh, kí sinh.

2. Giới Nguyên sinh: (Protista)

- Gồm: nhóm Tảo, nhóm Nấm nhầy, nhóm Động vật nguyên sinh.

 

- Hình thức sống: tự dưỡng, dị dưỡng hoại sinh.

3. Giới Nấm: (Fungi)

- Tế bào nhân thực, đơn bào và đa bào sợi, thành tế bào có chứa kitin,…

- Hình thức sống: hoại sinh, kí sinh, cộng sinh.

4. Giới Thực vật: (Plantae)

- Cơ thể đa bào, nhân thực, tế bào có thành Xenlulôzơ.

- Là sinh vật tự dưỡng sống cố định, phản ứng chậm .

- Vai trò : cung cấp nguồn thực phẩm, dược liệu, nguyên liệu, điều hòa khí hậu, giữ nguồn nước ngầm,… cho con người.

5. Giới Động vật: (Amialia)

- Cơ thể đa bào, nhân thực.

- Sống dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.

- Vai trò góp phần làm cân bằng hệ sinh thái, cung cấp nguyên liệu và thức ăn cho con người.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
  3. b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi

Câu 1: Trong hệ thống phân loại 5 giới, vi khuẩn thuộc

  1. giới Khởi sinh. B. giới Nấm.
  2. giới Nguyên sinh. D. giới Động vật.

Đáp án: A

Câu 2: Các nghành chính trong giới thực vật là

  1. Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín.
  2. Rêu, Hạt trần, Hạt kín.
  3. Tảo lục đa bào, Quyết, Hạt trần, Hạt kín.
  4. Quyết, Hạt trần, Hạt kín.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Câu 3: Cho các ý sau:

(1) Hầu hết đơn bào.

(2) Sinh trưởng, sinh sản nhanh.

(3) Phân bố rộng.

(4) Thích ứng cao với điều kiện sống.

(5) Có khả năng chịu nhiệt và chịu lạnh tốt.

(6) Quan sát được bằng mắt thường.

Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của vi sinh vật nói chung?

  1. 2 B. 4 C. 3 D. 5.

Đáp án: B

Câu 4: Trong một cánh rừng gồm các cấp tổ chức sống cơ bản là

  1. Cá thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.
  2. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã.
  3. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển.
  4. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Câu 5: Thế giới sinh vật được phân thành các nhóm theo trình tự là

  1. Loài → chi → họ →bộ→lớp→ngành → giới.
  2. chi → họ → bộ→lớp→ngành → giới→ loài
  3. Loài → chi → bộ → họ →lớp→ngành → giới.
  4. Loài → chi →lớp → họ →bộ →ngành → giới.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

  1. c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập
  2. d) Tổ chức thực hiện:
  3. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  4. a) Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
  5. b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

1/ Hệ thống mở và tự điều chỉnh là gì?

2/ Tại sao các sinh vật trên trái đất đều có chung nguồn gốc tổ tiên nhưng ngày nay lại đa dạng phong phú như vậy?

  1. c) Sản phẩm: HS làm các bài tập

1/ Hệ thống mở: Sinh vật ở mọi cấp tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường. Sinh vật không chỉ chịu sự tác động của MT mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.

- Khả năng tự điều chỉnh hệ thống sống nhằm đảm bảo duy trì và điều hoà cân bằng động trong hệ thống để tồn tại và phát triển.

2/ Sinh vật có cơ chế phát sinh biến dị, di truyền được chọn lọc tự nhiên chọn lọc nên thích nghi với môi trường và tạo nên một thế giới sống đa dạng và phong phú.

- Sinh vật không ngừng tiến hoá.

  1. d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Đọc mục “Em có biết” Hệ thống 3 lãnh giới.

- Xem lại cấu tạo các nguyên tố trong bảng TH các nguyên tố hoá học của Menđêlêep.

- Khái niệm về liên kết cộng hoá trị, các điện tử vòng ngoài của các nguyên tố C, H, O, N.

 

Giáo án Sinh học 10 kì 1 soạn theo công văn 5512
Giáo án Sinh học 10 kì 1 soạn theo công văn 5512

Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Sinh học lớp 10 kì 1 được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình Sinh học 10. 

Phí tải giáo án:

  • 150.000/học kì
  • 200.000/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.

Thông tin thêm:

  • Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
  • Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
  • Zalo hỗ trợ: 0386 168 725 

Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

=>

Từ khóa: gián án mới sinh khối 10, sinh học 10 kì 1 cv 5512, tải giáo án mới cv 5512, giao an sinh 10 ki 1 cv 5512

Tài liệu giảng dạy môn Sinh học THPT

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay