Kênh giáo viên » Sinh học 12 » Giáo án Sinh học 12 soạn theo công văn 5512

Giáo án Sinh học 12 soạn theo công văn 5512

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Sinh học lớp 12 mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem video về mẫu Giáo án Sinh học 12 soạn theo công văn 5512

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

TUẦN:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

TIẾT- BÀI 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

Sau khi học xong bài này học sinh phải

- Nêu được khái niệm, cấu trúc chung của gen.

- Nêu được khái niệm, các đặc điểm chung về mã di truyền. Giải thích được tại sao mã di truyền phải là mã bộ ba.

- Từ mô hình tự nhân đôi của ADN, mô tả được các bước của quá trình tự nhân đôi ADN làm cơ sở cho sự tự nhân đôi nhiễm sắc thể.

- Nêu được điểm khác nhau giữa sao chép ở sinh vật nhân sơ và nhân chuẩn.

- Tăng cường khả năng suy luận, nhận thức thông qua kiến thức về cách tổng hợp mạch mới dựa theo 2 mạch khuôn khác nhau.

  1. Năng lực
  2. Năng lực kiến thức:

- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì

- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.

- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập

  1. Năng lực sống:

- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.

- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin về khái niệm gen, cấu trúc chung của gen cấu trúc; mã di truyền và quá trình nhân đôi AND.

- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…

- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...

- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...

  1. Phẩm chất

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. GV:

- Tranh phóng to hình 1.1, 1.2 và bảng 1 SGK, bảng phụ.

- Phim( ảnh động) về sự tự nhân đôi của ADN, máy chiếu projector, máy tính...

  1. HS:

- Xem trước bài mới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu:

- Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu xem mình đã biết gì về di truyền

- Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh.

  1. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  2. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  3. Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Giáo viên cho học sinh xem ảnh so sánh sự giống nhau và khác nhau ở con cái và bố mẹ . Từ đó tạo tình huống trong sinh sản người ta bắt gặp hiện tượng con cái sinh ra giống bố mẹ và có những đặc điểm khác bố mẹ đó là hiện tượng di truyền và biến dị. Vậy cơ chế di truyền nào đảm bảo cho con cái sinh ra giống bố mẹ? Vì sao lại có sự sai khác đó

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh tập trung chú ý.

+ Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS

Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1:

  1. Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm, cấu trúc chung của gen.

- Nêu được khái niệm, các đặc điểm chung về mã di truyền. Giải thích được tại sao mã di truyền phải là mã bộ ba.

  1. Nội dung: HS đọcSGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  2. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

  1. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm gen và cấu trúc chung của gen

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV: Chuyển đặt câu hỏi cho HS trả lời:

1. Yêu cầu học sinh đọc mục I kết hợp quan sát hình 1.1 SGK và cho biết: gen là gì? Gen ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực giống và khác nhau ở điểm nào?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ

+ GV: quan sát và trợ giúp HS.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Gọi 1- 2 học sinh bất kì trả lời và yêu cầu một số học sinh khác nhận xét, bổ sung.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV chỉnh sửa và kết luận để học sinh ghi bài.

GDMT : có rất nhiều loại gen như : gen điều hoà, gen cấu trúc.... Từ đó chứng tỏ sự đa dạng di truyền của sinh giới => Phải bảo vệ vốn gen để bảo vệ sự đa dạng di truyền.

 

I. Gen:

1. Khái niệm:

Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi polipeptit hoặc một phân tử ARN.

2.Cấu trúc chung của gen:

- Gen ở sinh vật nhân sơ và nhân thực đều có cấu trúc gồm 3 vùng :

+ Vùng điều hoà : mang tín hiệu khởi động và điều hoà phiên mã.

+ Vùng mã hoá : Mang thông tin mã hoá các axit amin.

+ Vùng kết thúc : mang tín hiệu kết thúc phiên mã.

Tuy nhiên ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hoá liên tục còn ở sinh vật nhân thực có vùng mã hoá không liên tục.

 

Hoạt động 2: Mã di truyền.

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Giải thích về bằng chứng về mã bộ 3 và đặc điểm của mã di truyền.

1. Yêu cầu học sinh đọc SGK mục II và hoàn thành những yêu cầu sau:

- Nêu khái niệm về mã di truyền.

- Chứng minh mã di truyền là mã bộ ba.

- Nêu đặc điểm chung của mã di truyền.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ

+ GV: quan sát và trợ giúp HS.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

Với mỗi nội dung, gọi 1 học sinh bất kì trả lời, cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV chỉnh sửa và kết luận để học sinh ghi bài

GV giải thích các đặc điểm chung của mã di truyền dựa vào bảng 1.1 và kết luận.

 

II. Mã di truyền.

- Khái niệm: Là trình tự các nu trong gen quy định trình tự các axit amin trong prôtêin.

- Bằng chứng về mã bộ ba, trong ADN có 4 loại nu là (A, T, G, X), nhưng trong prôtêin có 20 loại aa, nên :

Nếu 1 nu xác định 1 aa thìo có 41 = 4 tổ hợp ( chưa đủ mã hoá 20 loại aa.

Nếu 2 nu....42= 16 tổ hợp (chưa đủ mã hóa 20 loại aa)

Nếu 3 nu ....43= 64 tổ hợp( thừa đủ) => mã bộ ba là mã hợp lí.

- Đặc điểm chung của mã di truyền:

+ Mã di truyền được đọc từ một điểm xác đinh theo từng bộ ba nuclêôtít mà không gối lên nhau.

+ Mã di truyền mang tính phổ biến, túc là tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền( trừ một vài ngoại lệ).

+ Mã di truyền mang tính đặc hiệu, tức là một bộ ba chỉ mã hoá cho một loại axit amin.

+ Mã di truyền mang tính thoái hoá, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin, trừ AUG và UGG.

Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu và mô tả lại quá trình nhân đôi ADN.

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

1. Giới thiệu đoạn phim về quá trình nhân đôi ADN.

2. Yêu cầu học sinh quan sát phim, hình 1.2 SGK kết hợp đọc SGK mục III để mô tả lại quá trình nhân đôi ADN.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS quan sát, nghiên cứu

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Gọi một HS bất kì mô tả, sau đó gọi 1 vài học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV hoàn thiện, bổ sung và vấn đáp học sinh để làm rõ thêm về nguyên tắc bổ sung, bán bảo toàn và cơ chế nửa gián đoạn.

III. Quá trình nhân đôi ADN(tái bản ADN) ( 10’)

Diến ra trong pha S của chu kì TB.

- Bước 1: Tháo xoắn phân tử

- Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới

- Bước 3: Hai phân tử ADN con được tạo thành

*) Ý nghĩa của quá trình : Nhờ nhân đôi, thông tin di truyền trong hệ gen ( ADN) được truyền từ TB này sang TB khác.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu :

- Luyên tập để HS củng cố những gì đã biết .

- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

  1. b) Nội dung : Cho HS hoàn thành các bài tập
  2. c) Sản phẩm : HS hoàn thành các bài tập
  3. d) Tổ chức thực hiện :

- Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ :

+ GV đưa ta tình huống có câu hỏi trắc nghiệm.

+ HS làm bài tập và câu hỏi trắc nghiệm theo nhóm(4 nhóm).

Chọn phương án trả lới đúng hoặc đúng nhất trong mỗi câu sau:

1) Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm vùng

  1. Điều hoà đầu gen, mã hoá, kết thúc.
  2. Điều hoà, mã hoá, kết thúc.
  3. Điều hoà, vận hành, kết thúc.
  4. Điều hoà, vận hành, mã hoá.

2) Bản chất của mã di truyền là

  1. Một bộ ba mã hoá cho một axitamin.
  2. 3 nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axitamin.
  3. rình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.
  4. Các axitamin đựơc mã hoá trong gen.

3) Quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ có một mạch được tổng hợp liên tục, mạch còn lại tổng hợp gián đoạn vì

  1. Enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3, của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5, - 3, .
  2. Enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3, của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 3, - 5, .
  3. Enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 5, của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5, - 3, .
  4. Hai mạch của phân tử ADN ngược chiều nhau và có khả năng tự nhân đôi theo nguyên tắc bổ xung.

4) Quá trình tự nhân đôi của ADN, en zim ADN - pô limeraza có vai trò

  1. háo xoắn phân tử ADN, bẻ gãy các liên kết H giữa 2 mạch ADN lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ xung với mỗi mạch khuôn của ADN.
  2. Bẻ gãy các liên kết H giữa 2 mạch ADN.
  3. Duỗi xoắn phân tử ADN, lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ xung với mỗi mạch khuôn của ADN.
  4. Bẻ gãy các liên kết H giữa 2 mạch ADN, cung cấp năng lượng cho quá trình tự nhân đôi.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS quan sát, nghiên cứu

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Gọi một HS bất kì mô tả, sau đó gọi 1 vài học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

Đáp án: 1A, 2C , 8A, 9A

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu :

- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào vào thực tế cuộc sống.

- Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.

  1. b) Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  2. c) Sản phẩm : HS làm các bài tập
  3. d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS làm bài tập:

? Hãy giải thích vì sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có một mạch của phân tử ADN được tổng hợp liên tục, mạch còn lại được tổng hợp một cách gián đoạn.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng, tìm tòi mở rộng

- Chuẩn bị bài mới

 

 






TUẦN:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

 

TIẾT- Bài 2: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

- Nêu được những thành phần tham gia vào quá trình phiên mã và dịch mã.

- Trình bày được các diễn biến chính của quá trình phiên mã và dịch mã.

- Giải thích được sự khác nhau về nơi xảy ra phiên mã và dịch mã.

- Phân biệt được sự khác nhau cơ bản của phiên mã và dịch mã.

- Phân biệt được sự khác nhau cơ bản của phiên mã ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.

- Giải thích được vì sao thông tin di truyền ở trong nhân tế bào nhưng vẫn chỉ đạo được sự tổng hợp prôtêin ở tế bào chất.

  1. Năng lực
  2. Năng lực kiến thức:

- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì

- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.

- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập

  1. Năng lực sống:

- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.

- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.

- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…

- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...

- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...

  1. Phẩm chất

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, nâng cao nhận thức đúng đắn và khoa học về gen và mã di truyền

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. GV:

- Phim( hoặc ảnh động, tranh ảnh phóng to) quá trình phiên mã và dịch mã và máy chiếu, máy tính( nếu dạy ƯDCNTT).

- Phiếu học tập.

- Bảng phụ.

  1. HS:

- Giấy rôki, bút phớt.

- Học bài cũ và xem trước bài mới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu:

- Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu xem mình đã biết gì về phiên và dịch mã

- Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh.

  1. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  2. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  3. Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV cho HS chơi trò Đếm ngược

+ Cho học sinh 30 – 60 giây sắp xếp lại trật tự của một từ khoá PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh tập trung chú ý

+ Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động,

Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1:

  1. Mục tiêu:

- Nêu được những thành phần tham gia vào quá trình phiên mã và dịch mã.
- Trình bày được các diễn biến chính của quá trình phiên mã và dịch mã

  1. Nội dung: HS đọcSGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  2. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

  1. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cơ chế phiên mã.

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV: Chuyển đặt câu hỏi cho HS trả lời:

1. Phát phiếu học tập 1 theo nhóm bàn.

2. Giới thiệu đoạn phim( hoặc ảnh động) về quá trình phiên mã.

3. Yêu cầu học sinh quan sát phim, hình 2.1, kết hợp độc lập đọc SGK mục I-2, sau đó thảo luận nhóm và hoàn thành nội dung phiếu học tập 1 trong thời gian 7'.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS Hoạt động theo nhóm, quan sát hình vẽ

+ GV: quan sát và trợ giúp HS.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Yêu cầu các nhóm trao đổi phiếu kết quả để kiểm tra chéo, GV đưa kết quả một phiếu bất kì để cả lớp cùng quan sát sau đó gọi bất kì một học sinh nhóm khác nhận xét, phân tích.

+ Nhận xét, bổ sung, hoàn thiện, và đưa ra đáp án, tóm tắt những ý chính để học sinh hiểu và tự đánh giá cho nhau.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và trên cơ sở nội dung đã tóm tắt và đoạn phim, yêu cầu một học sinh trình bày lại diễn biến của quá trình phiên mã

I/ Phiên mã:

*) KN phiên mã: ....

1. Cấu trúc và chức năng của các loại ARN:

- mARN là phiên bản của genlàm khuôn cho dịch mã ở Ribôxôm.

- tARN có nhiều loại mang aa tới Ribôxôm để dịch mã.

- rARN kết hợp với prôtêin tạo thành Ribôxôm – nơI tổng hợp prôtêin.

2. Cơ chế phiên mã:

- Mở đầu : Enzim ARN pôlimeraza bám vào vùng khởi động làm gen tháo xoắn, mạch 3’-> 5’ lộ ra để khởi đầu tổng hợp mARN.

- Kéo dài :Enzim trượt dọc theo gen,tổng hợp mạch ARN bổ sung với mạch mã gốc theo NTBS( A-U, G-X) theo chiều 5’ -> 3’).

- Kết thúc : Khi e di chuyển đến cuối gen gặp tín hiệu kết thúc thì dừng lại.

 

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu diễn biến của quá trình dịch mã.

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

1. Yêu cầu học sinh đọc mục II-1 SGK và tóm tắt giai đoạn hoạt hoá axit amin bằng sơ đồ. Sau đó giáo viên hướng dẫn để học sinh hoàn thiện và ghi vở. ( có thể chiếu minh hoạ cho học sinh xem đoạn phim về quá trình hoạt hoá các axit amin)

2. ĐVĐ chuyển ý: Các aa sau khi được hoạt hoá và gắn với tARN tương ứng, giai đoạn tiếp theo diễn ra như thế nào?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Phát phiếu học tập số 2 theo nhóm bàn.

+ Giới thiệu 3 đoạn phim( ảnh động) về cơ chế dịch mã.

+ Yêu cầu học sinh quan sát phim kết hợp độc lập đọc SGK mục II-2 trang 13, sau đó thảo luận nhóm và hoàn thành nội dung phiếu học tập 2 trong thời gian 10 phút.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Yêu cầu các nhóm trao đổi phiếu kết quả để kiểm tra chéo và lấy một phiếu bất kì để cả lớp cùng quan sát sau đó gọi bất kì một học sinh nhóm khác nhận xét, phân tích.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

Nhận xét, bổ sung, hoàn thiện, đưa ra đáp án, giải thích và tóm tắt những ý chính để học sinh hiểu và tự đánh giá cho nhau.

Lưu ý cho học sinh:

- Nhờ một loại enzim, aa mở đầu được tách khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp.

- Trên mARN thường có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã gọi là pôlixôm.

? Hãy giải thích sơ đồ cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền:

ADN-> mARN-> prôtêin-> tính trạng

II. Dịch mã:

1. Hoạt hoá axit amin:

 

aa ATP, enzim aa h.hoá

aa h.hoá ATP, enzim aa-tARN

 

2. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit:

 

a) Thành phần tham gia: mARN trưởng thành, tARN, một số loại enzim, ATP, các axit amin tự do.

b) Diễn biến:

- Gồm 3 bước:

+ Mở đầu : tARN mang aa mở đầu tới Ri đối mã của nó khớp với mã mở đùu trên mARN theo NTBS.

+ Kéo dài chuỗi polipeptit :

tARN mang aa1 tới Ri, đối mã của nó khớp với mã thứ nhất /mARN theo NTBS, liên kết peptit được hình thành giưa aamđ và aa1. Ri dịch chuyển 1 bộ ba/mARN, tARN- aamdd đi ra ngoài. Lởp tức, tARN mang aa2 tới Ri, đối mx của nó khớp với mã thứ 2/mARN theo NTBS. Cứ tiếp tục với các bộ ba tiếp theo.

+ Kết thúc : Khi Ri tiếp xúc với 1 trong 3 bộ ba kết thúc thì quá trình dịch mã dừng lại.

* Cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền: SGK

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục đích :

- Luyên tập để HS củng cố những gì đã biết .

- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

  1. b) Nội dung : Cho HS hoàn thành các bài tập bài 61a, b SGK trang 87
  2. c) Sản phẩm : HS hoàn thành các bài tập
  3. d) Tổ chức thực hiện :

- Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ :

- GV đưa ta tình huống có câu hỏi trắc nghiệm.

- HS làm bài tập và câu hỏi trắc nghiệm theo nhóm(4 nhóm).

- Yêu cầu học sinh xác định thời gian, vị trí và thành phần tham gia phiên mã, dịch mã.

- GV có thể treo bảng phụ hoặc chiếu trên màn hình các câu hỏi trắc nghiệm, yêu cầu cả lớp quan sát, gọi một học sinh bất kỳ chọn phương án trả lời đúng, sau đó hỏi cả lớp về sự nhất trí hay không lần lượt các phương án lựa chọn của học sinh đã trả lời. Từ đó củng cố và đánh giá được sự tiếp thu bài của cả lớp.

- Chọn phương án trả lới đúng hoặc đúng nhất trong mỗi câu sau :

1) Giai đoạn không có trong quá trình phiên mã của sinh vật nhân sơ là:

  1. enzim tách 2 mạch của gen.
  2. tổng hợp mạch polinuclêôtit mới.
  3. cắt nối các exon.
  4. các enzim thực hiện việc sửa sai.
  5. Các prôtêin được tổng hợp trong tế bào nhân chuẩn đều
  6. bắt đầu từ một phức hợp aa- tARN.
  7. kết thúc bằng axitfoocmin- Met.
  8. kết thúc bằng Met.
  9. bắt đầu bằng axitamin Met.
  10. Thành phần nào sau đây không trực tiếp tham gia quá trình dịch mã?

A- mARN.

B- ADN.

C- tARN.

D- Ribôxôm.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS Hoạt động theo nhóm, quan sát hình vẽ

+ GV: quan sát và trợ giúp HS.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời

- Bước 4: Kết quả, nhận định:

+ Nhận xét, bổ sung, hoàn thiện, và đưa ra đáp án, tóm tắt những ý chính để học sinh hiểu và tự đánh giá cho nhau.

+ Đáp án: 1C ,2D,3B.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục đích :

-Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới ,nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.

-Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.

  1. b) Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  2. c) Sản phẩm : HS làm các bài tập
  3. d) Tổ chức thực hiện:

Phiếu học tập số 1

1. Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 10 kết hợp quan sát hình 2.1 và đọc mục I-1 SGK để phân biệt các loại ARN về đặc điểm cấu trúc và chức năng.

Loại ARN

 

Điểm

phân biệt

 

mARN

 

tARN

 

rARN

Đặc điểm cấu trúc

   

Chức năng

   

 

2. Quan sát đoạn phim kết hợp đọc SGK mục I-2 và mô tả lại diễn biến của quá trình phiên mã theo những gợi ý sau:

Enzim tham gia

 

Điểm khởi đầu trên ADN mà enzim hoạt động

 

Chiều của mạch khuôn tổng hợp ARN

 

Chiều tổng hợp của mARN

 

Nguyên tắc bổ sung thể hiện như thế nào?

 

Hiện tượng xảy ra khi kết thúc phiên mã

 

Điểm khác biệt giữa phiên mã ở sinh vật nhân sơ với sinh vật nhân thực

 

Phiếu học tập số 2

Hãy quan sát các đoạn phim( ảnh động) về cơ chế dịch mã kết hợp đọc sách giáo khoa mục II và hoàn thành nội dung sau trong thời gian 10 phút:

1. Nêu những thành phần tham gia dịch mã.

2. Trình bày cơ chế dịch mã bằng cách tóm tắt nội dung vào bảng sau:

Các bước

Diễn Biến

Mở đầu

 

Kéo dài

 

Kết thúc

 

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng, tìm tòi mở rộng

- Chuẩn bị bài mới

Giáo án Sinh học 12 soạn theo công văn 5512
Giáo án Sinh học 12 soạn theo công văn 5512

Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Sinh 12 được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình sinh học lớp 12. 

Phí tải giáo án:

  • 150.000/học kì
  • 200.000/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 1214136868686 - cty Fidutech - MB
  • Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.

Thông tin thêm:

  • Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
  • Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
  • Zalo hỗ trợ: 0386 168 725 

Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=>

Từ khóa: gián án mới sinh khối 12, sinh học 12 cv 5512, tải giáo án mới cv 5512, giao an sinh 12 cv 5512

Tài liệu giảng dạy môn Sinh học THPT

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay