Giáo án Sinh học 10 soạn theo công văn 5512

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Sinh học lớp 10 mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem video về mẫu Giáo án Sinh học 10 soạn theo công văn 5512

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy: …/…/…

PHẦN MỘT

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG

Bài 1: CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Học sinh phải giải thích được nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống và có cái nhìn bao quát về thế giới sống.

- Giải thích được tại sao tế bào lại là đơn vị cơ bản tổ chức nên thế giới sống.

- Trình bày được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.

  1. Năng lực
  2. Năng lực kiến thức:

- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì

- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.

- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập

  1. Năng lực sống:

- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.

- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.

- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…

- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...

- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...

  1. Phẩm chất

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, ý thức bảo tồn sự đa dạng sinh học.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

-Tranh vẽ Hình 1- SGK và những hình ảnh liên quan đến bài học mà HS và GV sưu tầm: Tế bào, cấu tạo lông ruột, cấu tạo tim, hệ sinh thái...

-Phiếu học tập số 1: Đặc điểm các cấp tổ chức sống

-Phiếu học tập số 2 : Bảng ghép các cấp tổ chức sống với đặc điểm

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu:

- Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới

- Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh.

  1. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  2. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  3. Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh tập trung chú ý

+ Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra

+ Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS

Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức.

GV giới thiệu sơ lược chương trình sinh 12. Vật chất sống bắt đầu từ các phân tử, trong đó đặc biệt quan trọng là axit nucleic, axit amin,…nhưng sự sống của cơ thể chỉ bắt đầu từ khi có tế bào, do đó thế giới sống được tổ chức theo các cấp từ đơn giản đến phức tạp…

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
  2. Mục đích:

- Học sinh phải giải thích được nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống và có cái nhìn bao quát về thế giới sống.

- Giải thích được tại sao tế bào lại là đơn vị cơ bản tổ chức nên thế giới sống.

- Trình bày được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.

  1. Nội dung: HS đọcSGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  2. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

  1. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV chia nhóm HS, yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhanh trả lời.

Câu hỏi: Quan sát hình 1, cho biết thế giới sống được tổ chức theo những cấp tổ chức cơ bản nào?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận. Các thành viên còn lại nhận xét, bổ sung.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

I. Các cấp tổ chức của thế giới sống:

Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc rất chặc chẽ gồm các cấp tổ chức cơ bản: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái.

Trong đó, tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật.

 

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu các nhóm thảo luận theo câu hỏi được phân công.

+ Nhóm 1 và nhóm 2:

Câu hỏi: Cho ví dụ về tổ chức thứ bậc và đặc tính nổi trội của các cấp tổ chức sống.

+ Nhóm 3 và nhóm 4:

Câu hỏi: Thế nào là hệ thống mở và tự điều chỉnh? Cho ví dụ.

+ Nhóm 5 và 6:

Câu hỏi: Cho ví dụ chứng minh thế giới sống đa dạng nhưng thống nhất.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ

+ GV: quan sát và trợ giúp HS.

- Nhóm 1 và 2 tiến hành thảo luận theo yêu cầu của GV, cử đại diện trình bày.

- Nhóm 3, 4 cử đại diện lên trình bày kết quả thảo luận.

- Nhóm 5, 6 trình bày kết quả, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận. Các thành viên còn lại nhận xét, bổ sung.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

II. Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống:

1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc:

Nguyên tắc thứ bậc: Tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng xây dựng nên tổ chức sống cấp trên.

Ngoài đặc điểm của tổ sống cấp thấp, tổ chức cấp cao còn có những đặc tính riêng gọi là đặc tính nổi trội.

2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh:

- Khái niệm hệ thống mở.

- Khái niệm hệ tự điều chỉnh.

3. Thế giới sống liên tục tiến hóa:

- Nhờ sự thừa kế thông tin di truyền nên các sinh vật đều có đặc điểm chung.

- Điều kiện ngoại cảnh luôn thay đổi, biến dị không ngừng phát sinh, quá trình chọn lọc luôn tác động lên sinh vật, nên thế giới sống phát triển vô cùng đa dạng và phong phú.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục đích :

- Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết .

- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

  1. b) Nội dung : Cho HS hoàn thành các bài tập bài
  2. c) Sản phẩm : HS hoàn thành các bài tập
  3. d) Tổ chức thực hiện :

- Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ :

Bài tập :

Câu 1: Cho các ý sau:

(1) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.

(2) Là hệ kín, có tính bền vững và ổn định.

(3) Liên tục tiến hóa.

(4) Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh.

(5) Có khả năng cảm ứng và vân động.

(6) Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.

Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của các cấp độ tổ chức sống cơ bản?

  1. 5 B. 3 C. 4 D. 2

Câu 2: Đặc tính quan trọng nhất đảm bảo tính bền vững và ổn định tương đối của tổ chức sống là:

  1. Trao đổi chất và năng lượng
  2. Sinh sản
  3. Sinh trưởng và phát triển
  4. Khả năng tự điều chỉnh và cân bằng nội môi

Câu 3: Có các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống là

(1) Cơ thể. (2) tế bào (3) quần thể

(4) quần xã (5) hệ sinh thái

Các cấp độ tổ chức sống trên được sắp xếp theo đúng nguyên tắc thứ bậc là

  1. A. 2 → 1 → 3 → 4 → 5 B. 1 → 2 → 3 → 4 → 5
  2. 5 → 4 → 3 → 2 → 1 D. 2 → 3 → 4 → 5 → 1

Câu 4: “Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn” giải thích cho nguyên tắc nào của thế giới sống?

  1. A. Nguyên tắc thứ bậc. B. Nguyên tắc mở.
  2. Nguyên tắc tự điều chỉnh. D. Nguyên tắc bổ sung
  3. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  4. a) Mục đích :

- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới ,nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.

- Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.

  1. b) Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  2. c) Sản phẩm : HS làm các bài tập
  3. d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giao bài tập:

? Nêu một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ

+ GV: quan sát và trợ giúp HS.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận. Các thành viên còn lại nhận xét, bổ sung.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, chốt:

Một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người:

- Khi cơ thể ở môi trường có nhiệt độ cao, hệ mạch dưới da sẽ dãn ra, lỗ chân lông giãn mở, mồ hôi tiết ra làm mát cơ thể.

- Khi cơ thể ở môi trường có nhiệt độ thấp, các mạch máu dưới da co lại, xuất hiện hiện tượng run để làm ấm cơ thể.

- Mắt người khi nhìn không rõ có xu hướng khép nhỏ lại, làm thay đổi cầu mắt, giúp ảnh hiện chính xác ở khoảng tiêu cự để nhìn rõ vật.

- Khi có một tác động quá lớn đến tâm lí con người, não có xu hướng xóa bỏ đoạn kí ức đó.

- Ở hoạt động bài tiết bình thường, cơ thể sẽ thu lại đường- chất có lợi cho cơ thể và bài thải nitrat – chất gây độc cho cơ thể.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng, tìm tòi mở rộng.

- Ôn tập về các ngành động vật, thực vật đã học.

- Chuẩn bị bài mới

 

 






 

TUẦN:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

 

 

Bài 2. CÁC GIỚI SINH VẬT

 

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Học sinh phải nêu được khái niệm giới.

- Trình bày được hệ thống phân loại sinh giới (hệ thống 5 giới).

- Nêu được đặc điểm chính của mỗi giới sinh vật (giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật).

  1. Năng lực
  2. Năng lực kiến thức:

- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì

- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.

- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập

  1. Năng lực sống:

- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.

- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.

- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…

- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...

- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...

  1. Phẩm chất

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm phải bảo tồn sự đa dạng sinh học

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  • Tranh phóng to hình 2/ SGK
  • Tranh ảnh đại diện của sinh giới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục đích:

- Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới

- Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh.

  1. Nội dung: HS đọcSGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  2. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

  1. Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV: Chuyển đặt câu hỏi cho HS trả lời:

VD: Một cây đậu, một con bò, một con trùng đế giày, một con chó, rêu, vi khuẩn, nấm đảm, nấm nhầy… Các loại này thuộc này thuộc giới sinh vật nào?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh tập trung chú ý;

+ Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
  2. Mục tiêu:

- Học sinh phải nêu được khái niệm giới.

- Trình bày được hệ thống phân loại sinh giới (hệ thống 5 giới).

- Nêu được đặc điểm chính của mỗi giới sinh vật (giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật).

  1. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  2. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

NV1:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời.

? Giới là gì?

+ GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhanh trả lời.

? Sinh giới được chia thành mấy giới? Do ai đề nghị ?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS lắng nghe câu hỏi, tự tham khảo SGK trả lời.

+ Học sinh nghe câu hỏi nghiên cứu SGK, thảo luận nhanh và trả lời

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

NV2:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV yêu cầu HS tách nhóm, nêu câu hỏi, phân công HS thảo luận theo nhóm.

+Nhóm 1:

Câu hỏi : Trình bày đặc điểm của các sinh vật thuộc giới Khởi sinh.

+Nhóm 2:

Câu hỏi : Trình bày đặc điểm của các sinh vật thuộc giới Nguyên sinh và giới Nấm.

+Nhóm 3:

Câu hỏi : Trình bày đặc điểm của các sinh vật thuộc giới Thực vật?

+Nhóm 4:

Câu hỏi : Trình bày đặc điểm của các sinh vật thuộc giới Động vật?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Một HS đại diện trả lời, các học sinh khác làm vào vở

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

 

I. Giới và hệ thống phân loại 5 giới:

1. Khái niệm giới:

Giới là đơn vị phân loại lớn nhất, gồm các ngành sinh vật có đặc điểm chung.

2. Hệ thống phân loại 5 giới:

Oaitâykơ và Magulis chia thế giới sinh vật thành 5 giới: Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật và Động vật.

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Đặc điểm chính của mỗi giới:

1. Giới Khởi sinh: (Monera)

- Tế bào nhân sơ, kích thước rất nhỏ (1-5 µm)

- Hình thức sống: tự dưỡng, dị dưỡng hoại sinh, kí sinh.

 

2. Giới Nguyên sinh: (Protista)

- Gồm: nhóm Tảo, nhóm Nấm nhầy, nhóm Động vật nguyên sinh.

 

- Hình thức sống: tự dưỡng, dị dưỡng hoại sinh.

3. Giới Nấm: (Fungi)

- Tế bào nhân thực, đơn bào và đa bào sợi, thành tế bào có chứa kitin,…

 

- Hình thức sống: hoại sinh, kí sinh, cộng sinh.

4. Giới Thực vật: (Plantae)

- Cơ thể đa bào, nhân thực, tế bào có thành Xenlulôzơ.

- Là sinh vật tự dưỡng sống cố định, phản ứng chậm .

- Vai trò : cung cấp nguồn thực phẩm, dược liệu, nguyên liệu, điều hòa khí hậu, giữ nguồn nước ngầm,… cho con người.

5. Giới Động vật: (Amialia)

- Cơ thể đa bào, nhân thực.

- Sống dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.

- Vai trò góp phần làm cân bằng hệ sinh thái, cung cấp nguyên liệu và thức ăn cho con người.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại quy tắc chuyển vế thông qua một số bài tập.
  3. Nội dung : Cho HS hoàn thành các bài tập
  4. Sản phẩm : HS hoàn thành các bài tập
  5. d) Tổ chức thực hiện :

GV : HS hoàn thiện bài tập :

+ GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời.

Câu 1: Trong hệ thống phân loại 5 giới, vi khuẩn thuộc

  1. A. giới Khởi sinh.
  2. giới Nấm.
  3. giới Nguyên sinh.
  4. giới Động vật.

Câu 2: Các nghành chính trong giới thực vật là

  1. A. Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín.
  2. Rêu, Hạt trần, Hạt kín.
  3. Tảo lục đa bào, Quyết, Hạt trần, Hạt kín.
  4. Quyết, Hạt trần, Hạt kín.

Câu 3: Cho các ý sau:

(1) Hầu hết đơn bào.

(2) Sinh trưởng, sinh sản nhanh.

(3) Phân bố rộng.

(4) Thích ứng cao với điều kiện sống.

(5) Có khả năng chịu nhiệt và chịu lạnh tốt.

(6) Quan sát được bằng mắt thường.

Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của vi sinh vật nói chung?

  1. 2 B. 4 C. 3 D. 5.

Câu 4: Trong một cánh rừng gồm các cấp tổ chức sống cơ bản là

  1. Cá thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.
  2. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã.
  3. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển.
  4. D. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.

Câu 5: Thế giới sinh vật được phân thành các nhóm theo trình tự là

  1. A. Loài → chi → họ →bộ→lớp→ngành → giới.
  2. chi → họ → bộ→lớp→ngành → giới→ loài
  3. Loài → chi → bộ → họ →lớp→ngành → giới.
  4. Loài → chi →lớp → họ →bộ →ngành → giới.
  5. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  6. a) Mục tiêu :

- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới ,nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.

- Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích

  1. b) Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  2. c) Sản phẩm : HS làm các bài tập
  3. d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời.

- H.Hệ thống mở và tự điều chỉnh là gì?

- H.Tại sao các sinh vật trên trái đất đều có chung nguồn gốc tổ tiên nhưng ngày nay lại đa dạng phong phú như vậy?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Một HS đại diện trả lời, các học sinh khác làm vào vở

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

  1. a) Hệ thống mở: Sinh vật ở mọi cấp tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường. Sinh vật không chỉ chịu sự tác động của MT mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.

- Khả năng tự điều chỉnh hệ thống sống nhằm đảm bảo duy trì và điều hoà cân bằng động trong hệ thống để tồn tại và phát triển.

  1. b) Sinh vật có cơ chế phát sinh biến dị, di truyền được chọn lọc tự nhiên chọn lọc nên thích nghi với môi trường và tạo nên một thế giới sống đa dạng và phong phú.

- Sinh vật không ngừng tiến hoá

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng, tìm tòi mở rộng

- Xem lại cấu tạo các nguyên tố trong bảng TH các nguyên tố hoá học của Menđêlêep.

- Khái niệm về liên kết cộng hoá trị, các điện tử vòng ngoài của các nguyên tố C, H, O, N.

Giáo án Sinh học 10 soạn theo công văn 5512
Giáo án Sinh học 10 soạn theo công văn 5512

Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Sinh 10 được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình sinh học lớp 10. 

Phí tải giáo án:

  • 150.000/học kì
  • 200.000/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.

Thông tin thêm:

  • Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
  • Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
  • Zalo hỗ trợ: 0386 168 725 

Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

=>

Từ khóa: gián án mới sinh khối 10, sinh học 10 cv 5512, tải giáo án mới cv 5512, giao an sinh 10 cv 5512

Tài liệu giảng dạy môn Sinh học THPT

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay