Giáo án sinh học 8 kết nối bài 31: Hệ vận động ở người
Giáo án bài 31: Hệ vận động ở người sách sinh học 8 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của sinh học 8 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết
Xem: => Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án sinh học 8 kết nối bài 31: Hệ vận động ở người
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 31. HỆ VẬN ĐỘNG Ở NGƯỜI
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được chức năng của hệ vận động ở người.
- Dựa vào sơ đồ (hoặc hình vẽ), mô tả được cấu tạo sơ lược các cơ quan của hệ vận động.
- Phân tích được sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của hệ vận động. Liên hệ được kiến thức đòn bẩy vào hệ vận động.
- Trình bày được một số bệnh, tật liên quan đến hệ vận động và một số bệnh về sức khỏe học đường liên quan hệ vận động (ví dụ: cong vẹo cột sống). Nêu được một số biện pháp bảo vệ các cơ quan của hệ vận động và cách phòng chống các bệnh, tật.
- Nêu được ý nghĩa của tập thể dục, thể thao và chọn phương pháp luyện tập thể thao phù hợp (tự để xuất được một chế độ luyện tập cho bản thân nhằm nâng cao thể lực và thể hình).
- Vận dụng được hiểu biết về hệ vận động và các bệnh học đường để bảo vệ bản thân và tuyên truyền, giúp đỡ cho người khác.
- Vận dụng được hiểu biết về lực và thành phần hoá học của xương để giải thích sự co cơ, khả năng chịu tải của xương.
- Nêu được tác hại của bệnh loãng xương.
- Thực hành: Thực hiện được sơ cứu và băng bó khi người khác bị gãy xương; tìm hiểu được tình hình mắc các bệnh về hệ vận động trong trường học và khu dân cư.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên:
- Nêu được chức năng của hệ vận động ở người.
- Dựa vào sơ đồ (hoặc hình vẽ), mô tả được cấu tạo sơ lược các cơ quan của hệ vận động.
- Nêu được ý nghĩa của tập thể dục, thể thao và chọn phương pháp luyện tập thể thao phù hợp.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên:
- Phân tích được sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của hệ vận động.
- Trình bày được một số bệnh, tật liên quan đến hệ vận động và một số bệnh về sức khỏe học đường liên quan hệ vận động và một số biện pháp bảo vệ các cơ quan của hệ vận động và cách phòng chống các bệnh, tật.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
- Vận dụng được hiểu biết về hệ vận động, liên hệ được kiến thức đòn bẩy vào hệ vận động; giải thích sự co cơ, khả năng chịu tải của xương.
- Vận dụng được hiểu biết về hệ vận động và các bệnh học đường để bảo vệ bản thân và tuyên truyền, giúp đỡ cho người khác.
- Phẩm chất
- Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
- Có ý thức bảo vệ giữ gìn sức khỏe của bản thân, của người thân trong gia đình và cộng đồng, tuyên truyền/ chia sẻ một số biện pháp bảo vệ các cơ quan của hệ vận động và cách phòng chống các bệnh, tật.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT khoa học tự nhiên 8.
- Tranh ảnh, mô hình cấu tạo hệ vận động
- Video về hoạt động của hệ vận động.
- Dụng cụ thực hành sơ cứu của người khác bị gãy xương
- Nẹp bằng tre/gỗ/ nhựa dài từ 30cm đến 40cm, rộng từ 4cm đến 5 cm
- Dây vải bản rộng/ băng y tế dài 2m, rộng từ 4cm đến 5 cm
- Bông/ gạc y tế hoặc miếng vải sạch kích thước 20x40cm;
- Khăn vải.
- Máy tính, máy chiếu(nếu có).
- Phiếu học tập, phiếu điều tra, phiếu đánh giá thực hành, phiếu bài tập.
- Đối với học sinh
- SHS khoa học tự nhiên 8.
- Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
- Mục tiêu: Đưa ra câu hỏi phần khởi động để khơi gợi hứng thú học tập.
- Nội dung: GV đưa ra câu hỏi khởi động trong SGK, HS thảo luận đưa ra các phương án trả lời
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đặt câu hỏi: “Theo em tại sao mỗi người lại có vóc dáng và kích thước khác nhau? Nhờ đâu mà cơ thể con người di chuyển và vận động?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS thảo luận, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- 3-5 HS phát biểu đưa ra quan điểm của mình.
- Các HS khác bổ sung nhận xét
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
- GV nhận xét, tổng hợp lại các phương án trả lời của HS và dẫn vào bài: “Các em vừa liệt kê ra các phương án trả lời cho câu hỏi khởi động. Để giải đáp chính xác câu hỏi này chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Bài 31. Hệ vận động ở người.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của hệ vận động
- Mục tiêu: Nêu được cấu tạo và chức năng của hệ vận động
- Nội dung: Học sinh thảo luận nhóm, sử dụng hình 31.1 để tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của hệ vận động
- Sản phẩm: Cấu tạo cấu tạo và chức năng của hệ vận động
- Tổ chức thực hiện
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành các nhóm (4-8HS) lần lượt thực hiện các nhiệm vụ sau: 1. Quan sát hình 31.1 trong SGK, trả lời câu hỏi 1 SGK tr126.
2. Xương được cấu tạo từ chất nào?
3. Nêu tên và vị trí của các cơ.
4. Nêu cấu tạo của hệ vận động và chức năng của mỗi cơ quan trong hệ vận động, sự phối hợp giữa các cơ quan đó để vận động cơ thể.
5. Từ đặc điểm cấu tạo của hệ vận động, trả lời Câu hỏi 2 SGK tr126. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS theo dõi hình ảnh, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | I. Cấu tạo và chức năng của hệ vận động. 1. Cấu tạo của hệ vận động
- Trả lời câu hỏi 1 SGK tr 126. Phân loại xương: + Ở đầu (xương đầu): Xương sọ não, xương sọ mặt. + Ở thân (xương thân): xương ức, xương sườn và xương sống. + Ở chân và tay (xương chi): xương tay, xương chân. - Xương được cấu tạo từ chất hữu cơ và chất khoáng. - Các cơ chính trên hệ vận động: Cơ đầu, cơ thân, cơ tay, cơ chân - Vị trí các cơ: cơ bám vào xương nhờ các mô liên kết nư dây chằng, gân. - Hệ vận động ở người có cấu tạo gồm bộ xương và hệ cơ. - Chức năng: + Bộ xương: tạo khung cơ thể, giúp cơ thể có hình dạng nhất đinh và bảo vệ cơ thể. + Cơ: khi cơ co và dãn sẽ làm xương cử động giúp cơ thể di chuyển và vận động. - Trả lời câu hỏi 2 SGK tr 126. Khi cơ có: bắp cơ có ngắn lại làm cho xương cánh tay và cẳng tay gần nhau hơn. Khi cơ duỗi: bắp cơ duỗi dài ra làm cho xương cánh tay và cẳng tay duỗi thẳng, Khi co cánh tay và cẳng tay gập lại tạo tư thế đòn bẩy, trong hệ đòn bẩy của tay gốm một vật được sử dụng với một điểm tựa hay là điểm quay (cánh tay) để làm biến đổi tác dụng của mọi vật lên một vài khác (căng tay), nhờ đó làm tăng khả năng chịu lực của tay. Như vậy, tay ở tư thế cơ có khả năng chịu tải tốt hơn. Kết luận: (Nội dung phần kết luận – bảng bên dưới) |
Kết luận
Hệ vận động | Cấu tạo | Chức năng |
Bộ xương | - 206 xương (đối với người trưởng thành), chia thành 3 phần: xương đầu, xương thân, xương chi. - Cấu tạo từ chất hữu cơ và chất khoáng. - Khớp xương là nơi tiếp giáp giữa đầu xương. | Tạo khung cơ thể, giúp cơ thể có hình dạng nhất đinh và bảo vệ cơ thể.
|
Hệ cơ | - Có khoảng 600 cơ gồm các nhóm cơ: Cơ đầu, cơ thân, cơ tay, cơ chân - Các cơ bám vào xương nhờ các mô liên kết nư dây chằng, gân. | Khi cơ co và dãn sẽ làm xương cử động giúp cơ thể di chuyển và vận động. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số bệnh, tật liên quan đến hệ vận động
- Mục tiêu:
- Trình bày được biểu hiện, nguyên nhân, cách khắc phục một số bệnh, tật liên quan đến hệ vận động.
- Nêu được tầm quan trọng của tư thể ảnh hưởng đến quá trình vận động, vai trò của dinh dưỡng đến hệ vận động.
- Nội dung: HS làm việc theo nhóm, quan sát hình 31.3, 31.4 và quan sát video hoàn thành các phiếu học tập.
- Sản phẩm:
- Thông tin một số bệnh, tật liên quan đến hệ vận động và cách khắc phục.
- Tổ chức thực hiện
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Hoạt động nhóm: GV yêu cầu HS quan sát hình 31.3 và 31.4
và video tật cong vẹo cột sống: https://youtu.be/WOIvqFy516E Video bệnh loãng xương: kết hợp hiểu biết của mình hoàn thành phiếu học tập
- | II. Một số bệnh, tật liên quan đến hệ vận động - Bảng phiếu học tập (ghi bên dưới)
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án vật lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hóa học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án tin học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công dân 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công nghệ 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án âm nhạc 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án thể dục 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án mĩ thuật 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức đủ cả năm
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm toán 8 kết nối tri thức đủ cả năm
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây