Câu hỏi tự luận khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức Bài 31: Hệ vận động ở người

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 31: Hệ vận động ở người. Cách giải thích nghĩa của từ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức

BÀI 31. HỆ VẬN ĐỘNG Ở NGƯỜI (22 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Nêu cấu tạo hệ vận động.

Trả lời:

  • Hệ vận động ở người có cấu tạo gồm xương và hệ cơ.

- Hệ xương.

+ Xương được cấu tạo từ chất hữu cơ và chất khoáng. 

+ Bộ xương người trưởng thành có khoảng 206 xương được chia thành 3 phần: xương đầu, xương thân, xương chi (xương tay, xương chân)

+ Khớp xương là nơi tiếp giáp giữa các đầu xương

- Hệ cơ

+ Ở người có khoảng 600 cơ

+ Cơ bám vào xương nhờ các mô liên kết như dây chằng, gân.

Câu 2: Nêu chức năng của hệ vận động.

Trả lời:

- Chức năng

+ Bộ xương: giúp cơ thể có hình dạng nhất định và bảo vệ cơ thể; giúp cơ thể di chuyển và vận động.

+ Khớp xương: tạo kết nối đòn bẩy tăng khả năng chịu tải cao khi vận động.

+ Chất khoáng và chất hưu cơ trong xương giúp cơ thể vận động linh hoạt và chắc chắn.

Câu 3: Hãy nêu nguyên nhân của hai bệnh liên quan đến hệ vận động là: tật cong vẹo cột sống và loãng xương.

Trả lời:

- Nguyên nhân của tật cong vẹo cột sống: tư thế hoạt động không đúng trong một thời gian dài, mang vác vật năng thường xuyên, do tai nạn hay còi xương.

- Nguyên nhân của bệnh loãng xương: cơ thể thiếu calcium và phosphorus khiến thiếu nguyên liệu kiến tạo xương làm mật độ chất khoáng trong xương thưa dần.

Câu 4: Tật cong vẹo cột sống là gì? 

Trả lời:

- Tật cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống không giữ được trạng thái bình thường, các đốt sống bị xoay lệch về một bên, cong quá mức về phía trước hoặc phía sau.

Câu 5: Hãy nêu các biện pháp phòng tránh tật cong vẹo cột sống và bệnh loãng xương.

Trả lời:

- Biện pháp phòng tránh tật cong vẹo cột sống: 

+ Học tập, làm việc đúng tư thế

+ Hạn chế mang vác các vật nặng.

+ Bổ sung calcium và phosphorus bằng các thức ăn hoặc thực phẩm chức năng

+ Tắm nắng để bổ sung vitamin D

- Biện pháp phòng tránh loãng xương:

+ Tập thể dục thường xuyên

+ Chế độ ăn giàu vitamin D và calcium

+ Tắm nắng 

Câu 6: Hãy trình bày các bước tiến hành sơ cứu gãy xương cẳng tay.

Trả lời:

- Các bước tiến hành sơ cứu gãy xương cẳng tay

+ Bước 1: Đặt tay bị hãy vào sát nạn nhân.

+ Bước 2: Đặt hai nẹp vào hai phía của cẳng tay, nẹp dài từ khuỷu tay tới cổ tay, đồng thời lót bông gạc y tế hoặc miếng vải sạch vào phía trong nẹp.

+ Bước 3: Dùng dây vải rộng bản/ băng y tế buộc cố định nẹp.

+ Bước 4: Dùng khăn vải làm dây đeo vào cổ để đỡ cẳng tay treo trước ngực, cẳng tay vuông góc với cánh tay.

Câu 7: Hãy trình bày các bước tiến hành sơ cứu gãy xương chân

Trả lời:

- Các bước tiến hành sơ cứu gãy xương chân:

+ Bước 1: Đạt nạn nhân nằm trên mặt phẳng, chân duỗi thẳng, bàn chân vuông góc với cẳng chân.

+ Bước 2: Dùng hai nẹp đặt phía trong và ngoài của chân bị gãy, đồng thời lót bông hoặc miếng vải sạch ở vị trí tiếp giáp giữa chân và nẹp

+ Bước 3: Dùng dây vải bản rộng/ băng y tế buộc cố định hai nẹp với nhau ở các vị trí trên và dưới vùng gãy để có định chỗ chân bị gãy.

Câu 8: Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì với chức năng của xương

Trả lời:

- Thành phần hữu cơ là chất kết dinh và đảm bảo tính đàn hồi của xương.

- Thành phần vô cơ: calium và phosphorus làm tăng độ cứng của xương. Nhờ vậy mà xương vững chắc, là trụ cột của cơ thể.

  1. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1. Hãy phân loại các xương vào ba phần của xương.

Trả lời:

- Xương người gồm 3 phần chính

+ Xương đầu: Xương sọ não, Xương sọ mặt.

+ Xương thân: Xương sống, xương ức, xương chậu và các xương sườn.

+ Xương chi: Xương tay, xương chân.

Câu 2: Hãy dự đoán trong hình dưới đây, xương nào bị giòn, dễ gãy. Từ đó nêu tác hại của bệnh loãng xương.

Trả lời:

- Hình b dễ giòn và gãy hơn.

- Tác hại của bệnh loãng xương: khi bị chấn thương, người mắc bệnh loãng xương có nguy cơ bị gãy xương cao hơn người không mắc bệnh.

Câu 3: Hãy nêu tên một khớp cơ thể. Cho biết khớp đó thuộc loại khớp gì và chức năng của nó.

Trả lời:

Khớp gối- Khớp động: Cho phép di chuyển theo các hướng, đầu xương giống như quả bóng và khớp nối có hình đầu tròn của một xương nằm trong ổ khớp của xương khác. 

Câu 4: Nêu cấu tạo của một cơ bắp từ đó chỉ ra sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của cơ trong vận động.

Trả lời:

- Trong bắp cơ, các tơ cơ nằm song song theo chiều dọc của sự cơ thể cơ cấu khả năng thay đổi chiều dài dẫn đến sự co giãn động cơ lực của cơ sinh ra phụ thuộc vào sự thay đổi chiều dài và kích thước của các cơ. Mỗi động tác vận động có sự phối hợp hoạt động của nhiều cơ.

Câu 5: Có khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi cùng một bộ phân cơ thể cùng co tối đa hoặc cùng dãn tối đa không? Vì sao?

Trả lời:

- Cả hai cơ gấp và cơ duỗi cùng co tối đa không thể xảy ra.

- Cơ gấp và cơ duỗi của cùng 1 bộ phận cơ thể cùng duỗi tối đa khi các cơ này bị mất khả năng tiếp nhận kích thích do bị liệt.

Câu 6: Tại sao ta lại bị mỏi cơ khi cầm, bưng bê,.. đồ vật lâu?

Trả lời:

- Sự oxi hóa các chất dinh dưỡng do máu mang tới tạo ra năng lượng cung cấp cho sụ co cơ, đồng thời sản sinh ra nhiệt và chất thải là khí carbonic.

- Nếu cơ thể không được cung cấp đầy đủ oxi trong thời gian dài sẽ tích tụ lactic acid đầu độc cơ dẫn đến mỏi cơ.

 VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Tập thể dục, thể thao có ý nghĩa như thế nào đối với sức khỏe và hệ vận động. giải thích.

Trả lời:

Tập thể dục thể thao (TDTT) giúp cho

- Hệ thần kinh linh hoạt hơn do TDTT làm tăng lượng tăng lưu lượng máu và O2 tới não.

- Tăng sức khỏe hô hấp: do TDTT tăng thể tích khí O2 khuếch tán vào máu và tăng tốc độ vận động của các cơ hô hấp.

- Duy trì cân nặng hợp lý nhờ tăng phân giải lipid

- Tăng sức bền của cơ và tăng khối lượng cơ: do TDTT kích thích tái tạo tế bào cơ, tăng hấp thụ Glucose và sử dụng O2 và tăng lưu lượng máu đến cơ nên cơ tim và thành mạch khỏe hơn: Do tim đập nhanh hơn và máu chảy nhanh hơn.

Câu 2: Lập kế hoạch luyện tập một môn thể dục, thể thao cho bản thân nhằm nâng cao thể lực và có thể hình cân đối

Trả lời:

- Chạy bộ

Mỗi ngày dành riêng 30 phút hoặc 1 tiếng đồng hồ để tập thể dục (chạy bộ hoặc tập bài thể dục ) buổi sáng. Quá trình tập luyện diễn ra đều đặn và thường xuyên sẽ giúp cho chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh.

Câu 3: Mỏi cơ là gì? Nêu nguyên nhân và biện pháp chống mỏi cơ? Nêu những biện pháp chống cong vẹo cột sống ở học sinh?

Trả lời:

- Mỏi cơ là hiện tượng cơ phải làm việc quá sức và kéo dài

- Nguyên nhân: Do lượng oxi cung cấp cho cơ thiếu nên quá trình oxi hóa các hợp chất hữu cơ tạo ra năng lượng phục vụ cho các hoạt động co cơ đã tạo ra sản phẩm axit lactic, tích tụ lại trong cơ gây đầu độc cơ làm mỏi cơ

- Biện pháp:

+ Hít thở sâu.

+ Xoa bớp cơ uống thêm nước đường.

+ Lao động nghỉ ngơi hợp lý.

- Những biện pháp chống cong vẹo ở học sinh là :

+ Ngồi học đúng tư thế, không nghiêng vẹo

+ Mang vác đồ vật đều cả 2 vai, tay

+ Không làm việc nặng quá sức chịu đựng của bản thân.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Chúng ta cần làm gì để có hệ cơ phát triển cân đối và bộ xương chắc khỏe?

Trả lời:

Để cơ và xương phát triển cân đối cần:

+ Chế độ dinh dưỡng hợp lí.

+ Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng.

+ Rèn luyện thân thể và lao động vừa sức.

+ Chống cong, vẹo cột sống cần chú ý: mang vác đều 2 tay, tư thế làm việc, ngồi học ngay ngắn không nghiêng vẹo.

Câu 2: Giải thích sự lớn lên và dài ra của xương

Trả lời:

- Xương to ra về bề ngang là nhờ sự phân chia của lớp tế bào sinh xương nàm ở trong màng xương. Xương dài ra là nhờ sự phân chia của lớp sụn tăng trưởng nằm ở ranh giới giữa đầu xương và thân xương của xương dài. Ở tuổi trưởng thành, sụn tăng trưởng không còn khả năng hoá xương nên xương không còn dài thêm, người không cao thêm nữa.




=> Giáo án sinh học 8 kết nối bài 31: Hệ vận động ở người

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay