Kênh giáo viên » Ngữ văn 7 » Giáo án ôn tập hè lớp 6 lên lớp 7 môn Ngữ văn Kết nối tri thức

Giáo án ôn tập hè lớp 6 lên lớp 7 môn Ngữ văn Kết nối tri thức

Giáo án ôn tập hè lớp 6 lên lớp 7 môn Ngữ văn bộ sách Kết nối tri thức bao gồm rất nhiều kiến thức cho giáo viên dạy thêm hè cho học sinh mới học xong lớp 6. Việc ôn tập sẽ giúp các em ghi nhớ kiến thức đã học chuẩn bị cho năm học mới đạt kết quả cao. Giáo án file word và tải về chỉnh sửa được. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án ôn tập hè lớp 6 lên lớp 7 môn Ngữ văn Kết nối tri thức
Giáo án ôn tập hè lớp 6 lên lớp 7 môn Ngữ văn Kết nối tri thức
Giáo án ôn tập hè lớp 6 lên lớp 7 môn Ngữ văn Kết nối tri thức
Giáo án ôn tập hè lớp 6 lên lớp 7 môn Ngữ văn Kết nối tri thức
Giáo án ôn tập hè lớp 6 lên lớp 7 môn Ngữ văn Kết nối tri thức
Giáo án ôn tập hè lớp 6 lên lớp 7 môn Ngữ văn Kết nối tri thức
Giáo án ôn tập hè lớp 6 lên lớp 7 môn Ngữ văn Kết nối tri thức
Giáo án ôn tập hè lớp 6 lên lớp 7 môn Ngữ văn Kết nối tri thức

Phần trình bày nội dung giáo án

ÔN TẬP HÈ LỚP 6 LÊN LỚP 7 MÔN NGỮ VĂN KẾT NỐI TRI THỨC

PHẦN I: ÔN TẬP KIẾN THỨC LỚP 6 – SÁCH KẾT NỐI

CHỦ ĐỀ 1: TRUYỆN ĐỒNG THOẠI

  • Bài học đường đời đầu tiên
  • Nếu cậu muốn có một người bạn

CHỦ ĐỀ 2: THƠ

  • Bắt nạt
  • Chuyện cổ tích về loài người
  • Mây và sóng
  • Con chào mào
  • Chùm ca dao về quê hương đất nước.
  • Chuyện cổ tích nước mình
  • Trái đất

CHỦ ĐỀ 3: TRUYỀN THUYẾT

  • Thánh Gióng
  • Sơn Tinh, Thủy Tinh

CHỦ ĐỀ 4: TRUYỆN NGẮN, TRUYỆN KỂ

  • Bức tranh của em gái tôi
  • Cô bé bán diêm
  • Gió lạnh đầu mùa

CHỦ ĐỀ 5: TRUYỆN CỔ TÍCH

  • Cây khế
  • Thạch Sanh
  • Vua chích chòe

CHỦ ĐỀ 6: KÍ

  • Cô Tô
  • Hang Én
  • Cửu Long Giang ta ơi

CHỦ ĐỀ 7: VĂN BẢN THÔNG TIN – VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

  • Ai ơi mồng chín tháng 4
  • Xem người ta kìa
  • Trái Đất – cái nôi của sự sống
  • Các loài chung sống với nhau như thế nào?

CHỦ ĐỀ 8: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT – ÔN TẬP VỀ TỪ

  • Từ đơn
  • Từ phức
  • Từ láy
  • Từ ghép
  • Từ đồng âm
  • Từ đa nghĩa
  • Từ mượn
  • Đại từ
  • Danh từ
  • Cụm động từ
  • Cụm tính từ

CHỦ ĐỀ 9: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT – CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ

  • So sánh
  • Nhân hóa
  • Ẩn dụ
  • Hoán dụ
  • Điệp ngữ

CHỦ ĐỀ 10: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT – DẤU CÂU

  • Dấu hai chấm
  • Dấu ngoặc kép
  • Dấu phẩy
  • Dấu chấm phẩy

PHẦN II. ÔN LUYỆN KIẾN THỨC LỚP 7

CHỦ ĐỀ 1: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH VĂN 7

  • Mục tiêu
  • Cấu trúc

CHỦ ĐỀ 2: BẦU TRỜI TUỔI THƠ

  • Bầy chim chìa vôi
  • Đi lấy mật
  • Thực hành tiếng việt
  • Ngàn sao làm việc
  • Viết tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài

 


 

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

 

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1: TRUYỆN ĐỒNG THOẠI

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Ôn tập những kiến thức về truyện đồng thoại cũng như hệ thống lại kiến thức các văn bản trong chủ đề.
  • Ghi nhớ, khắc sâu những đặc điểm của thể loại truyện đồng thoại, xác định được bố cục, ngôi kể đặc sắc nội dung và nghệ thuật của các văn bản.
  • Củng cố, khắc sâu kiến thức thông qua các bài tập vận dụng.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh đề hiểu về truyện đồng thoại.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản đã học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến truyện đồng thoại.
  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận cá nhân về tác phẩm.
  • Năng lực cảm thụ văn học: bình luận, nêu cảm nhận riêng về những chi tiết tiêu biểu trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
  • Năng lực đọc hiểu một truyện đồng thoại theo đặc trưng thể loại: phân tích ý nghĩa hình tượng nghệ thuật cũng như sáng tạo độc đáo của nhà văn.
  1. Phẩm chất
  • Nhân ái, chan hòa, khiêm tốn và trân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập;
  • Tranh ảnh về truyện đồng thoại cùng các văn bản đã học;
  • Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III.  TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: GV tạo sự hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập.
  3. Nội dung: GV trình chiếu các hình ảnh và cho HS đoán đúng từ khóa được nhắc đến trong bài học.
  4. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

  • GV đặt câu hỏi: Tìm từ khóa được nhắc đến trong bài học ngày hôm nay?


Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV gợi ý: Từ khóa cần tìm: TRUYỆN ĐỒNG THOẠI.
  • GV dẫn dắt vào bài: Truyện đồng thoại là một trong những thể loại đã khá quen thuộc với các em rồi. Trong chương trình lớp 6 các em đã học chủ đề này với các văn bản khác nhau. Trong buổi hôm nay chúng ta sẽ cùng ôn tập nhanh về truyện đồng thoại cùng hệ thống văn bản nhé.
  1. ÔN TẬP KIẾN THỨC CHỦ ĐỀ TRUYỆN ĐỒNG THOẠI
  2. Mục tiêu:

+ HS có thể hệ thống lại được những nét chính về truyện đồng thoại và hệ thống lại kiến thức các văn bản đã học.

  1. Nội dung: Nhắc lại kiến thức liên quan đến truyện đồng thoại và các văn bản đã học.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  3. Tổ chức thực hiện.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Nhắc lại kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV yêu cầu HS chia thành 3 nhóm hoàn thành các phiếu học tập sau đây:

+ Nhóm 1: HS nhắc lại kiến thức chính liên quan đến truyện đồng thoại?

 

Truyện đồng thoại

Khái niệm

 

Cốt truyện

 

Nhận vật

 

Người kể chuyện

 

Lời người kể chuyện

 

Lời nhân vật

 

 

+ Nhóm 2+3: Khái quát lại nội dung chính của các văn bản đã học? (Bài học đường đời đầu tiên, Nếu cậu muốn có một người bạn).

VB

Tác giả

Xuất xứ

Nội dung

Nghệ thuật

Bài học đường đời đầu tiên

 

 

 

 

Nếu cậu muốn có một người bạn

 

 

 

 

 

-   HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

-        HS làm việc theo nhóm đọc lại văn bản theo yêu cầu, suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

-        GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

-         GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức.

 

I.     Nhắc lại kiến thức

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

 

Truyện đồng thoại

Khái niệm

+ Là tác phẩm văn học kể lại một câu chuyện, có cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, hoàn cảnh diễn ra sự việc.

+ Truyện thường viết cho trẻ em, có nhân vật thường là đồ vật hoặc loài vật được nhân cách hóa. Các nhân vật vừa mang những đặc tính vốn có của loài vật hoặc đồ vật mang đặc điểm của con người.

Cốt truyện

+ Được sắp xếp theo một trật tự nhất định, có mở đầu, diễn biến và kết thúc.

Nhận vật

+ Nhân vật có hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, cảm xúc, suy nghĩ…

+ Nhân vật có thể là thần tiên, ma quỷ, con vật hoặc đồ vật.

Người kể chuyện

+ Người kể chuyện là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện. Ngôi kể có thể trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm xưng “tôi”.

+ Người kể chuyện cũng có thể “giấu mình” không tham gia vào câu chuyện nhưng lại có khả năng biết hết mọi chuyện.

Lời người kể chuyện

+ Lời người kể chuyện đảm nhận việc thuật lại các sự việc trong câu chuyện bao gồm cả việc thuật lại mọi hoạt động của nhân vật và miêu tả bối cảnh không gian, thời gian….

Lời nhân vật

+ Lời nhân vật là lời nói trực tiếp của nhân vật có thể trình bày tách riêng hoặc xen lẫn với lời người kể chuyện.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

VB

Tác giả

Xuất xứ

Nội dung

Nghệ thuật

Bài học đường đời đầu tiên

Tô Hoài

Trích “Dến mèn phiêu lưu kí” in lần đầu năm 1941.

 

+ Văn bản miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.

 

+ Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn.

+ Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc.

+ Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.

 

Nếu cậu muốn có một người bạn

Ăng-toan đơ- Xanh tơ E-xu-pe-ri

Trích trong chương XXI của tiểu thuyết Hoàng tử bé, tác phẩm nổi tiếng nhất của Ê-xu-pe-ri.

 

+ Nếu cậu muốn có một người bạn là đoạn trích nói lên ý nghĩa và cách thức chân chính để nhìn nhận một tình bạn.

+ Câu chuyện xoanh quanh hoàng tử bé và con cáo cùng định nghĩa về "cảm hóa". Từ đó nêu ra những bài học cuộc đời cho độc giả.

+ Tác giả đã nhân cách hóa thành công nhân vật con cáo phù hợp với thể loại truyện đồng thoại.

+ Bên cạnh đó sử dụng ngôi kể thứ nhất chân thực, những ẩn dụ tinh tế và lối kể gần gũi, hấp dẫn.

Giáo án ôn tập hè lớp 6 lên lớp 7 môn Ngữ văn Kết nối tri thức
Giáo án ôn tập hè lớp 6 lên lớp 7 môn Ngữ văn Kết nối tri thức

.... Đang cập nhật....

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=>

Từ khóa: Giáo án ôn tập hè lớp 6 lên lớp 7 môn Ngữ văn Kết nối tri thức, giáo án hè ngữ văn 6 lên 7 Kết nối tri thức, giáo án ôn tập hè văn 6 lên 7 Kết nối tri thức

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay