Giáo án và PPT đồng bộ Ngữ văn 7 kết nối tri thức
Ngữ văn 7 kết nối tri thức. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Ngữ Văn 7 kết nối tri thức
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD NGỮ VĂN 7 KẾT NỐI TRI THỨC
BÀI 3: CỘI NGUỒN YÊU THƯƠNG (13 TIẾT)
(Đọc và Thực hành tiếng Việt: 8 tiết; Viết: 4 tiết; Nói và nghe: 1 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận biết được tính cách nhân vật; nhận biết và nêu được tác dụng của việc thay đổi kiểu người kể chuyện trong một truyện kể.
- Thể hiện được thái độ đối với cách giải quyết vấn đề của tác giả trong truyện.
- Nhận biết được đặc điểm của số từ, phó từ và hiểu được chức năng của các từ loại này để sử dụng đúng và hiệu quả.
- Bước đầu viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học.
- Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống; biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.
- Biết bồi đắp, trân trọng tình yêu thương.
CÓ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN
Hoạt động 1: Tìm hiểu Giới thiệu bài học
- GV khái quát phần Giới thiệu bài học gồm có hai nội dung:
+ Khái quát chủ đề Cội nguồn yêu thương và nêu thể loại của văn bản đọc chính (truyện).
+ Giới thiệu văn bản đọc kết nối chủ đề.
- GV hướng dẫn HS tự đọc phần Giới thiệu bài học SGK tr.57 và yêu cầu HS: Xác định thể loại văn bản đọc chính và nhận biết sự kết nối giữa các văn bản.
- HS tiếp nhân, thực hiện nhiệm vụ.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2: Khám phá tri thức ngữ văn
- GV yêu cầu HS tự đọc phần Tri thức ngữ văn SGK tr.58.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Thay đổi kiểu người kể chuyện là gì?
+ Thay đổi kiểu người kể chuyện nhằm mục đích gì?
+ Số từ là gì?
+ Phó từ là gì?
- HS tiếp nhân, thực hiện nhiệm vụ.
+ Trong một truyện kể, nhà văn có thể sử dụng nhiều ngôi kể khác nhau. Có tác phẩm sử dụng hai, ba người kể chuyện ngôi kể thứ nhất; có tác phẩm lại kết hợp người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba.
+ Thay đổi kiểu người kể chuyện nhằm thể hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả. Mỗi ngôi kể thường mang đến một cách nhìn nhận, đánh giá riêng, khiến câu chuyện được soi chiếu từ nhiều chiều, trở nên phong phú, hấp dẫn, chứa đựng nhiều ý nghĩa.
+ Số từ là những từ chỉ số lượng hoặc thứ tự của sự vật.
+ Phó từ là những từ chuyên đi kèm để bổ sung ý nghĩa cho danh từ, động từ, tính từ.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
VĂN BẢN 1: VỪA NHẮM MẮT VÙA MỞ CỬA SỔ
(Trích, Nguyễn Ngọc Thuần)
I. MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất; hiểu tính cách của nhân vật “tôi” (thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời nói, cảm xúc, suy nghĩ về khu vườn, về bố và bạn Tí) và nhân vật người bố (chủ yếu được thể hiện qua ý nghĩ của nhân vật “tôi”. Qua đó, biết cảm nhận về thế giới xung quanh một cách tinh tế hơn; được bồi đắp tình yêu thiên nhiên, con người và cảm xúc thẩm mĩ.
- Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với thái độ, tình cảm của tác giả (được thể hiện qua lời kể của nhân vật “tôi”, lời nhân vật người bố) và biết lí giải một cách hợp lí.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
- Năng lực riêng:
- Biết các thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Trình bày được suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.
- Phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản có cùng chủ đề.
- Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, yêu con người.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, Giáo án.
- Tranh ảnh, video liên quan đến bài học
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- Đọc trước bài học trong SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT NGỮ VĂN 7 KẾT NỐI TRI THỨC
Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay
BÀI 1. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
- Thế nào là trạng ngữ của câu?
- Nêu đặc điểm của trạng ngữ trong câu?
- Mở rộng trạng ngữ của câu là gì? Nêu ví dụ.
- Tác dụng của trạng ngữ là gì?
- Từ láy là gì? Có mấy loại từ láy?
- Hãy viết một câu. Mở rộng trạng ngữ của câu thành cụm từ và nêu tác dụng của việc dùng cụm từ làm thành phần trạng ngữ của câu
- Điền cụm từ làm trạng ngữ cho câu sau:
- …………, hoa phượng nở rộng như những bông lửa đỏ thật thích mắt.
- Tôi đã tìm thấy cuốn nhật kí của mình…………………………………
- ……………….., gió lạnh se se, đường phố lại vàng rực màu lá cây.
- Tôi thường đi đến trường cùng với bố…………………………………
- Mở rộng thành phần trạng ngữ cho câu sau và nêu tác dụng của việc dùng cụm từ mở rộng làm thành phần trạng ngữ
- Mùa xuân, cây cối lại đâm chồi nảy lộc
- Trên gương mặt mẹ, tôi thấy rõ những nhọc nhằn, vất vả.
- Trên sông, thuyền buồm đi lại nhộn nhịp.
- Xác định thành phần trạng ngữ trong câu sau:
- Hôm nào, lớp con đi lao động?
- Chiều mai, lớp con đi lao động, mẹ ạ.
- Tìm trạng ngữ, gạch chân và cho biết đặc điểm của mỗi trạng ngữ:
- Hàng năm vào mùa nước cạn, giữa sông làng nổi lên một dải cát
- Thằng Mên hỏi sau một phút lặng im
- Con Luốc chạy tung tăng sục sạo trong các bụi cây.
- Chỉ ở khúc sông làng chúng, những con chim chìa vôi mới làm tổ như thế.
- Tìm từ láy và nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy trong các câu sau:
- Trong tiếng mưa hình như có tiếng nước sông dâng cao, xiên xiết chảy.
- Tấm thân bé bỏng của con chim vụt bứt ra khỏi dòng nước và bay lên cao hơn lần cất cánh đầu tiên ở bãi cát.
- Những đôi cánh mỏng manh run rẩy và đầy tự tin của bầy chim đã hạ xuống bên một lùm dứa dại bờ sông.
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 7 KẾT NỐI TRI THỨC
Bộ trắc nghiệm Ngữ văn 7 kết nối tri thức tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
TIẾT 2: MỞ RỘNG TRẠNG NGỮ CỦA CÂU BẰNG CỤM TỪ, TỪ LÁY
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)
Câu 1: Việc mở rộng trạng ngữ bằng cụm từ có tác dụng gì?
A. Làm câu văn thêm dài.
B. Làm câu văn hay và bóng bảy hơn.
C. Cung cấp các thông tin cụ thể hơn.
D. Hỗ trợ các thành phần khác của câu.
Câu 2: Trạng ngữ trong câu là
A. Biện pháp tu từ trong câu.
B. Một trong số các từ loại của tiếng Việt.
C. Thành phần phụ của câu.
D. Thành phần chính của câu.
Câu 3: Từ láy là gì?
A. Từ láy là những từ có các tiếng được ghép lại với nhau tạo thành
B. Từ láy là những từ có sự đối xứng âm với nhau
C. Từ láy là những từ có các tiếng lặp lại hoàn toàn, một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu, giống nhau phần phụ âm đầu hoặc phần vần
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4: Nghĩa của từ láy được tạo nên như thế nào?
A. Nghĩa từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng.
B. Từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 5: Từ láy được phân thành mấy loại?
A. Hai loại
B. Ba loại
C. Bốn loại
D. Không thể phân loại được
Câu 6: Nhóm từ láy có vần “âp” trong các từ: nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh gợi tả
A. Những âm thanh, hình dáng nhỏ bé.
B. Chỉ sự vật không vững vàng, không chắc chắn.
C. Những hình ảnh, động tác lên xuống một cách liên tiếp.
D. Tất cả câu trên đều sai.
Câu 7: Các từ chùa chiền, no nê, rơi rớt, học hành… là từ láy hay từ ghép?
A. Từ ghép
B. Từ láy
Câu 8: Từ “thoang thoảng” là từ láy được xếp vào nhóm nào?
A. Từ láy bộ phận
B. Từ láy toàn phần
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B sai
Câu 9: Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ láy bộ phận?
A. Xanh xanh, tưng bừng, đẹp đẽ, thoăn thoắt, om om.
B. Bừng bừng, eo óc, í ới, ủn ỉn, loanh quanh, xanh xanh.
C. Xanh xanh, xinh xinh, đèm đẹp, lao xao, cao cao.
D. Xinh xắn, tưng bừng, đì đùng, hì hục, lan man.
2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)
Câu 1: Dòng nào là trạng ngữ trong câu “Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào”. (Nam Cao)?
A. Dần đi ở từ năm chửa mười hai
B. Khi ấy
C. Đầu nó còn để hai trái đào
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 2: Trạng ngữ "Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy" trong câu "Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị đang đua đòi lối sống văn minh rởm, hết sức lố lăng, đồi bại đương thời" (Trần Hữu Tá) biểu thị điều gì?
A. Cách thức diễn ra hành động được nói đến trong câu.
B. Mục đích thực hiện hành động được nói đến trong câu.
C. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu.
D. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu.
Câu 3: Trạng ngữ “Trên bốn chòi canh” trong câu “Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt” (Nguyễn Tuân) biểu thị điều gì?
A. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu
B. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu.
C. Mục đích của hành động được nói đến trong câu
D. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
Câu 4: Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào?
A. Theo các nội dung mà chúng biểu thị.
B. Theo vị trí của chúng trong câu.
C. Theo mục đích nói của câu.
D. Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau.
Câu 5: Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân . Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ.
a) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [...].
(Vũ Bằng)
b) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.
(Vũ Tú Nam)
c) Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.
(Vũ Bằng)
d) Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.
(Võ Quảng)
A. Câu a
B. Câu b
C. Câu c
D. Câu d
Câu 6: Trong câu “Đêm qua, lúc nào chợt tỉnh, tôi cũng nghe tiếng nức nở, tức tưởi của em.” Có mấy từ láy?
A. 1 từ
B. 2 từ
C. 3 từ
D. 4 từ
Câu 7: Đọc văn bản sau và xác định số lượng từ láy xuất hiện trong đoạn:
Hằng năm, vào cữ hạ sớm này, người Hà Nội lại được hưởng những cơn mưa lá sấu vàng ào ạt rơi trong hương sấu dìu dịu, thơm thơm.
Hương lá dịu dàng ướp cả bầu không khí tinh khôi khiến ta những muốn hít thật sâu cho căng tràn lồng ngực. Sau lúc lá rụng là cữ sấu ra hoa. Những mảng hoa hình sao màu trắng sữa chao nghiêng trong gió, đậu xuống mái tóc các cô gái, lấm tấm khắp cả mặt đường.
Giống như hoa sữa mùa thu, cành đào ngày Tết, cây sấu Hà Nội gợi nhớ, gợi thương trong tấm lòng người xa xứ.
(Tạ Việt Anh, Hà Nội tạp văn)
A. 5 từ
B. 6 từ
C. 7 từ
D. 4 từ
Câu 8: Nhóm từ láy có vần “âp” trong các từ: nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh gợi tả
A. Những âm thanh, hình dáng nhỏ bé.
B. Chỉ sự vật không vững vàng, không chắc chắn.
C. Những hình ảnh, động tác lên xuống một cách liên tiếp.
D. Tất cả câu trên đều sai.
Câu 9: Tìm từ láy trong câu sau: “Mặt mũi nó lúc nào cũng nhăn nhó như bà già đau khổ”?
A. Mặt mũi
B. Nhăn nhó
C. Bà già
D. Đau khổ
3. VẬN DỤNG: (2 CÂU)
Câu 1: Tìm từ láy trong câu sau: “Mặt mũi nó lúc nào cũng nhăn nhó như bà già đau khổ”?
A. Mặt mũi
B. Nhăn nhó
C. Bà già
D. Đau khổ
Câu 2: Từ “tươi tốt” có phải từ láy không?
A. Có
B. Không
B. PHẦN TRẢ LỜI
1. NHẬN BIẾT
1. C | 2. C | 3. C | 7.A | 9. D |
4. B | 5. A | 6. D | 8. B |
2. THÔNG HIỂU
1. B | 2. A | 3. C | 4. A | 5. B |
6. B | 7. A | 8. C | 9. B |
3. VẬN DỤNG
1. B | 2. B |
--------------- Còn tiếp ---------------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI NGỮ VĂN 7 KẾT NỐI TRI THỨC
Bộ đề Ngữ văn 7 kết nối tri thức biên soạn đầy đủ gồm: đề thi+ đáp án + bảng ma trận và bảng đặc tả
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
|
|
| Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao |
| ||||
|
|
| TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL |
|
1
| Đọc hiểu
| Văn bản nghị luận
| 6 | 0 | 2 | 0 | 0 | 2 | 0 |
| 60 |
2 | Viết
| Nghị luận về một vấn đề trong đời sống | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 30 | 5 | 10 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 35% | 25% | 30% | 10% |
| ||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
|
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
TT | Chương/ Chủ đề | Nội dung/ Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu
| Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Văn bản nghị luận
| Nhận biết: - Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận. - Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống. - Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). Thông hiểu: - Xác định được mục đích, nội dung chính của văn bản. - Chỉ ra được mối liên hệ giữa ý kiến, lí lẽ và bằng chứng. - Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; các biện pháp tu từ như: nói quá, nói giảm nói tránh; công dụng của dấu chấm lửng; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. - Vận dụng: - Rút ra những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản. - Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với vấn đề đặt ra trong văn bản. | 6TN
|
2TN
| 2TL
| |
2 | Viết | Nghị luận về một vấn đề trong đời sống.
| Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng. |
|
|
| 1TL*
|
Tổng | 6TN | 2TN | 2 TL | 1 TL | |||
Tỉ lệ % | 35 | 25 | 30 | 10 | |||
Tỉ lệ chung | 60 | 40 |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 7
Thời gian làm bài: 90 phút
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau:
“THAM LAM” ĐỐI VỚI NGƯỜI KHÁC CHÍNH LÀ NGUỒN GỐC
CỦA MỌI THÓI XẤU
Ngoài ra, ranh giới giữa thói xấu và đức tốt chỉ là một sợi tóc. Ví dụ như thói ngạo mạn và lòng dũng cảm. Thói lỗ mãn và tính cương trực. Thói ngoan cố và lòng thành thực. Tính nông nổi và sự nhanh nhạy. Tố chất gốc tự nó không phải là xấu.
Tuy vậy, duy có một thứ, vốn dĩ tố chất gốc đã là xấu, cho nên bất cứ ở đâu, dù ở mức độ nào và nhằm mục đích ra sao, thì nó vẫn cứ là thói xấu. Thứ đó chính là tham lam.
Tham lam thường ngấm ngầm nảy sinh trong lòng. Tham vọng khiến người ta lập mưu tính kế hãm hại người khác nhằm thoả mãn sự ghen tức, hay xoa dịu nỗi bất hạnh của chính mình. Vì thế những kẻ ôm ấp lòng tham không hề đóng góp gì mà chỉ phá hoại hạnh phúc xã hội.
Ghen ghét, lường gạt, giả dối là những thói mà người ta thường gọi là lừa đảo bịp bợm. Đây là một thói đê tiện. Nhưng nó không phải là nguyên nhân đẻ ra sự tham lam. Ngược lại, phải thấy rằng chính tham lam đã sản sinh ra những thói đê tiện ấy mới đúng.
Tham lam là nguồn gốc của mọi thói xấu. Có thể nói: Không có thói xấu nào trong con người mà lại không xuất phát từ tham lam.
Thái độ cay cú ngờ vực, ghen tức, hèn nhát... cũng từ tham lam mà ra. Từ những hành vi thậm thụt, mật đàm, mưu mô cho đến việc lôi kéo bè cánh, ám sát, nổi loạn... tất cả đều phát sinh từ tham lam.
Trên phạm vi quốc gia, những tai hoạ do lòng tham gây ra khiến cho dân chúng đều trở thành nạn nhân. Khi đó thì mọi lợi ích công đều biến thành lợi ích riêng của một nhóm người.
(Trích Khuyến học, Fukuzawa Yukichi, Phạm Hữu Lợi dịch, NXB Dân trí)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Ở văn bản trên, tác giả cho ta thấy những kẻ ôm ấp lòng tham có đem lại lợi ích cho xã hội không? (Biết)
A. Có
B. Không
Câu 2: Câu “Không có thói xấu nào trong con người mà lại không xuất phát từ tham lam” có mấy phó từ? (Biết)
A. 1 phó từ
B. 2 phó từ
C. 3 phó từ
D. 4 phó từ
Câu 3: Câu “Trên phạm vi quốc gia, những tai họa do lòng tham gây ra khiến cho dân chúng đều trở thành nạn nhân” có trạng ngữ không? (Biết)
A. Có
B. Không
Câu 4: Đoạn văn “Tham lam là nguồn gốc của mọi thói xấu. Có thể nói: Không có thói xấu nào trong con người mà lại không xuất phát từ tham lam.” sử dụng phép liên kết nào? (Biết)
A. Phép liên tưởng
B. Phép thế
C. Phép lặp
D. Phép nối
Câu 5: Câu “Ngoài ra, ranh giới giữa thói xấu và đức tốt chỉ là một sợi tóc” có mấy số từ? (Biết)
A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Bốn
Câu 6: Trong văn bản trên, hành vi của kẻ tham lam được thể hiện qua những đâu? (Biết)
- Mưu mô, gian dối,lừa đảo, thường xuyên không nói đúng sự thật…
B. Thậm thụt, mật đàm, mưu mô cho đến việc lôi kéo bè cánh, ám sát,...
C. Thường lấy đồ của người khác khi họ không để ý làm của riêng cho mình.
D. Hay kết bè phái để chia rẽ, kéo cánh, làm những việc trái với lương tâm.
Câu 7: Vấn đề bàn luận trong văn bản trên là gì? (Hiểu)
A. Bàn về lòng nhân ái
B. Bàn về tính trung thực
C. Bàn về lòng khiêm tốn
D. Bàn về tính tham lam
Câu 8: Trong đoạn văn “Ngoài ra, ranh giới giữa thói xấu và đức tốt chỉ là một sợi tóc. Ví dụ như thói ngạo mạn và lòng dũng cảm. Thói lỗ mãn và tính cương trực. Thói ngoan cố và lòng thành thực. Tính nông nổi và sự nhanh nhạy. Tố chất gốc tự nó không phải là xấu.”, tác giả đã dùng phép lập luận nào? (Hiểu)
A. Giải thích
B. Đối chiếu
C. So sánh
D. Phản đề
Câu 9: Qua văn bản trên em rút ra bài học gì cho bản thân? (Vận dụng)
Câu 10: Em có đồng ý với suy nghĩ của tác giả “Trên phạm vi quốc gia, những tai hoạ do lòng tham gây ra khiến cho dân chúng đều trở thành nạn nhân” không? Vì sao? (Vận dụng).
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Em hãy viết bài văn bàn về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm. (Vận dụng cao)
--------------- Còn tiếp ---------------
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
=> Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
Tài liệu được tặng thêm:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ ngữ văn 7 kết nối tri thức, soạn giáo án word và powerpoint Ngữ văn 7 kết nối, soạn ngữ văn 7 kết nối tri thức
Tài liệu giảng dạy môn Ngữ văn THCS