Giáo án ôn tập ngữ văn 7 kết nối bài 9: Ôn tập văn bản “bản tin về hoa anh đào”

Dưới đây là giáo án ôn tập bài 9: Ôn tập văn bản “bản tin về hoa anh đào”. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 7 sách kết nối tri thức. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo

Xem toàn bộ: Tải giáo án ôn tập dạy thêm ngữ văn 7 kết nối tri thức

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP VĂN BẢN “BẢN TIN VỀ HOA ANH ĐÀO”

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Củng cố khắc sâu kiến thức về thể loại tản văn, về văn bản Bản tin về hoa anh đào mà các em đã được học thông qua các phiếu học tập để ôn luyện.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để tìm hiểu về nội dung của các ý chính của văn bản.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề về nội dung của các ý chính của văn bản.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

  1. Năng lực đặc thù:

- Đọc hiểu một văn bản thông qua các câu văn nhằm trình bày suy nghĩ, cảm nhận cá nhân, các thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.

3.Về phẩm chất:

- Chăm chỉ:  Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết của mình.

- Trách nhiệm: Lựa chọn và trân trọng cách sống hài hòa với tự nhiên.  

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
  3. b) Nội dung hoạt động: GV dẫn dắt vào bài học.
  4. c) Sản phẩm học tập: HS nhập tâm và lắng nghe.
  5. d) Tổ chức hoạt động:

- GV đặt vấn đề: Từ việc miêu tả những đặc trưng rất riêng của xứ sở Đà Lạt thơ mộng, tác giả văn bản Bản tin về hoa anh đào đã gửi gắm rất nhiều tình cảm đáng quý. Để hiểu rõ về tình cảm này, trong bài hôm nay, chúng ta cùng ôn tập lại văn bản “Bản tin về hoa anh đào”.

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
  2. Mục tiêu: HS nắm được các kiến thức căn bản về:
  • Đặc sắc về nội dung, nghệ thuật trong văn bản.
  • Tìm hiểu những chi tiết thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả dành cho thiên nhiên trong văn bản Bản tin về hoa anh đào.
  1. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: Tổng quan về tác giả, tác phẩm.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm, cho HS đọc thầm lại văn bản và đặt câu hỏi:

+ Nhóm 1: Nêu thông tin chính về tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên và xuất xứ tác phẩm Bản tin về hoa anh đào”.

+ Nhóm 2: Xác định thể loại, xuất xứ và bố cục của văn bảnBản tin về hoa anh đào”.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

+ HS hoạt động thảo luận, đưa ra ý kiến thống nhất đáp án cuối cùng.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- Đại diện nhóm trình bày kết quả.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

 

NV2: Nhắc lại kiến thức trọng tâm của VB

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm:

Mỗi nhóm sử dụng 1 tờ giấy A0 và thể hiện nội dung:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu giới thiệu về người bạn kí giả với những bản tin về hoa anh đào.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu cảm nhận và hình dung về tình thế khó xử của người viết tin.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu suy ngẫm từ những bản tin về hoa của tác giả.

+ Nhóm 4: Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của văn bản.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả và trao đổi.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN.

1. Tác giả

- Tên: Nguyễn Vĩnh Nguyên (1979)

- Quê quán: Ninh Thuận

- Ông là nhà thơ, nhà văn, nhà báo tài năng

- Thể loại sáng tác: tản văn, du khảo, báo chí,...

- Tác phẩm tiêu biểu: Tản văn Với Đà Lạt, ai cũng là lữ khách; du khảo Đà Lạt, một thời hương xa; biên khảo Đà Lạt, bên dưới sương mù,...

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ: Trích trong Với Đà Lạt ai cũng là lữ khách, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2015, tr.29-31.

b. Thể loại: Tản văn

c. Bố cục: 3 phần

- Phần 1: câu mở đầu và hai đoạn văn tiếp đó: Giới thiệu về người bạn kí gỉả với những bản tin về hoa anh đào.

- Phần 2: Ba đoạn văn kế tiếp: Cảm nhận và hình dung về tình thế khó xử của người viết tin.

- Phần 3: Hai đoạn văn cuối cùng: Suy ngẫm từ những bản tin về hoa.

 

 

II. ÔN TẬP VĂN BẢN “BẢN TIN VỀ HOA ANH ĐÀO

1. Giới thiệu về người bạn kí giả với những bản tin về hoa anh đào

Bản tin về hoa anh đào:

-  Người viết: kí giả ở Đà Lạt – người bạn của tác giả.

- Thời gian: Hằng năm khi Đà Lạt giao mùa đông – xuân

- Địa điểm đăng: trên tờ bào T.

- Thời điểm: vào cái mùa mà những người yêu Đà Lạt đang phát điên vì nhớ núi đồi và cái lạnh tháng Chạp.

- Ý kiến đánh giá của tác giả về các bản tin nhỏ được thể hiện qua các từ ngữ: đáng nể phục; như một bài thơ; với niềm hứng khởi, hân hoan; tạo cảm giác lạc lõng; điều vô cùng ý nghĩa; tốt lành biết mấy.

2. Cảm nhận và hình dung về tình thế khó xử của người viết tin 

- Tình thế khó xử của người viết tin: đứng trước nghi ngờ của người đọc khi họ có thể cho đó là “thứ xa xỉ viễn mơ”

+ Lường tính đến sự xuất hiện “lạc lõng” của bản tin về hoa trên mặt báo vốn đầy những thông tin phồn tạp về đời sống đương đại.

+ Đối diện với chính nghi ngờ của bản thân mình: Câu chuyện về hoa “có phải có nên là một bảng tin?”.

à Tạo nên “khó khăn”, “chướng ngại” đối với người viết báo – bạn của tác giả

- Sự đồng điệu về tâm hồn:

+ Đặt mình vào vị trí người đọc: tác giả thể hiện tâm trạng hân hoa chờ đợi các bản tin về hoa và có những đánh giá cap về chúng

+ Đặt mình vào vị trí người viết: tác giả phần nào nhập thân vào nhân vật, hình dung được một cách hết sức cụ thể về những suy tư, trăn trở âm thầm trong anh khi anh muốn viết những bản tin nhỏ về hoa

3. Suy ngẫm từ những bản tin về hoa

- Bỏ qua những trăn trở, nhà báo đã đặt bút viết để chuyển tải những cảm nhận đầy tinh tế về hoa anh đào.

- Đối với tác giả, bản tin về hoa anh đào xuất hiện thường xuyên trên các tờ báo là điều ý nghĩa bởi hoa cỏ cũng cần được truyền thông, nâng niu theo cách tự nhiên nhất.

III. TỔNG KẾT

* Nội dung

Bài tản văn là sự tự hào và tỉnh cảm trân trọng của tác giả dành cho bạn mình – một kí giả ở Đà Lạt và những bản tin về hoa anh đào mà anh ấy viết.

* Nghệ thuật:

- Lời văn nhẹ nhàng, tinh tế, tình cảm và giàu hình ảnh

- Dẫn chứng, liên hệ phong phú lôi cuốn người đọc

- Câu văn giàu cảm xúc, lột tả được hết diễn biến tâm lí của tác giả.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống bài tập tự luận
  3. b) Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
  4. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

- GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận, tìm ra câu trả lời cho phiếu bài tập:

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án word, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Được biên rõ ràng, khoa học, nhiều tư liệu ngoài SGK

PHÍ GIÁO ÁN:

  • 300k/học kì - 350k/cả năm

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Tải giáo án ôn tập dạy thêm ngữ văn 7 kết nối tri thức

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản word)

Xem thêm các bài khác

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay