Giáo án ôn tập ngữ văn 7 kết nối bài 9: Ôn tập văn bản “thủy tiền tháng một”

Dưới đây là giáo án ôn tập bài 9: Ôn tập văn bản “thủy tiền tháng một”. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 7 sách kết nối tri thức. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo

Xem toàn bộ: Tải giáo án ôn tập dạy thêm ngữ văn 7 kết nối tri thức

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 9. HÒA ĐIỆU VỚI TỰ NHIÊN

ÔN TẬP VĂN BẢN “THỦY TIỀN THÁNG MỘT”

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Củng cố khắc sâu kiến thức về thể loại văn bản thông tin, về văn bản Thủy tiên tháng một mà các em đã được học thông qua các phiếu học tập để ôn luyện.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để tìm hiểu về nội dung của các ý chính của văn bản.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề về nội dung của các ý chính của văn bản.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

  1. Năng lực đặc thù:

- Đọc hiểu một văn bản thông qua các câu văn nhằm trình bày suy nghĩ, cảm nhận cá nhân, các thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.

  1. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ:  Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết của mình.

- Trách nhiệm: Lựa chọn và trân trọng cách sống hài hòa với tự nhiên.  

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
  3. b) Nội dung hoạt động: GV dẫn dắt vào bài học.
  4. c) Sản phẩm học tập: HS nhập tâm và lắng nghe.
  5. d) Tổ chức hoạt động:

- GV đặt vấn đề: Từ việc cung cấp thông tin về thực trạng thiên nhiên trên toàn Trái Đất, tác giả của văn bản Thủy tiên tháng một đã mang đến những thông điệp sâu sắc. Để hiểu rõ về thông điệp này, trong bài hôm nay, chúng ta cùng ôn tập lại văn bản “Thủy tiên tháng một”.

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
  2. Mục tiêu: HS nắm được các kiến thức căn bản về:
  • Đặc sắc về nội dung, nghệ thuật trong văn bản.
  • Tìm hiểu những chi tiết thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả dành cho thiên nhiên trong văn bản Thủy tiên tháng một
  1. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: Tổng quan về tác giả, tác phẩm.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm, cho HS đọc thầm lại văn bản và đặt câu hỏi:

+ Tác giả văn bản “Thủy tiên tháng một” là ai? Nêu những thông tin chính về tác giả và tác phẩm “Thủy tiên tháng một”

+ Văn bản “Thủy tiên tháng một” viết theo thể loại gì? Nêu xuất xứ và phân chia bố cục cho văn bản.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

+ HS hoạt động thảo luận, đưa ra ý kiến thống nhất đáp án cuối cùng.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- Đại diện nhóm trình bày kết quả.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

NV2: Nhắc lại kiến thức trọng tâm của VB

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm:

Mỗi nhóm sử dụng 1 tờ giấy A0 và thể hiện nội dung:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu tình trạng biến đổi khí hậu là gì. 

+ Nhóm 2: Tìm hiểu những tác động liên hoàn từ tình trạng biến đổi khí hậu

+ Nhóm 3: Tìm hiểu những báo cáo và con số ám ảnh qua phân tích tác dụng của các số liệu.

+ Nhóm 4: Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của văn bản.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả và trao đổi.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN.

1. Tác giả

- Tên: Thô-mát L. Phrít-man (1953)

- Quê quán: Mỹ

- Là nhà báo người Mỹ, phụ trách chuyên mục các vấn đề quốc tế của báo Niu-oóc Thai-mở

- Tác phẩm tiêu biểu Chiếc xe Lếch-xớt và cây ôliu (1999); Thế giới phẳng (2005-2007); Nóng, Phẳng, Chật (2008),…

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ: Là một bài nằm trong mục 5 (Sự bất thường của Trái Đất) thuộc phần 2 (Tại sao chúng ta lại ở đây) của cuốn sách Nóng, Phẳng, Chật.

b. Thể loại: Văn bản nghị luận

c. Bố cục: 3 phần

+ Phần 1: Đoạn 1: Nêu vấn đề cần thông tin – Cần hiểu thế nào về tính trạng biến đổi khí hậu?

+ Phần 2: Từ đoạn 2 đến đoạn 5: Đưa thông tin khái quát về “sự bất thường của Trái Đất” do tình trạng biến đổi khí hậu gây nên – Biến đổi khí hậu và những tác động liên hoàn

+ Phần 3: 2 đoạn cuối: Cung cấp bằng chứng xác thực về “sự bất thường của Trái Đất” – Những báo cáo và con số đầy ám ảnh

II. ÔN TẬP VĂN BẢN “THỦY TIÊN THÁNG MỘT”

1. Tình trạng biến đổi khí hậu

* Các tên gọi của tình trạng biến đổi khí hậu:

- Sự nóng lên của Trái Đất: khái niệm khá êm ái, chưa diễn tả hết tình hình biến đổi khí hậu.

- Sự bất thường của Trái Đất::

+ Hân-tơ Lo-vin đặt ra

+ Mục đích: giải thích rằng nhiệt độ trung bình trên toàn đất đều tăng lên là nguyên nhân gây ra sự bất thường

* Giải thích nhan đề:

Chi tiết hoa thủy tiên nở đầu tháng Một là một chi tiết “đắt”.

2. Tác động liên hoàn từ tình trạng biến đổi khí hậu

- Thời tiết thay đổi thất thường và diễn ra với tốc độ nhanh (hệ quả: thiên tai có quy mô lớn hơn, một số loài sinh vật hoặc biến mất do không kịp thích ứng hoặc phải thay đổi nhịp độ phát triển,...)

- Thời tiết đồng thời tồn tại ở hai thái cực (nơi nắng hạn gay gắt; nơi mưa bão, lũ lụt kinh hoàng)

3. Những báo cáo và con số đầy ám ảnh

- Tác giả đã đưa vào văn bản rất nhiều số liệu:

+ 23000 ngôi nhà xây bằng gạch xây

+ ít nhất 62 người thiệt mạng

+ đợt sóng cao đến 4,6m

+  68 hòn đảo của Man-đi-vơ

+ nhiệt độ xuống -22 độ C

+ tuyết rơi dày 25cm...

è Ý nghĩa của việc dẫn số liệu trong bài: chứng minh hậu quả nặng nề của hiện tượng Trái Đất nóng lên.

 

III. TỔNG KẾT

* Nội dung

- Văn bản cung cấp cho chúng ta thông tin một cách đầy đủ, khoa học, chính xác về thực trạng thiên nhiên trên toàn Trái Đất.

- Qua đó, chúng ta thấy rõ được vấn đề cấp bách trong việc cải thiện xu hướng cực đoan của thời tiết.

* Nghệ thuật:

- Câu văn ngắn gọn, súc tích

- Lập luận chặt chẽ, thông tin xác thực, khoa học

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm.
  3. b) Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
  4. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

*Nhiệm vụ 1: GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận, tìm ra câu trả lời cho phiếu bài tập số 1:

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án word, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Được biên rõ ràng, khoa học, nhiều tư liệu ngoài SGK

PHÍ GIÁO ÁN:

  • 300k/học kì - 350k/cả năm

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Tải giáo án ôn tập dạy thêm ngữ văn 7 kết nối tri thức

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản word)

Xem thêm các bài khác

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay