Giáo án ôn tập ngữ văn 7 kết nối bài 6: Ôn tập văn bản “ếch ngồi đáy giếng”

Dưới đây là giáo án ôn tập bài 6: Ôn tập văn bản “ếch ngồi đáy giếng” . Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 7 sách kết nối tri thức. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Tải giáo án ôn tập dạy thêm ngữ văn 7 kết nối tri thức

ÔN TẬP VĂN BẢN “ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG”

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Củng cố khắc sâu kiến thức về thể loại truyện ngụ ngôn, về văn bản Ếch ngồi đáy giếng mà các em đã được học thông qua các phiếu học tập để ôn luyện.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để tìm hiểu về nội dung của các ý chính của văn bản.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề về nội dung của các ý chính của văn bản.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

  1. Năng lực đặc thù:

- Đọc hiểu một văn bản thông qua câu thơ nhằm trình bày suy nghĩ, cảm nhận cá nhân, các thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.

  1. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ:  Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết của mình.

- Trách nhiệm: Có ý thức học hỏi kinh nghiệm, trí tuệ của dân gian hay của người xưa để rèn các đức tính: khiêm tốn, cẩn trọng, kiên trì, nhân nghĩa, có trách nhiệm.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
  3. b) Nội dung hoạt động: GV dẫn dắt vào bài học.
  4. c) Sản phẩm học tập: HS nhập tâm và lắng nghe.
  5. d) Tổ chức hoạt động:

- GV đặt vấn đề: Từ việc mượn câu chuyện ngụ ngôn về cuộc đối thoại giữa hai nhân vật ếch và rùa, tác giả văn bản Ếch ngồi đáy giếng đã gửi gắm tới người đọc những bài học và thông điệp ý nghĩa trong cuộc sống. Để hiểu rõ về thông điệp này, trong bài hôm nay, chúng ta cùng ôn tập lại văn bản “Ếch ngồi đáy giếng”.

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
  2. Mục tiêu: HS nắm được các kiến thức căn bản về:
  • Đặc sắc về nội dung, nghệ thuật trong văn bản.
  • Tìm hiểu những chi tiết thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả dành cho loài vật trong văn bản Ếch ngồi đáy giếng.
  1. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: Tổng quan về tác giả, tác phẩm.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ        

- GV chia lớp thành các nhóm, cho HS đọc thầm lại văn bản và đặt câu hỏi:

+ Tác giả của văn bản “Ếch ngồi đáy giếng” là ai? Hãy nêu một số nét về tác giả?

+ Văn bản thuộc thể loại gì? Nêu xuất xứ và bố cục của văn bản.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

+ HS hoạt động thảo luận, đưa ra ý kiến thống nhất đáp án cuối cùng.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- Đại diện nhóm trình bày kết quả.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

 

 

NV2: Nhắc lại kiến thức trọng tâm của VB

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm:

Mỗi nhóm sử dụng 1 tờ giấy A0 và thể hiện nội dung:

+ Nhóm 1: Tìm những chi tiết, lời văn nói về lời của con ếch kể về cuộc sống khi ở trong giếng.  

+ Nhóm 2: Tìm những chi tiết, lời văn nói về lời của rùa lớn biển đông nói về cuộc sống ở ngoài giếng.   

+ Nhóm 3: So sánh sự khác nhau về môi trường sống của ếch và rùa. Giải thích sự ảnh hưởng đến nhận thức và cảm xúc của hai con vật. 

+ Nhóm 4: Nêu những chi tiết nói về biểu hiện của ếch khi được nghe kể về biển.

+ Nhóm 5: Tổng kết về nội dung, nghệ thuật của văn bản.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả và trao đổi.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN.

1. Tác giả

- Trang Tử (369 – 286 TCN)

- Quê quán ở Đất Mông (thuộc tỉnh Hà Nam), Trung Quốc. 

- Là một nhà triết gia nổi tiếng của Trung Quốc, sống vào thời Chiến quốc, làm quan tại Vườn Sơn, sau đó sống ẩn dật tới cuối đời.

- Tham gia BCH Hội Nhà văn và trở thành chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam từ 2001 – 2021.

- Tác phẩm của ông chứa đựng những tư tưởng triết học uyên bác, vừa đậm chất văn chương với nhiều mẩu chuyện sinh động, mang tính ngụ ngôn sâu sắc.

 2. Tác phẩm

a. Thể loại: truyện ngụ ngôn

b. Xuất xứ: Trích Thu Thủy (thiên thứ 17)

c. Bố cục: 2 phần

- Phần 1: Từ đầu … một lát coi cho biết?: Lời của con ếch kể về cuộc sống khi ở trong giếng.

- Phần 2: Còn lại: Lời của rùa lớn biển đông nói về cuộc sống ở ngoài giếng.

 

II. ÔN TẬP VĂN BẢN “ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG”

1. Lời của con ếch kể về cuộc sống khi ở trong giếng.

- Không gian: Trong một cái giếng sụp

- Người kể chuyện: Con ếch nhỏ

- Người nghe kể: Con rùa lớn biển đông.

- Ếch cảm thấy sung sướng vì:

+ Có thể ra khỏi giếng, nhảy lên miệng giếng, rồi lại vô giếng, ngồi nghỉ trong những kẽ gạch của thành giếng. Bơi trong nước thì nước đỡ nách và cằm của ếch, nhảy xuống bùn thì bùn lấp chân ếch tới mắt cá: Sung sướng vì có cuộc sống tự do tự tại

+ Những con lăng quăng, cua, nòng nọc không con nào sung sướng bằng ếch: Sung sướng vì thấy những con vật khác không bằng mình

+ Một mình ếch chiếm một chỗ nước tụ, tự do bơi lội trong một cái giếng sụp: Sung sướng vì tự hào với địa vị “chúa tể” của mình ở trong giếng.

+ Sao anh không vô giếng tôi một lát coi cho biết?: Sung sướng đến mức khoe khoang với rùa về “thế giới trong giếng” của mình.

à Nhận xét:

- Ếch vui vẻ, kể về một cuộc sống tự do trong giếng.

- Ếch cảm thấy bản thân mình đang sống trong môi trường tuyệt vời nhất, không có môi trường nào có thể thỏa mãn nó hơn được.

- Ếch mời gọi con rùa vào xem giếng xem có đúng như những gì mình bảo không

2. Lời của rùa lớn biển đông nói về cuộc sống ở ngoài giếng.

- Cuộc sống ở biển đông qua lời kể của con rùa:

+ Biển đông mênh mông, ngàn dặm đã thấm gì, sâu thăm thẳm, ngàn nhẫn đã thấm gì

à Sử dụng những từ láy mênh mông, thăm thẳm để nói về sự rộng lớn, bao la của biển đông.

+ Thời vua Vũ: mười năm thì chín năm lụt, mực nước biển không lên

+ Thời vua Thanh: tám năm thì bảy năm hạn hán, bờ biển không lùi ra xa.

à Lấy dẫn chứng của hai thời vua Vũ – Thanh để nói về sự cạn kiệt, tàn phá của biển đông.

+ Không vì thời gian ngắn hay dài mà thay đổi

+ Không vì mưa nhiều hay ít mà tăng giảm.

à Lặp cấu trúc “Không vì” … “mà” để nói về cái vui lớn của biển đông.

3. So sánh sự khác nhau về môi trường sống của ếch và rùa

- Bảng so sánh (Đính kèm phía dưới hoạt động)

à Môi trường sống của ếch và rùa quả thật quá khác nhau, thậm chí là đối lập nhau giữa một bên là biển đại dương mênh mông rộng lớn với một bên là đáy giếng chật hẹp nhỏ bé.

4. Biểu hiện của ếch khi được nghe kể về biển.

- Ngạc nhiên: Sự vĩ đại của biển nằm ngoài hiểu biết của ếch, khiến ếch hoàn toàn bất ngờ.

- Thu mình lại: Niềm vui và niềm tự hào của ếch khi thay thế bởi cảm giác nhỏ bé trước sự vĩ đại của biển.

- Hoảng hốt, bối rối: Cảm giác của ếch khi mất niềm tin (bối rối) vào những điều ếch đã tin và tự hào trước đây, choáng ngợp (hoảng hốt) trước những điều mới mẻ, lớn lao, vĩ đại hơn những điều ếch đã từng biết.

à Những cử chỉ, hành động của ếch cho thấy ếch đã nhận ra rằng: rùa thật hiểu biết và có tầm nhìn xa, rùa nói cho nó biết về biển đông rộng lớn ngoài kia, trong khi nó thì sống trong môi trường chật hẹp, không hiểu biết nhiều bằng rùa.

III. TỔNG KẾT

* Nội dung

- Truyện kể về cuộc đối thoại giữa hai nhân vật ếch và rùa sống tại hai môi trường khác nhau.

- Từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nhỏ hẹp của chủ ếch và lời khuyên của rùa biển, truyện ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà huênh hoang.

-  Truyện còn mang ý nghĩa khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan và kiêu ngạo.

* Nghệ thuật:

- Xây dựng hình tượng quen thuộc, gần gũi.

- Kết hợp từ láy và nhiều tính từ miêu tả hấp dẫn.

- Cách nói ẩn dụ, bài học giáo huấn được nêu lên một cách tự nhiên.

                                                 

BẢNG SO SÁNH

 

Ếch

Rùa

Sự khác biệt giữa môi trường sống

- Sống trong một không gian hẹp (một cái giếng sụp).

- Vận động trong không gian nhỏ hẹp (chỉ từ miệng giếng vào bên trong giếng).

- Tiếp xúc với những con vật nhỏ bé (lăng quăng, cua, nòng nọc)

- Sống ở một không gian rộng (biển)

 

- Sống lâu (nên lớn đến nỗi không vào nổi trong giếng)

- Chứng kiến nhiều điều (rùa đã đi đây đi đó, chí ít là đã băng qua con đường từ biển tới nơi có cái giếng).

Ảnh hưởng đến nhận thức và cảm xúc

Chưa hề biết tới sự rộng lớn và bao điều mới lạ khác của thế giới bên ngoài . Vì vậy nên cảm thấy sung sướng với cái “thế giới” nhỏ bé mình đang sớm và thực sự choáng ngợp trước cái vĩ đại của biển.

Lùi lại (biểu thị việc không còn quan tâm đến thế giới nhỏ bé của ếch) và kể cho ếch biết về niềm sung sướng mà rùa được trải nghiệm (“cái vui lớn của biển đông”)

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống bài tập tự luận.
  3. b) Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
  4. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

*Nhiệm vụ 1: GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận, tìm ra câu trả lời cho phiếu bài tập số 1:

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Một con ếch nhỏ ngồi trong một cái giếng sụp nói với một con rùa lớn biển đông: “Tôi sung sướng quá, tôi có thể ra khỏi giếng, nhảy lên miệng giếng, rồi lại vô giếng, ngồi nghĩ trong những kẽ gạch của thành giếng. Bơi trong nước thì nước đỡ nách và cằm tỏi, nhảy xuống bùn thì bùn lấp chân tôi tới mắt cá. Ngó lại phía sau, thấy những co lăng quăng, con cua, con nòng nọc, không con nào sướng bằng tôi. Và lại một mình chiếm một chỗ nước tụ, tự do bơi lội trong một cái giếng sụp, còn gì vui hơn nữa? Sao anh không vô giếng tôi một lát coi cho biết?”.

1.    Đoạn văn trên nằm trong văn bản nào? Thuộc thể loại văn học nào?

2.    Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.

3.    Em có suy nghĩ gì về nhân vật con ếch trong đoạn văn?

4.    Nêu cảm nhận của em về môi trường sống của con ếch.



Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án word, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Được biên rõ ràng, khoa học, nhiều tư liệu ngoài SGK

PHÍ GIÁO ÁN:

  • 300k/học kì - 350k/cả năm

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Tải giáo án ôn tập dạy thêm ngữ văn 7 kết nối tri thức

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản word)

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay