Giáo án ôn tập ngữ văn 7 kết nối bài 7: Ôn tập thực hành tiếng việt: mạch lạc và liên kết
Dưới đây là giáo án ôn tập bài 7: Ôn tập thực hành tiếng việt: mạch lạc và liên kết. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 7 sách kết nối tri thức. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Tải giáo án ôn tập dạy thêm ngữ văn 7 kết nối tri thức
ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: MẠCH LẠC VÀ LIÊN KẾT
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Củng cố khắc sâu kiến thức về khái niệm, chức năng của mạch lạc và liên kết trong văn bản; nhận diện và chỉ ra được tác dụng của các biện pháp liên kết và từ ngữ liên kết mà các em đã được học thông qua các phiếu học tập để ôn luyện.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để tìm hiểu về nội dung của các ý chính của văn bản.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết các bài tập luyện tập, vận dụng.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
- Năng lực đặc thù:
- Nắm được khái niệm, chức năng của mạch lạc và liên kết trong văn bản.
- Nhận diện được các biện pháp liên kết và từ ngữ liên kết trong văn bản.
- Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo.
- Trách nhiệm: Có ý thức vận dụng mạch lạc và liên kết vào giao tiếp và tạo lập văn bản
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
- b) Nội dung hoạt động: GV dẫn dắt vào bài học.
- c) Sản phẩm học tập: HS nhập tâm và lắng nghe.
- d) Tổ chức hoạt động:
- GV đặt câu hỏi: Em hãy liệt kê ra những dấu câu em biết trong tiếng Việt.
- HS suy nghĩ tìm ra câu trả lời, HS trình bày kết quả (cá nhân)
- GV đặt vấn đề: Tính mạch lạc và liên kết là một trong những yếu tố quan trọng và cần thiết trong việc tạo lập bất cử một văn bản nào. Để hiểu rõ về tính mạch lạc và liên kết trong văn bản, đồng thời, nhận diện được các biện pháp và từ ngữ liên kết, trong bài hôm nay, chúng ta cùng ôn tập lại thực hành tiếng Việt: “Mạch lạc và liên kết”.
- HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
- Mục tiêu: HS nắm được các kiến thức căn bản về:
- Khái niệm và chức năng của mạch lạc và liên kết trong văn bản.
- Đặc điểm và chức năng của các biện pháp liên kết và từ ngữ liên kết trong tạo lâp văn bản.
- Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Nhắc lại khái niệm, chức năng của mạch lạc và liên kết Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành các nhóm, cho HS đọc lại phần Tri thức ngữ văn và đặt câu hỏi: + Nhóm 1: Mạch lạc là gì? Nêu chức năng của mạch lạc trong văn bản. + Nhóm 2: Liên kết là gì? Nêu chức năng của liên kết trong văn bản. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS hoạt động thảo luận, đưa ra ý kiến thống nhất đáp án cuối cùng. Bước 3: Báo cáo kết quả - Đại diện nhóm trình bày kết quả. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
NV2: Nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài học Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm: Mỗi nhóm sử dụng 1 tờ giấy A0 và thể hiện nội dung: - Nêu khái niệm biện pháp liên kết. - Kể tên các biện pháp liên kết, nêu đặc điểm và cho ví dụ minh họa. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm. Bước 3: Báo cáo kết quả - Đại diện các nhóm trình bày kết quả và trao đổi. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. ÔN TẬP KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG MẠCH LẠC VÀ LIÊN KẾT 1. Mạch lạc trong văn bản - Khái niệm: là sự liền mạch về nội dung của một đoạn văn hoặc văn bản; chủ yếu dựa trên sự thống nhất về đề tài và sự tiếp nối theo một trình tự hợp lí giữa các câu trong đoạn văn hoặc giữa các đoạn văn trong văn bản. - Chức năng: người đọc có thể tiếp nhận và hiểu được ý nghĩa của đoạn văn một cách dễ dàng. 2. Liên kết trong văn bản - Khái niệm: là quan hệ về mặt hình thức giữa các câu trong đoạn văn hoặc giữa các đoạn trong văn bản, thể hiện qua các phương tiện ngôn ngữ như từ ngữ nối, từ ngữ lặp lại, từ ngữ thay thế (từ đồng nghĩa, đại từ,…) - Chức năng: liên kết về mặt hình thức giữa các câu là phương tiện tạo nên tính mạch lạc của đoạn văn.
II. ÔN TẬP BIỆN PHÁP LIÊN KẾT VÀ TỪ NGỮ LIÊN KẾT 1. Khái niệm biện pháp liên kết - Là sự gắn kết giữa các câu trong đoạn văn hoặc giữa các đoạn văn trong văn bản được thể hiện bằng nhiều biện pháp (phép) liên kết, gắn với những phương tiện (từ ngữ) liên kết cụ thể. 2. Các biện pháp liên kết a. Phép nối - Câu sau có từ ngữ nối biểu thị mối quan hệ với câu trước. VD: Có lẽ cháu nghĩa rằng tấm bản đồ dẫn đường của ông sau đó trở nên rõ ràng hơn, khi ông đã trưởng thành. Nhưng không phải vậy đâu Sam à. è Nhờ sử dụng từ nối nhưng, người viết đã tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa hai câu liền nhau. b. Phép thế - Câu sau có từ ngữ dùng để thay thế cho từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước. VD: Khi ông còn nhỏ, mẹ ông luôn nhìn cuộc đời này như một nơi đầy hiểm nguy. Bà vẫn hay nói với ông rằng để tồn tại, ông phải luôn đề phòng, phải luôn cảnh giác. è Đại từ bà ở câu sau thay cho cụm từ mẹ ông ở câu trước đó, có tác dụng liên kết hai câu với nhau. c. Phép lặp - Câu sau lặp lại từ ngữ của câu trước, có tác dụng liên kết. VD: Cháu biết không, tấm bản đồ của ông lúc ấy thực sự bế tắc. Ông không biết có phải mình là người quá ngây thơ, khờ khạo hay không. [...] Ông cảm thấy mặt đất dưới chân mình sao mà bấp bênh và không bền vững. è Các câu liên kết với nhau nhờ lặp lại từ ông. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- a) Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm.
- b) Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
- c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- d) Tổ chức thực hiện:
* Nhiệm vụ 1: GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận, tìm ra câu trả lời cho phiếu bài tập số 1:
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Giáo án tải về là giáo án word, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
- Được biên rõ ràng, khoa học, nhiều tư liệu ngoài SGK
PHÍ GIÁO ÁN:
- 300k/học kì - 350k/cả năm
=> Lúc đặt nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Tải giáo án ôn tập dạy thêm ngữ văn 7 kết nối tri thức
GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản word)