Giáo án ôn tập ngữ văn 7 kết nối bài 6: Ôn tập thực hành tiếng việt: thành ngữ

Dưới đây là giáo án ôn tập bài 6: Ôn tập thực hành tiếng việt: thành ngữ . Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 7 sách kết nối tri thức. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo

Xem toàn bộ: Tải giáo án ôn tập dạy thêm ngữ văn 7 kết nối tri thức

ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: THÀNH NGỮ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Củng cố khắc sâu kiến thức về đặc điểm và chức năng của thành ngữ mà các em đã được học thông qua các phiếu học tập để ôn luyện.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để tìm hiểu về nội dung của các ý chính của văn bản.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết các bài tập luyện tập, vận dụng.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

  1. Năng lực đặc thù:

- Nắm được đặc điểm và chức năng của thành ngữ

  1. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ:  Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo.

- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
  3. b) Nội dung hoạt động: GV dẫn dắt vào bài học.
  4. c) Sản phẩm học tập: HS nhập tâm và lắng nghe.
  5. d) Tổ chức hoạt động:

- GV đặt vấn đề: Thành ngữ đã xuất hiện rất nhiều không chỉ trong văn học nói riêng, mà còn ở trong lời ăn tiếng nói hằng ngày trong cuộc sống nói chung. Để hiểu rõ về thành ngữ, trong bài hôm nay, chúng ta cùng ôn tập lại thực hành tiếng Việt: “Thành ngữ”.

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
  2. Mục tiêu: HS nắm được các kiến thức căn bản về:
  • Định nghĩa thành ngữ.
  • Đặc điểm và chức năng của thành ngữ.
  1. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: Nhắc lại định nghĩa thành ngữ

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ        

- GV cho HS đọc lại phần Tri thức ngữ văn và đặt câu hỏi: Thành ngữ là gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ đưa ra đáp án.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- HS trình bày kết quả.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

 

NV2: Nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài học

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm:

Mỗi nhóm sử dụng 1 tờ giấy A0 và thể hiện nội dung:

+ Nhóm 1: Nêu đặc điểm của thành ngữ trên hai phương diện cấu tạo và nghĩa.

+ Nhóm 2: Nêu chức năng, tìm và phân tích các ví dụ  minh họa về chức năng của thành ngữ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả và trao đổi.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. ÔN TẬP ĐỊNH NGHĨA THÀNH NGỮ

1. Định nghĩa

- Thành ngữ là một cụm từ cố định, có nghĩa bóng bẩy.

 

 

 

 

 

 

 

 

II. ÔN TẬP ĐẶC ĐIỂM VÀ CHỨC NĂNG THÀNH NGỮ

2. Đặc điểm

- Về cấu tạo:

+ Thành ngữ là một cụm từ cố định, khác với cụm từ tự do.

+ Cụm từ đó chỉ sự tồn tại trong một tình huống giao tiếp cụ thể, không dùng lại nguyên xi trong các tình huống khác.

+ Ngược lại, thành ngữ luôn cố định, giống như những “cấu kiện đúng sẵn”, phải sử dụng nguyên khối.

+ Chúng được dùng đi dùng lại nhiều lần trong những ngữ cảnh phù hợp.

- Về nghĩa:

+ Là nghĩa của toàn khối chứ không phải nghĩa cộng gộp từ các thành tố.

+ Được sử dụng như từ.

+ Thường có nghĩa bóng bẩy, nghĩa biểu trưng.

 

3. Chức năng

- Việc dùng thành ngữ giúp cho câu trở nên súc tích, bóng bẩy, gợi nhiều liên tưởng

- Ví dụ:

+ Người Việt Nam thường chọn ngày lành tháng tốt để làm việc hệ trọng

+ Hàng xóm làng giếng khi tắt lửa tối đèn có nhau.

+ Mọi người thường bảo con hư tại mẹ, cháu hư tại bà.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm
  3. b) Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
  4. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

*Nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận, tìm ra câu trả lời cho phiếu bài

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án word, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Được biên rõ ràng, khoa học, nhiều tư liệu ngoài SGK

PHÍ GIÁO ÁN:

  • 300k/học kì - 350k/cả năm

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Tải giáo án ôn tập dạy thêm ngữ văn 7 kết nối tri thức

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản word)

Xem thêm các bài khác

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay