Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 9: Văn Bản 1: Thuỷ Tiên Tháng Một

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 9: Văn Bản 1: Thuỷ Tiên Tháng Một. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 9: HOÀ ĐIỆU VỚI TỰ NHIÊN

VĂN BẢN 1: THUỶ TIÊN THÁNG MỘT

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Nhan đề của văn bản đã gợi cho em những ấn tượng, suy nghĩ gì?

A. Tình yêu của tác giả đối với hoa thuỷ tiên.

B. Một loài hoa đặc biệt nở vào đầu năm.

C. Sự không hợp lí về thời gian nở hoa của cây thuỷ tiên.

D. Cả A và B.

Câu 2: Trong văn bản, tác giả không đưa số liệu về thứ gì?

A. Số ngôi nhà bị sập do mưa lớn

B. Nhiệt độ vào mùa đông ở một số nơi

C. Phạm vi ảnh hưởng của triều cường

D. Độ dày của tuyết

Câu 3: “Sự bất thường của Trái Đất” là cụm từ do ai đặt ra?

A. Thomas Friedman

B. Thomas Edison

C. Hunter Lovins

D. Trần Hồng Hà

Câu 4: Tác giả cho rằng thời tiết sẽ như thế nào trong tương lai?

A. Như trong truyện khoa học viễn tưởng, nhưng bản chất khoa học của nó là hoàn toàn có thật.

B. Ngày càng tốt dần lên do có sự chung tay của tất cả mọi người để bảo vệ môi trường.

C. Thời tiết sẽ không còn có thể dự báo được nữa.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Tại sao nhiệt độ trung bình chỉ cần tăng lên một chút là thời tiết đã thay đổi rất nhiều?

A. Vì thực chất nhiệt độ đã tăng rất cao chỉ là do con người khó cảm nhận được.

B. Vì chính chênh lệch nhiệt độ làm hình thành cũng như tạo ra hướng vận động của gió trên bề mặt Trái Đất.

C. Vì nhiệt độ trên trái đất có mối quan hệ chặt chẽ với thời tiết.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Tác giả của văn bản “Thuỷ tiên tháng Một” là ai?

A. Thomas L. Friedman

B. Dominique Voynet

C. John Muir

D. Hữu Thỉnh

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Tại sao chúng ta lại đồng thời có thời tiết ở cả hai thái cực - ẩm ướt hơn và khô hạn hơn – cùng một lúc?

A. Nhiệt độ trung bình và cả Trái Đất nóng lên sẽ dẫn tới đất bốc hơi nhiều hơn, khiến những khu vực có khí hậu khô tự nhiên sẽ càng khô hơn.

B. Tốc độ bay hơi của của nước tăng – do Trái Đất nóng lên – cũng đưa nhiều hơi nước vào không khí, vì vậy, những khu vực gần diện tích mặt nước rộng, nơi thường có lượng mưa cao sẽ có xu hướng càng ẩm ướt hơn.

C. Do nhu cầu của người dân ở mỗi cực là khác nhau dẫn tới tình trạng sản xuất khác nhau.

D. Cả A và B.

Câu 2: Khi Trái Đất nóng lên có thể xảy ra điều gì dưới đây?

A. Băng dày và rộng thêm

B. Nhiệt độ đất liền tăng lên, nhiệt độ mặt biển hạ xuống

C. Thời tiết ngày càng êm dịu hơn

D. Tốc độ bay hơi nước thay đổi.

Câu 3: Thể loại của văn bản là gì?

A. Nghị luận

B. Truyện môi trường

C. Văn bản thông tin.

D. Bài báo biến đổi khí hậu

Câu 4: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản là gì?

A. Luận

B. Kể

C. Tả

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Tổng lượng mưa trên toàn cầu tăng và lượng mưa trong mỗi cơn bão cũng tăng theo gây ra điều gì?

A. Thay đổi cách chúng ta sống

B. Mưa lớn hơn, lũ lụt nghiêm trọng hơn.

C. Mang lại phù sa cho mọi vùng.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: John Holdren cho rằng thuật ngữ “sự nóng lên của Trái Đất” gợi lên điều gì?

A. Sự biến đổi khí hậu mạnh mẽ trên toàn cầu.

B. Không khí nóng nực bao trùm cả Trái Đất.

C. Những hậu quả khủng khiếp mà nó có thể gây nên.

D. Một cái gì đó đồng nhất, từ từ xảy ra, chủ yếu muốn nhắc đến nhiệt độ.

Câu 7: Dưới đây là những biểu hiện của thực tế khí hậu Trái Đất đang diễn ra. Câu nào không đúng về biến đổi khí hậu?

A. Nó giống nhau trên các vùng địa lí.

B. Nó nhanh hơn so với tốc độ biến đổi khí hậu tự nhiên trước kia, đồng thời nhanh hơn khoảng thời gian để hệ sinh thái và xã hội loài người có thể điều chỉnh.

C. Nó đang tác động lên một loạt các hiện tương khí hậu đặc biệt quan trọng khác, ngoài nhiệt độ còn có lượng mưa, độ ẩm không khí, độ ẩm của đất,…

D. Ảnh hưởng của nó lên đời sống con người đang và sẽ mang tính tiêu cực nhiều hơn là tích cực.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: “Sự bất thường của Trái Đất” đã được tác giả làm sáng tỏ qua những bằng chứng nào?

A. Thời tiết thay đổi bất thường và diễn ra với tốc độ nhanh

B. Thời tiết đồng thời tồn tại ở hai thái cực

C. Con người đang phải đối mặt với những hiểm nguy

D. Cả A và B.

Câu 2: Trong văn bản, đoạn văn nào thể hiện rõ mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện thuộc loại “sự biến đổi cực đoan của thời tiết”?

A. 1, 2, 5, 6

B. Bốn đoạn cuối

C. 2, 3, 4, 5

D. Bốn đoạn đầu

Câu 3: Việc dẫn số liệu trong bài đọc có ý nghĩa gì?

A. Làm tăng tính thuyết phục cho điều tác giả muốn nói và cho thấy mức độ cập nhật thông tin của tác giả.

B. Gây xúc cảm mạnh mẽ cho người đọc, buộc người đọc phải hành động ngay lập tức.

C. Trang trí cho đủ theo tiêu chuẩn của một bài báo.

D. Không có ý nghĩa gì vì đa phần người đọc không hiểu về những con số này.

Câu 4: Đâu là điều mà em không thể thu nhận được sau khi đọc văn bản này?

A. Có thêm hiểu biết về tình trạng nóng lên toàn cầu

B. Cách yêu cầu chính phủ thực hiện các biện pháp chống biến đổi khí hậu.

C. Cách triển khai xây dựng một văn bản thông tin

D. Cách giúp cho văn bản nghị luận của mình sau này được tốt hơn.

Câu 5: Câu nào không đúng về cách Friedman sử dụng tài liệu tham khảo khi viết văn bản này?

A. Hội tụ đầy đủ những yếu tố làm nên phần tài liệu tham khảo

B. Không tập hợp toàn bộ tài liệu tham khảo thành một mục riêng để đặt ở cuối văn bản.

C. Cách đoạn văn được trích dù ngắn hay dài đều được để trong dấu ngoặc kép, kèm theo đó là những lời dẫn cho biết rõ ai nói, viết; bài được đăng ở đâu, lúc nào,…

D. Phần trích báo cáo của Tổ chức Khí tượng thế giới vì tương đối dài nên được xếp thành một khối riêng trên trang sách in để người đọc dễ nhận biết.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Cụm từ nào sau đây có thể khái quát được nội dung chính của vấn đề mà tác giả muốn trao đổi?

A. Sự rối loạn khí hậu toàn cầu

B. Sự nóng lên của Trái Đất

C. Cách con người đối mặt với biển đổi khí hậu

D. Cả A và B.

Câu 2: Vì sao chi tiết hoa thuỷ tiên nở đầu tháng Một có thể được xem là một chi tiết “đắt”?

A. Chi tiết đó đã gợi ý cho tác giả tìm được một nhan đề ấn tượng, làm nảy sinh nhiều suy đoán khác nhau về nội dung sẽ được triển khai trong văn bản.

B. Nó cho thấy khi viết văn bản, tác giả đã kết hợp nhuần nhuyễn việc trình bày những thông tin mang tính khoa học với việc nêu những quan sát và trải nghiệm của bản thân, điều khiến văn bản thực sự có sức hấp dẫn.

C. Chi tiết mang tính điển hình, làm nổi bật được ý tưởng cơ bản: Chính sự biến đổi khí hậu đã dẫn đến bao nhiêu vận động dường như trái quy luật trong đời sống của muôn loài.

D. Tất cả các đáp án trên.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay