Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối Bài 9: Văn bản. Thủy tiên tháng một

Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận  Bài 9: Văn bản. Thủy tiên tháng một. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 7 kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)

VĂN BẢN. THỦY TIÊN THÁNG MỘT

(15 câu)

1.    NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả “Thủy tiên tháng Một”

Trả lời:

- Thô-mát L. Phrít-man sinh năm 1953, là nhà báo người Mỹ, phụ trách chuyên mục các vấn đề quốc tế của báo Niu-oóc Thai-mở. 

- Ông đã ba lần được trao giải Pu-lít-dơ (Pulitzer). 

- Các tác phẩm nổi tiếng: Chiếc xe Lếch-xớt (Lexus) và cây ôliu (1999); Thế giới phẳng (2005 - 2007); Nóng, Phẳng, Chật (2008):...

Câu 2:  Tác phẩm thuộc thể loại gì?
Trả lời:
Thủy tiên tháng Một thuộc thể loại văn bản nghị luận

Câu 3: Phương thức biểu đạt chính của tác phẩm là gì?

Trả lời:
Văn bản Thủy tiên tháng Một có phương thức biểu đạt là nghị luận

Câu 4: Em hãy tìm hiểu xuất xứ của tác phẩm?

Trả lời:

- Tác phẩm Thủy tiên tháng Một được trích trong cuốn sách Nóng, Phẳng, Chật, nói về những thách thức lớn nhất mà hiện nay nước Mỹ đang đối mặt: khủng hoảng môi trường toàn cầu và việc đánh mất vị thế của một quốc gia dẫn đầu. 

- Đoạn trích Thuỷ tiên tháng Một là một bài nằm trong mục 5 (Sự bất thường của Trái Đất) thuộc phần 2 (Tại sao chúng ta lại ở đây) của cuốn sách.

Câu 5: Văn bản được chia làm mấy phần và nội dung chính mỗi phần là gì?

Trả lời:

Thủy tiên tháng Một có bố cục gồm 2 phần:

- Phần 1 (Từ đầu đến… hạn hán kéo dài hơn ở nơi khác): Những tên gọi khác nhau đối với hiện tượng biến đổi khí hậu trên Trái Đất.

- Phần 2 (Còn lại): Lí giải về sự xuất hiện đồng thời hai thái cực của thời tiết.

Câu 6: Em hãy tóm tắt văn bản bằng một đoạn văn ngắn.

Trả lời:

Sự biến đổi của khí hậu trên Trái Đất không òn là “sự nóng lên của Trái Đất” nữa mà nó còn là “sự bất thường của Trái Đất”. Đây là thuật ngữ do Hân-tơ Lo-vin đặt ra nhằm giải thích rằng nhiệt độ trung bình toàn Trái Đất tăng lên thực sự sẽ dẫn đế khác hiện tượng bất thường khác. Có thể thời tiết sẽ như trong truyện khoa học biễn tưởng. Do nhiệt độ trung bình tăng nên lượng nước bốc hơi sẽ nhiều hơn dẫn tới một vài nơi khô sẽ càng khô hơn, nơi hay mưa sẽ mưa nhiều hơn. Xu hướng cực đoan của thời tiết ngày một tăng tại khắp nơi trên thế giới.

2.    THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1:  Nội dung chính của văn bản Thủy tiên tháng Một?

Trả lời:

Văn bản "Thủy tiên tháng Một" là một văn bản thông tin hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức. Văn bản đã cung cấp cho chúng ta thông tin một cách đầy đủ, khoa học, chính xác về thực trạng thiên nhiên trên toàn Trái Đất. Qua đó, văn bản cũng tác động vào độc giả, nâng cao ý thức của mỗi người trước trách nhiệm bảo vệ “ngôi nhà chung

Câu 2: Văn bản "Thủy tiên tháng Một" có những đặc điểm nào của văn bản thông tin? Nêu một số dẫn chứng minh họa.

Trả lời:

Văn bản đã cung cấp cho chúng ta thông tin một cách đầy đủ, khoa học, chính xác về thực trạng thiên nhiên trên toàn Trái Đất. Văn bản giúp chúng ta thấy rõ được vấn đề cấp bách trong việc cải thiện xu hướng cực đoan của thời tiết.

Dẫn chứng: Tác giả đã đưa vào văn bản rất nhiều số liệu. Đó là những số liệu

+ Trong một báo cáo do Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) của Liên hợp quốc công bố, nội dung về các hiện tượng thời tiết dữ dội trong năm 2007 mà trước kia chưa từng xảy ra.

+ Thể hiện sự cực đoan cho đến tận mùa hè 2008.

Câu 3: Khi viết "Thủy tiên tháng Một", một mục tiêu được tác giả đặt ra là đính chính cách gọi tên của nhiều người đối với hiện tượng biến đổi khí hậu trên Trái Đất. Theo em, vì sao tác giả đặc biệt quan tâm vấn đề này?

Trả lời:

Tác giả quan tâm đến cách gọi tên của nhiều người với hiện tượng biến đổi khí hậu trên Trái Đất vì mỗi cách gọi tên khác nhau lại cho thấy mức độ nhận thức khác nhau của mỗi người về hiện tượng biến đổi khí hậu trên Trái Đất đang diễn ra hàng ngày.

Câu 4: Tìm trong văn bản những căn cứ cho phép tác giả nêu nhận định sau: "Thời tiết có thể sẽ như trong truyện khoa học viễn tưởng, nhưng bản chất khoa học của nó là hoàn toàn có thật.

Trả lời:

Căn cứ để tác giả đưa ra nhận định: “Thời tiết có thể sẽ như trong truyện khoa học viễn tưởng, nhưng bản chất khoa học của nó là hoàn toàn có thật.” là:

+ Nhiệt độ trung bình chỉ cần tăng lên một chút là thời tiết đã thay đổi rất nhiều

+ Khi thay đổi nhiệt độ trên bề mặt trái đất cũng sẽ làm thay đổi hướng gió và tình hình gió mùa

+ Trái đất nóng lên, tốc độ bay hơi nước thay đổi, làm xuất hiện những trận mưa bão lớn ở nơi này, hạn hán ở nơi khác.

3.    VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Theo em, điều gì đã khiến văn bản "Thủy tiên tháng Một" cuốn hút được người đọc, mặc dù vấn đề nêu ở đây từng được giới khoa học nhiều lần bàn tới?

Trả lời:

Văn bản “Thủy tiên tháng Một” có sự thu hút đối với bạn đọc là bởi vì văn bản liên kết được các góc nhìn khác nhau của nhiều người về hiện tượng biến đổi khí hậu trên Trái Đất, từ đó cho chúng ta thấy cái nhìn toàn diện về vấn đề đang diễn ra.

Câu 2: Nhận xét về cách tác giả Thô-mat L.Phrit-man sử dụng tài liệu tham khảo trong văn bản "Thủy tiên tháng Một".

Trả lời:

Cách Thô-mát L. Phrít-man sử dụng tài liệu tham khảo khi viết “Thuỷ tiên tháng Một” rất đặc biệt:

  • Tác giả không tập hợp toàn bộ tài liệu tham khảo thành một mục riêng để đặt ở cuối văn bản.
  • Các đoạn văn được trích dù ngắn hay dài đều được để trong dấu ngoặc kép, kèm theo đó là những lời dẫn cho biết rõ ai nói, viết; bài được đăng ở đâu, lúc nào,...

Câu 3: Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Thủy tiên tháng Một?

Trả lời:

Giá trị nội dung:

Tác phẩm bàn về thực trạng "Trái đất nóng lên " qua đó cung cấp cho chúng ta thông tin một cách đầy đủ, khoa học, chính xác về thực trạng thiên nhiên trên toàn Trái Đất.

Giá trị nghệ thuật:

- Sử dụng biện pháp lập luận, chứng minh, giải thích.

- Lập luận chặt chẽ, thông tin xác thực, khoa học.

4.    VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Phân tích tác phẩm Thủy tiên tháng Một

Trả lời:

Tác phẩm Thủy tiên tháng Một là một tác phẩm nổi bật của Thomas L.Friedman: can đảm, sắc sảo, hiện đại và đầy ắp những nhận thức đáng ngạc nhiên về sự thách thức và hứa hẹn của tương lai. Tác phẩm bàn về sự khác thường của thời tiết “ sự nóng lên của Trái Đất” thông thường hoa Thủy Tiên nở vào tháng 3 năm nay lại nở vào đầu tháng một. Đồng thời tác giat đưa ra dẫn chứng, giải thích của sự xuất hiện đồng thời hai thái cực. 

Trước tiên, tác giả nói tới sự biến đổi khắc nghiệt của thời tiết: thông thường hoa thủy tiên nở vào tháng 3 năm nay nở vào đầu tháng 1, nhiệt độ trung bình chỉ cần tăng lên một chút là thời tiết cũng thay đổi rất nhiều. Trái Đất nóng hơn, tốc độ bốc hơi nước thay đổi là nguyên nhân xuất hiện những trận mưa bão lớn. Khí hậu ở hai thái cực ẩm ướt hơn, khô hạn hơn. Có thể thấy rằng, khí hậu ảnh hưởng đến sự sống của con người. Thế nhưng khí hậu trên trái đất lại đang biến đổi theo chiều hướng tiêu cực. Trái đất thì ngày càng nóng lên, thiên tai đang xảy ra ngày càng nhiều hơn. 

Văn bản đã cung cấp cho chúng ta thông tin một cách đầy đủ, khoa học, chính xác về thực trạng thiên nhiên trên toàn Trái Đất.  Qua văn bản chúng ta thấy rõ được vấn đề cấp bách trong việc cải thiện xu hướng cực đoan của thời tiết.

Câu 2: Văn bản được triển khai ý tưởng theo quan hệ nhân quả và theo các tầng bậc khác nhau của chuỗi vấn đề đưuọc nói tới, trong đó, chủ yếu là quan hệ nhân quả
Trả lời:

Văn bản được triển khai ý tưởng theo quan hệ nhân quả và theo các tầng bậc khác nhau của chuỗi vấn đề đưuọc nói tới, trong đó, chủ yếu là quan hệ nhân quả. Cách triển khai ý tưởng của tác giả có tính sáng tạo và hấp dẫn. Từ một hiện tượng của đời sống quan sát được, người viết đã đi đến khái quát vấn đề và đưa ra các số liệu để chứng minh. Từ nguyên nhân của hiện tượng nóng lên một cách bất thường của Trái Đất, tác giả đã chỉ ra những hậu quả mà con người và thế giới tự nhiên chịu tác động. Các vấn đề đưa ra đều được giải thích rõ ràng. Các thông tin, dẫn chứng xác thực, thời sự, đa dạng và khá toàn diện (chỉ ra sự tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với tất cả các vùng lãnh thổ có tính chất đại diện). Cách trích dẫn tài liệu tham khảo và sử dụng cước chú cũng thể hiện tính khoa học, mạch lạc. Các số liệu được dẫn ra rất xác đáng và giàu tính thuyết phục.

=> Giáo án ngữ văn 7 kết nối tiết: Văn bản 1. Thủy tiên tháng một

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay