Giáo án tiết 1: Hát bài bài học đầu tiên. Kí hiệu để tăng trường độ nốt nhạc. Trải nghiệm và khám phá - Hát với sự thay đổi vị trí đặt dấu miễn nhịp

Giáo án tiết 1: Hát bài bài học đầu tiên. Kí hiệu để tăng trường độ nốt nhạc. Trải nghiệm và khám phá - Hát với sự thay đổi vị trí đặt dấu miễn nhịp sách âm nhạc 7 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của âm nhạc 7 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Âm nhạc 7 cánh diều theo công văn mới nhất

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

 

CHỦ ĐỀ 3: BIẾT ƠN THẦY CÔ

 

Sau chủ đề này, HS sẽ:

  • Hát: Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Bài học đầu tiên; biết hát kết hợp gõ đệm, đánh nhịp hoặc vận động theo nhạc.
  • Nghe nhạc: Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm Thầy cô và mái trường; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.
  • Đọc nhạc: Đọc đúng tên nốt, cao độ và trường độ Bài đọc nhạc số 3; biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp.
  • Nhạc cụ: Thể hiện đúng mẫu tiết tấu và biết ứng dụng đệm cho bài hát; chơi được bài hoà tấu.
  • Lí thuyết âm nhạc: Nhận biết, giải thích, thể hiện được các kí hiệu: dấu nối, dấu chấm dôi, dấu miễn nhịp.
  • Thường thức âm nhạc: Nêu được tên và đặc điểm của kèn clarinet, sáo flute; cảm nhận được âm sắc của hai loại nhạc cụ này.

Phương pháp và cách thức tổ chức các hoạt động dạy học, học tập

Tiết

Kế hoạch dạy học (dự kiến)

1

- Hát bài Bài học đầu tiên.

- Kí hiệu để tăng trường độ nốt nhạc.

- Trải nghiệm và khám phá: Hát với sự thay đổi vị trí đặt dấu miễn nhịp.

2

- Kèn clarinet, sáo flute.

- Ôn tập bài hát Bài học đầu tiên; Thể hiện tiết tấu và ứng dụng đệm cho bài hát.

- Nghe tác phẩm Thầy cô và mái trường.

3

- Luyện đọc quãng theo mẫu; Bài đọc nhạc số 3.

- Hòa tấu.

4

- Ôn tập bài hòa tấu.

- Ôn tập bài hát Bài học đầu tiên.

- Trải nghiệm và khám phá: Tạo ra 4 ô nhịp 3/4 rồi thể hiện các ô nhịp đó.

 

TIẾT 1:

HÁT BÀI BÀI HỌC ĐẦU TIÊN. KÍ HIỆU ĐỂ TĂNG

 TRƯỜNG ĐỘ NỐT NHẠC. TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ:

HÁT VỚI SỰ THAY ĐỔI VỊ TRÍ ĐẶT DẤU MIỄN NHỊP

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Bài học đầu tiên; biết kết hợp gõ đệm, đánh nhịp hoặc vận động theo nhạc.
  • Nhận biết, giải thích và thể hiện được các kí hiệu để tăng trường độ nốt nhạc: dấu nối dấu chấm dôi, dấu miễn nhịp.
  • Biết vận dụng, sáng tạo âm nhạc thông qua các hoạt động trải nghiệm và khám phá: hát với sự thay đổi vị trí đặt dấu miễn nhịp.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: Tìm hiểu bài hát Bài học đầu tiên, trải nghiệm những hoạt động tìm hiểu âm nhạc phong phú, có khả năng nhận biết, tình cảm, cảm xúc của mình cho bài hát Bài học đầu tiên; Tự giác nghiên cứu, tìm hiểu các kí hiệu để tăng trường độ nốt nhạc.
  • Giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động âm nhạc tập thể; biết suy nghĩ, quan tâm đến thái độ, tình cảm của người khác, biết sống hòa hợp với bạn bè.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tích cực, sáng tạo, chủ động trong hoạt động học tập âm nhạc; Biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để tiếp thu những kiến thức mới, hình thành những kĩ năng mới, phát triển hứng thú âm nhạc, phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong học tập và đời sống.
  • Năng lực âm nhạc:
  • Thể hiện âm nhạc: Biết hát một mình và hát cùng bạn bè, thể hiện đúng giai điệu và lời ca, diễn tả được sắc thái và tình cảm của bài hát Bài học đầu tiên.
  • Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: Cảm nhận được vẻ đẹp của bài hát Bài học đầu tiên, vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu và tính chất âm nhạc của bài hát, biết chia sẻ cảm xúc âm nhạc với người khác, nhận biết được câu, đoạn trong bài hát; Nhận biết, giải thích được các kí hiệu để tăng trường độ nốt nhạc: dấu nối dấu chấm dôi, dấu miễn nhịp.
  • Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Biết hát với sự thay đổi vị trí đặt dấu miễn nhịp.
  1. Phẩm chất
  • Biết kính trọng, ghi nhớ công ơn thầy cô.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK Âm nhạc 7, SGV Âm nhạc 7, Giáo án.
  • Đàn phím điện tử.
  • Nhạc cụ gõ, nhạc cụ thể hiện giai điệu (recorder,…), nhạc cụ thể hiện hoà âm (kèn phím,...).
  • File audio (hoặc video) nhạc đệm và hát mẫu bài Bài học đầu tiên.
  • Một số ví dụ minh họa nội dung: Kí hiệu để tăng trưởng độ nốt nhạc.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Âm nhạc 7.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Khoảng 5 phút)
  2. Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú cho HS học tập, tạo không khí vui vẻ khám phá bài mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.
  3. Nội dung: GV cho HS lắng nghe 1-2 bài hát về chủ đề Biết ơn thầy cô; HS lắng nghe giai điệu, lời ca, hát theo bài hát và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trình bày cảm nhận của bản thân sau khi nghe bài hát về chủ đề Biết ơn thầy cô.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS lắng nghe bài hát Nhớ ơn thầy cô (Nguyễn Ngọc Thiện), Khi tóc thầy bạc trắng (Trần Đức).

https://www.youtube.com/watch?v=61GorQAiD9A

https://www.youtube.com/watch?v=-gF4yGjGU2c

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có cảm nhận gì sau khi nghe bài hát Nhớ ơn thầy cô (Nguyễn Ngọc Thiện), Khi tóc thầy bạc trắng (Trần Đức).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, hát theo lời ca, giai điệu bài hát Nhớ ơn thầy cô (Nguyễn Ngọc Thiện), Khi tóc thầy bạc trắng (Trần Đức) và nêu cảm nhận sau khi nghe bài hát.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trình bày cảm nhận trước lớp:

+ Bài hát “Nhớ ơn thầy cô” của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện với giai điệu vui tươi nói về những kỉ niệm của thời Học sinh cùng những hồi tưởng khi được trở về thăm lại trường xưa. Hình bóng cô thầy đều được khắc họa trong bài hát với ca từ gần gúi thể hiện được những kỉ niệm cà công ơn của thầy cô dành cho các em học sinh.

+ Bài hát “Khi tóc thầy bạc trắng” gắn với hình ảnh người thầy. Màu tóc bạc trắng ấy là màu của thời gian trôi qua, của bao dâu bể đổi thay. Đó là màu trắng kết từ bụi phấn, của những đêm trằn trọc bên trang giáo án “đêm hết đen thì tóc bạc trên đầu”. Bao nỗi trăn trở, lo âu về học trò đã làm mái đầu thầy điểm bạc. Hình ảnh mái đầu bạc trắng của người thầy đã trở thành một biểu tượng kính yêu của sự tận tụy, sự quên mình vì học sinh.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Có rất nhiều bài hát viết về chủ đề Biết ơn thầy cô với rất sắc thái tình cảm khác nhau. Một trong những bài hát đó là bài Bài học đầu tiên (nhạc và lời Trương Xuân Mẫn). Tiết học này chúng ta cùng nhau đi hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Bài học đầu tiên.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Hát bài Bài học đầu tiên

(Khoảng 25 phút)

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nắm được tên bài hát, tên tác giả và nội dung bài hát Bài học đầu tiên.

- Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Bài học đầu tiên; biết kết hợp vỗ tay nhịp nhàng hoặc đánh nhịp.

  1. Nội dung:

- GV giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát Bài học đầu tiên.

- GV cho HS nghe bài hát kết hợp với vận động cơ thể hoặc biểu lộ cảm xúc.

- GV hướng dẫn HS khởi động giọng hát.

- GV dạy HS hát từng câu, ghép nối các câu theo lối “móc xích”.

- GV hướng dẫn HS hát cả bài, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng hoặc đánh nhịp.

- GV yêu cầu HS trình bày bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân.

  1. Sản phẩm học tập: HS hát đươc cả bài Bài học đầu tiên, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng hoặc đánh nhịp.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát Bài học đầu tiên.

- GV cho HS nghe bài hát kết hợp với vận động cơ thể hoặc biểu lộ cảm xúc.

https://www.youtube.com/watch?v=_FkGPq9O730

- GV hướng dẫn HS khởi động giọng hát.

- GV dạy HS hát từng câu, ghép nối các câu theo lối “móc xích”:

https://www.youtube.com/watch?v=9DFpofDlJfo

+ Câu hát 1 nối với câu hát 2.

+ Câu hát 3 nối với câu hát 4;...

+ Đoạn 1 (16 nhịp, từ đầu đến “rộng mở”):

·        Câu 1: Thưa thầy…bài giảng.

·        Câu 2: có bụi phấn…tóc thầy.

·        Câu 3: Giọng thầy…bài thơ.

·        Câu 4: cho em…rộng mở.

+ Đoạn 2 (17 nhịp, được hát 2 lần, từ “Bài học đến “đẹp giàu”):

·        Câu 5: Bài học…núi sông.

·        Câu 6: yêu thương…cha ông.

·        Câu 7: Bài học…của mẹ.

·        Câu 8: con cò…ngọt ngào.

+ Đoạn 3 (phần kết, 9 nhịp, từ “Bài học đầu tiên đến hết bài)

·        Câu 9: Bài học…thầy ơi!

·        Câu 10: Là bài ca…em quên.

- GV lưu ý HS những tiếng hát có luyến và những tiếng hát ngân dài.

- GV đàn theo giai điệu để HS tập hát lời 2.

https://www.youtube.com/watch?v=9DFpofDlJfo

- GV hướng dẫn HS hát cả bài, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng hoặc đánh nhịp; thể hiện tình cảm chân thành, sâu lắng ở đoạn 1 và dạt dào, tha thiết ở đoạn 2.

 - GV yêu cầu HS trình bày bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và nội dung bài hát Bài học đầu tiên.

- HS khởi động giọng, HS hát từng câu, ghép nối các câu theo lối “móc xích”.

- HS hát cả bài, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng hoặc đánh nhịp theo hướng dẫn của GV.

- HS luyện tập hát bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân.

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hoạt động, thảo luận

- GV mời cả lớp hát, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng hoặc đánh nhịp.

- GV mời đại diện 1-2 nhóm trình bày bài hát trước lớp.

- GV mời đại diện cá nhân xung phong trình bày bài hát trước lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, giúp HS chỉnh sửa những chỗ hát sai (nếu có).

- GV khen ngợi HS có ý thức luyện tập tích cực, hát hay.

1. Hát bài Bài học đầu tiên

- Tác giả: Trương Xuân Mẫn.

- Bài hát:

+ Bài học đầu tiên là bài hát quen thuộc của nhiều thế hệ học sinh Việt Nam.

+ Với giai điệu sâu lăng, lời ca giàu hình ảnh, dạt dào cảm xúc, bài hát thể hiện tình cảm sâu sắc mà chân thành của học trò dành cho thầy, cô giáo kính yêu. Những bài học đầu tiên mà thầy cô đã dạy về tình cảm gia đình, về tình yêu quê hương đất nước,... sẽ nâng cánh ước

mơ cho các bạn nhỏ vươn tới tương lai tươi sáng.

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 500k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Âm nhạc 7 cánh diều theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD ÂM NHẠC 7 CÁNH DIỀU

CHỦ ĐỀ 1: CHÀO NĂM HỌC MỚI

Giáo án tiết 1: Hát bài ước mơ mùa khai trường. Nhịp lấy đà. Trải nghiệm và khám phá: Tạo ra 3 nét nhạc có nhịp lấy đà
Giáo án Tiết 2: Một số thể loại ca khúc. Ôn tập bài hát ước mơ mùa khai trường. Thể hiện tiết tấu và ứng dụng đệm cho bài hát
Giáo án tiết 3: Luyện đọc gam đô trưởng. bài đọc nhạc số 1. Hòa tấu
Giáo án tiết 4: Ôn tập bài hòa tấu. ôn tập bài hát ước mơ mùa khai trường. Trải nghiệm và khám phá: hát những câu có chủ đề về năm học mới với giai điệu tùy ý

CHỦ ĐỀ 2: EM YÊU LÀN ĐIỆU DÂN CA

Giáo án tiết 1: Hát bài đi cấy. Nghe bài dân ca hát chèo thuyền. Trải nghiệm và khám phá: tìm những câu thơ lục bát được dùng để phát triển thành lời ca của bài dân ca hát chèo thuyền
Giáo án tiết 2: Dân ca một số vùng miền việt nam. Ôn tập bài hát đi cấy; thể hiện tiết tấu và ứng dụng đệm cho bài hát
Giáo án tiết 3: Luyện đọc gam theo mẫu. bài đọc nhạc số 2. Hòa tấu
Giáo án tiết 4: Ôn tập bài hòa tấu. ôn tập bài hát đi cấy. Trải nghiệm và khám phá - xác định âm hưởng dân ca của một nét nhạc

CHỦ ĐỀ 3: BIẾT ƠN THẦY CÔ

Giáo án tiết 1: Hát bài bài học đầu tiên. Kí hiệu để tăng trường độ nốt nhạc. Trải nghiệm và khám phá - Hát với sự thay đổi vị trí đặt dấu miễn nhịp
Giáo án tiết 2: Kèn clarinet và sáo flute. Ôn tập bài hát bài học đầu tiên nghe tác phẩm thầy cô và mái trường
Giáo án tiết 3: Luyện đọc quãng theo mẫu. Bài đọc nhạc số 3 hòa tấu
Giáo án tiết 4: Ôn tập bài hòa tấu. Ôn tập bài hát bài học đầu tiên trải nghiệm và khám phá - Tạo ra ô nhịp ¾ và thể hiện các ô nhịp đó

CHỦ ĐỀ 4: ƯỚC MƠ

Giáo án tiết 1: Hát bài điều em muốn trải nghiệm và khám phá - Thể hiện mẫu tiết tấu theo sơ đồ động tác cơ thể
Giáo án tiết 2: Nghe chương iv – symphony no.6 (pastoral) nhạc sĩ ludwig van beethoven
Giáo án tiết 3: Bài đọc nhạc số 3 hòa tấu
Giáo án tiết 4: ôn tập bài hòa tấu. ôn tập bài hát điều em muốn trải nghiệm và khám phá - Thể hiện mẫu tiết tấu bằng một số đồ vật đã qua sử dụng

CHỦ ĐỀ 5: MÙA XUÂN

CHỦ ĐỀ 6: LỜI RU CỦA MẸ

Giáo án âm nhạc 7 cánh diều tiết 1: Hát bài lời ru của mẹ. Trải nghiệm và khám phá - Hát theo cách riêng của mình
Giáo án âm nhạc 7 cánh diều tiết 2: Nghe tác phẩm mẹ yêu con, nhạc sĩ nguyễn văn tý. Ôn tập bài hát lời ru của mẹ. Thể hiện tiết tấu và ứng dụng đệm cho bài hát
Giáo án âm nhạc 7 cánh diều tiết 3: Luyện đọc gam theo mẫu. Bài đọc nhạc số 6 hòa tấu
Giáo án âm nhạc 7 cánh diều tiết 4: Ôn tập bài hòa tấu. ôn tập bài hát lời ru của mẹ. Trải nghiệm và khám phá - Tạo ra 4 ô nhịp 2/4 rồi thể hiện các ô nhịp đó

CHỦ ĐỀ 7: CỘI NGUỒN

Giáo án âm nhạc 7 cánh diều tiết 1: Hát bài nổi trống lên các bạn ơi. Nghe tác phẩm đất nước lời ru
Giáo án âm nhạc 7 cánh diều tiết 2: Ôn tập bài hát nổi trống lên các bạn ơi!. Thể hiện tiết tấu và ứng dụng đệm cho bài hát. Một số kí hiệu, thuật ngữ về nhịp độ, sắc thái cường độ. Trải nghiệm và khám phá - Hát với những nhịp độ khác nhau
Giáo án âm nhạc 7 cánh diều tiết 3: Luyện đọc quãng theo mẫu. bài đọc nhạc số 7. Hòa tấu
Giáo án âm nhạc 7 cánh diều tiết 4: Ôn tập bài hòa tấu. ôn tập bài hát nổi trống lên các bạn ơi!. Trải nghiệm và khám phá: thể hiện mẫu tiết tấu bằng một số đồ vật đã qua sử dụng

CHỦ ĐỀ 8: QUÊ HƯƠNG

Giáo án âm nhạc 7 cánh diều tiết 1: Hát bài vui kéo lưới. Bài đọc nhạc số 8
Giáo án âm nhạc 7 cánh diều tiết 2: Hòa tấu. Nghe tác phẩm tây nguyên chào mặt trời. đàn t’rưng và đàn k’lông pút
Giáo án âm nhạc 7 cánh diều tiết 3: Ôn tập bài hòa tấu. ôn tập bài hát vui kéo lưới. Trải nghiệm và khám phá: hát bè trục; hát theo cách riêng của mình

II. GIÁO ÁN POWERPOINT ÂM NHẠC 7 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: CHÀO NĂM HỌC MỚI

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay