Giáo án tiết 1: Hát bài đi cấy. Nghe bài dân ca hát chèo thuyền. Trải nghiệm và khám phá: tìm những câu thơ lục bát được dùng để phát triển thành lời ca của bài dân ca hát chèo thuyền
Giáo án tiết 1: Hát bài đi cấy. Nghe bài dân ca hát chèo thuyền. Trải nghiệm và khám phá: tìm những câu thơ lục bát được dùng để phát triển thành lời ca của bài dân ca hát chèo thuyền sách âm nhạc 7 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của âm nhạc 7 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết
Xem: => Giáo án âm nhạc 7 cánh diều (bản word)
Xem video về mẫu Giáo án tiết 1: Hát bài đi cấy. Nghe bài dân ca hát chèo thuyền. Trải nghiệm và khám phá: tìm những câu thơ lục bát được dùng để phát triển thành lời ca của bài dân ca hát chèo thuyền
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Âm nhạc 7 cánh diều theo công văn mới nhất
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
CHỦ ĐỀ 2: EM YÊU LÀN ĐIỆU DÂN CA
Sau chủ đề này, HS sẽ:
- Hát: Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Đi cấy, biết hát kết hợp gõ đệm, đánh nhịp hoặc vận động theo nhạc; biết biểu diễn bài hát.
- Nghe nhạc: Cảm nhận được vẻ đẹp của bài hát dân ca Hát chèo thuyền; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.
- Đọc nhạc: Đọc đúng gam đô trưởng theo mẫu; đọc đúng tên nốt, cao độ và trường độ Bài đọc nhạc số 2; biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách hoặc đánh nhịp.
- Nhạc cụ: Thể hiện đúng mẫu tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể, biết ứng dụng đệm cho bài Đi cấy; chơi được bài hòa tấu cùng các bạn.
- Thường thức âm nhạc: Nhận biết và nêu được đặc điểm dân ca một số vùng miền.
- Trải nghiệm và khám phá: Tìm những câu thơ lục bát được dùng để phát triển thành lời ca của bài Hát chèo thuyền; xác định âm hưởng dân ca của một nét nhạc.
Phương pháp và cách thức tổ chức các hoạt động dạy học, học tập
Tiết | Kế hoạch dạy học (dự kiến) |
1 | - Hát bài Đi cấy. - Nghe bài dân ca Hát chèo thuyền. - Trải nghiệm và khám phá: Tìm những câu thơ lục bát được dùng để phát triển thành lời ca của bài dân ca Hát chèo thuyền. |
2 | - Dân ca một số vùng miền Việt Nam. - Ôn tập bài hát Đi cấy; thể hiện tiết tấu và ứng dụng đệm cho bài hát. |
3 | - Luyện đọc gam theo mẫu; Bài đọc nhạc số 2. - Hoà tấu. |
4 | - Ôn tập bài hoà tấu. - Ôn tập bài hát Đi cấy. - Trải nghiệm và khám phá: Xác định âm hưởng dân ca của một nét nhạc. |
TIẾT 1:
HÁT BÀI ĐI CẤY
NGHE BÀI DÂN CA HÁT CHÈO THUYỀN.
TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ: TÌM NHỮNG CÂU THƠ LỤC BÁT ĐƯỢC DÙNG ĐỂ PHÁT TRIỂN THÀNH LỜI CA CỦA BÀI DÂN CA HÁT CHÈO THUYỀN
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Đi cấy; biết hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động theo nhạc; biết biểu diễn bài hát.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của bài dân ca Hát chèo thuyền; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.
- Biết vận dụng, sáng tạo âm nhạc thông qua các hoạt động trải nghiệm và khám phá.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tìm hiểu bài hát Đi cấy, trải nghiệm những hoạt động tìm hiểu âm nhạc phong phú; có khả năng nhận biết, tình cảm, cảm xúc của mình cho bài hát.
- Giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động âm nhạc tập thể; biết suy nghĩ, quan tâm đến thái độ, tình cảm của người khác, biết sống hòa hợp với bạn bè.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tích cực, sáng tạo, chủ động trong hoạt động học tập âm nhạc.
- Năng lực âm nhạc:
- Thể hiện âm nhạc: Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài ĐI cấy; biết kết hợp gõ đệm, đánh nhịp hoặc vận động theo nhạc.
- Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: Cảm nhận được vẻ đẹp của bài dân ca Hát chèo thuyền.
- Ứng dụng và sáng tác âm nhạc: Biết vận dụng, sáng tạo âm nhạc thông qua các hoạt động trải nghiệm và khám phá.
- Phẩm chất:
- Có ý thức học tập, chăm chỉ, sáng tạo, có trách nhiệm làm việc nhóm, biết yêu thương, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
- Yêu quý, trân trọng âm nhạc dân tộc; tự hào về truyền thống của quê hương, đất nước.
- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- SGK Âm nhạc 7, SGV Âm nhạc 7, Giáo án.
- Đàn phím điện tử.
- Nhạc cụ gõ, nhạc cụ thể hiện giai điệu (recorder,…), nhạc cụ thể hiện hoà âm (kèn phím,...).
- File audio (hoặc video) nhạc đệm và hát mẫu bài Đi cấy.
- File audio (hoặc video) bài dân ca Hát chèo thuyền.
- Đối với học sinh
- SGK Âm nhạc 7.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú cho HS học tập, tạo không khí vui vẻ khám phá bài mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- Nội dung: GV cho HS chơi trò chơi đố vui về các làn điệu dân ca.
- Sản phẩm học tập: HS tham gia trò chơi, trả lời các câu hỏi.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS chơi trò chơi giải câu đố về các làn điệu dân ca:
Câu 1: Nói đến ví dặm, chúng ta nghĩ đến vùng nào sau đây?
- Thanh Hóa
- Phú Thọ
- Nghệ An
Câu 2: Trong các bài hát sau, bài nào không phải là dân ca Nam Bộ?
- Lý cây bông
- Cây trúc xinh
- Ru con
Câu 3: Bèo dạt mây trôi là dân ca của vùng nào?
- Dân ca quan họ Bắc Ninh
- Dân ca Nam Bộ
- Dân ca Thanh - Nghệ Tĩnh
Câu 4: Lý đĩa bánh bò là dân ca của vùng nào?
- Dân ca Nam Bộ
- Dân ca Quảng Nam
- Dân ca Thanh Hóa
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hào hứng tham gia trò chơi, suy nghĩ và đưa ra đáp án.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- Đáp án:
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
C | B | A | A |
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Dân ca là loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian có từ lâu đời, mỗi dân tộc sở hữu loại hình dân ca riêng, với ngôn ngữ thể hiện riêng nhưng có điểm chung là thông qua những ca từ để thể hiện tâm tư, tình cảm, suy nghĩ. Đó là những tiếng lòng được trao đi, nhận lại, để rồi tạo nên tình đoàn kết, gắn bó, lan tỏa sắc thái văn hóa tộc người và được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Trong tiết học ngày hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu về một số làn điệu dân ca tiêu biểu, đó là "Đi cấy" và "Hát chèo thuyền".
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Hát bài Đi cấy
(Khoảng 25 - 28 phút)
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Nắm được tên bài hát, xuất xứ và nội dung của bài Đi cấy.
- Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Đi cấy; biết hát kết hợp gõ đệm, đánh nhịp hoặc vận động theo nhạc; biết biểu diễn bài hát.
- Nội dung:
- GV giới thiệu tên bài hát, tên tác giả, xuất xứ và nội dung của bài hát.
- GV cho HS nghe bài hát kết hợp với vận động cơ thể hoặc biểu lộ cảm xúc.
- GV dạy HS hát từng câu, ghép nối các câu theo lối “móc xích”.
- GV hướng dẫn HS hát cả bài, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng hoặc đánh nhịp.
- GV yêu cầu HS trình bày bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân.
- Sản phẩm học tập: HS hát đươc cả bài Đi cấy, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng hoặc đánh nhịp; biểu diễn được bài hát.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt, giới thiệu về hát múa đội đèn: Hát múa đội đèn là một hình thức diễn xướng dân gian kết hợp giữa hát và múa vô cùng độc đáo của vùng đất Thanh Hóa. Thường có từ 10 đến 12 người tham gia biểu diễn, mỗi người sẽ đội lên đầu một đĩa đèn vừa hát vừa múa. Mỗi câu hát, mỗi bước đi hay mỗi động tác múa đều mô phỏng lại những cảnh sinh hoạt lao động hàng ngày của người nông dân. - GV giới thiệu tên bài hát, xuất xứ và nội dung của bài hát. - GV cho HS nghe bài hát kết hợp với vận động cơ thể hoặc biểu lộ cảm xúc. (https://www.youtube.com/watch?v=ojDTbbZ0Us4 từ giây 0:15 đến 3:09) - GV hướng dẫn HS khởi động giọng hát. - GV dạy HS hát từng câu, ghép nối các câu theo lối “móc xích”: câu hát 1 nối với câu hát 2; câu hát 3 nối với câu hát 4. (https://www.youtube.com/watch?v=ASZ0mBgg9Oo) + Câu 1: Lên chùa... sáng trăng (tiếng "bé" có thể luyến lên Mi hoặc lên Son). + Câu 2: Ba bốn ... cùng chăng. + Câu 3: Thắp đèn ... ngoài thềm + Câu 4: (í) rằng ... ngoài êm. - GV lưu ý HS những tiếng hát có luyến. - GV hướng dẫn HS hát cả bài, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng hoặc đánh nhịp. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bài hát nên được thể hiện với sắc thái như thế nào? - GV yêu cầu HS trình bày bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe GV giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và nội dung bài hát. - HS khởi động giọng, HS hát từng câu, ghép nối các câu theo lối “móc xích”. - HS hát cả bài, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng hoặc đánh nhịp theo hướng dẫn của GV. - HS luyện tập hát bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hoạt động, thảo luận - GV mời cả lớp hát, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng hoặc đánh nhịp. - GV mời đại diện 1-2 nhóm trình bày bài hát trước lớp. - GV mời đại diện cá nhân xung phong trình bày bài hát trước lớp. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn, giúp HS chỉnh sửa những chỗ hát sai (nếu có). - GV khen ngợi HS có ý thức luyện tập tích cực, hát hay. | 1. Hát bài Đi cấy Tác giả và bài hát - Đi cấy là bài hát dân ca trong liên khúc trên. Bài hát có cấu trúc 1 đoạn, giai điệu tươi vui, trong sáng. Lời ca được hình thành từ câu thơ lục bát: Lên chùa bẻ một cành sen Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng Ba cô có bạn cùng trăng? Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm Cầu cho trong ấm ngoài êm!
Hát bài Đi cấy Bài hát thể hiện sắc thái tươi vui, trong sáng.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ....
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Âm nhạc 7 cánh diều theo công văn mới nhất