Giáo án và PPT đồng bộ Âm nhạc 7 cánh diều
Âm nhạc 7 cánh diều. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Âm nhạc 7 Cánh diều
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD ÂM NHẠC 7 CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ 1. CHÀO NĂM HỌC MỚI
(Tiết 1: Hát – Bài hát ước mơ mùa khai trường)
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức: Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài hát ước mơ mùa khai trường, biết hát kết hợp gõ đệm, đánh nhịp hoặc vận động theo nhạc.
- Năng lực
- Năng lực chung:
+ Biết chủ động trong học tập, tự tìm tòi kiến thức, tự thực hành.
+ Biết giao lưu, hợp tác với bạn trong học hát, trình diễn bài hát, nhạc cụ,… hợp tác tốt trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
+ Hoàn thành được các yêu cầu cần đạt; sáng tạo được hình thức biểu diễn bài hát, động tác vận động theo bài hát, nghe nhạc,… trên cơ sở kiến thức và kĩ năng đã có.
- Năng lực riêng:
+ Hát đúng giai điệu, lời ca và tính chất vui tươi, trong sáng của bài ước mơ mùa khai trường.
+ Biết sử dụng nhạc cụ gõ để đệm cho bài Niềm vui gia đình.
- Phẩm chất:
+ Biết yêu thương, quan tâm và quý trọng thầy cô, bạn bè
+ Luôn cố gắng vượt lên đạt kết quả tốt trong học tập.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học: Dùng lời, hướng dẫn thực hành luyện tập, làm mẫu, trò chơi, vận động theo nhịp điệu, giải quyết vấn đề, hợp tác,…
- Thiết bị dạy học
- Đối với GV:
+ SGK, SGV, Giáo án.
+ Các file âm thanh của bài hát Niềm vui gia đình, đàn phím điện tử, máy nghe nhạc, máy chiếu (nếu có)
- Đối với HS: SGK, nhạc cụ tiết tấu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Giới thiệu, tìm hiểu chủ đề, tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen nội dung học.
- Nội dung: GV trình bày, HS lắng nghe và trả lời.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
- GV chiếu một số bức tranh, yêu cầu HS tìm ra chủ đề của những bức tranh ấy:
- HS suy nghĩ, đưa ra câu trả lời: Chủ đề “CHÀO NĂM HỌC MỚI”
- GV tổ chức chơi trò chơi, trình bày luật chơi: GV chia lớp thành 2 (hoặc 3) nhóm tương ứng với các dãy bàn. Khi GV nêu câu hỏi. GV lần lượt gọi các nhóm trả lời. Nhóm nào không trả lời được thì nhóm đó sẽ thua cuộc, trò chơi được diễn ra cho đến khi còn duy nhất một đội cuối cùng.
- GV đặt câu hỏi: Hãy kể tên các bài hát nói về ngày khai trường mà em biết.
- HS các nhóm lần lượt trả lời:
+ ước mơ mùa khai trường
+ con đường đến trường
+ Niềm vui của em
+ chào năm học mới
+ mùa thu ngày khai trường
+ bay cao tiếng hát ước mơ….
- Kết thúc trò chơi, GV nhận xét, đánh giá, công bố đội chiến thắng, dẫn dắt HS vào tiết học hát: Bài hát ước mơ mùa khai trường.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu bài hát
- Mục tiêu: HS tìm hiểu và làm quen với giai điệu, nội dung, các đoạn…của bài hát ước mơ mùa khai trường.
- Nội dung: GV cho HS nghe nhạc, cùng HS tìm hiểu bài hát, thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS vận động cơ thể (vỗ tay, giậm chân, búng tay… ) theo nhạc bài hát ước mơ mùa khai trường của nhạc sĩ Phạm Chỉnh - GV đặt câu hỏi: + Bài hát ước mơ mùa khai trường gồm có mấy đoạn? Đó là những đoạn nào? + Bài hát nói về nội dung gì? Giai điệu của bài hát như thế nào? - Bài hát ước mơ mùa khai trường do ai sáng tác? Em hãy chia sẻ những điều em biết về nhạc sĩ đó? - GV giới thiệu cho HS biết đôi nét về nhạc sĩ Phạm Chỉnh: Nhạc Sĩ Phạm Chỉnh có tên đầy đủ Phạm Bá Chỉnh, sinh ngày 12/01/1971, quê quán Phường Phú Lương quận Hà Đông, TP Hà Nội. dành nhiều tình cảm cho thiếu niên nhi đồng và mái trường. Trong đó có thể kể tên một số ca khúc viết cho thiếu nhiên nhi đồng như: “Sắc Hương Hà Nội”; “Bay lên những cánh diều mơ ước”, “ Khúc ca chào mùa hè”, “ Ước mơ mùa khai trường”, “Nghĩ về mẹ”,… Hiện ông là Giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội. - GV yêu cầu HS quan sát bản nhạc, GV chỉ rõ các đoạn, các cao độ, trường độ đã học, các kí hiệu đặc biệt cho HS nắm rõ. - GV cùng HS thảo luận chia câu hát - GV chỉ các đoạn lấy hơi, các chỗ khó hát… và cho HS nghe lại 1 lần nữa bài hát Ước mơ mùa khai trường. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chăm chú lắng nghe, cảm nhận âm điệu bài hát, trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - HS trả lời câu hỏi, chia sẻ cảm nhận ban đầu về bài hát. - HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, chuyển sang nội dung luyện tập. | 1. Tìm hiểu bài hát - Bài hát chia thành 2 đoạn: + Đoạn 1: 17 nhịp (từ đầu đến lá bàng). + Đoạn 2: 25 nhịp (từ Ôi mùa thu đến hết bài). - Giai điệu: Vui tươi, trong sáng - Nội dung bài hát: Thể hiện niềm hân hoan của tuổi thơ được đến trường trong khung cảnh mùa thu tươi đẹp. 2. Tìm hiểu đôi nét về nhạc sĩ Phạm Chỉnh - Phạm Chỉnh sinh ngày 12/01/1971 Hà Đông, Hà Nội. - Là hội viên hội nhạc sĩ Việt Nam, hiện là giám đốc nhà hát cải lương Hà Nội. - Tác phẩm tiêu biểu: bay lên những cánh diều ước mơ, khúc ca chào mùa hè, sắc hương Hà Nội, ước mơ mùa khai trường… - Hình ảnh nhạc sĩ Phạm Chỉnh
|
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT ÂM NHẠC 7 CÁNH DIỀU
Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay
CHỦ ĐỀ 5: MÙA XUÂN
KHỞI ĐỘNG
- Em hãy kể tên một số bài hát về chủ đề “Mùa xuân” mà em biết.
- Trong các bài hát đó, em thích nhất bài hát nào? Vì sao?
HÁT: MÙA XUÂN
- Bài hát “Mùa xuân” có giai điệu như thế nào?
- Nội dung bài hát “Mùa xuân” thể hiện điều gì?
- Bài hát “Mùa xuân” gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn có bao nhiêu nhịp.
- Em hãy chia sẻ những hiểu biết của mình về Concerto Mùa xuân.
NGHE NHẠC: MỘT MÙA XUÂN NHO NHỎ
- Bài hát “Một mùa xuân nho nhỏ” có giai điệu như thế nào?
- Cảnh sắc mùa xuân được thể hiện qua những câu hát nào trong bài hát “Một mùa xuân nho nhỏ”?
- Em hãy nghe bài hát “Một mùa xuân nho nhỏ” và nêu cảm nhận của mình sau khi nghe bài hát.
ĐỌC NHẠC: LUYỆN ĐỌC QUÃNG THEO MẪU - BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 5
- Em hãy luyện đọc quãng theo mẫu dưới đây.
- Em hãy đọc tên các nốt nhạc trong bài đọc nhạc số 4.
NHẠC CỤ: THỂ HIỆN TIẾT TẤU – HOÀ TẤU
- Em hãy thể hiện tiết tấu sau bằng nhạc cụ trống theo mẫu dưới đây.
- Em hãy thực hiện hoà tấu đoạn nhạc sau.
LÍ THUYẾT ÂM NHẠC: DẤU NHẮC LẠI, KHUNG THAY ĐỔI, DẤU QUAY LẠI
- Dấu nhắc lại được kí hiệu như thế nào?
- Dấu nhắc lại có tác dụng gì?
- Khung thay đổi được kí hiệu như thế nào?
- Khung thay đổi có tác dụng gì?
- Dấu quay lại được kí hiệu như thế nào?
- Dấu quay lại có tác dụng gì?
THƯỞNG THỨC ÂM NHẠC: NHẠC SĨ TRẦN HOÀN
- Nhạc sĩ Trần Hoàn sinh năm bao nhiêu?
- Em hãy nêu một số nét về cuộc đời của nhạc sĩ Trần Hoàn.
- Nhạc sĩ Trần Hoàn được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật vào năm bao nhiêu?
- Em hãy kể tên một số ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Trần Hoàn.
TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
- Em hãy sử dụng các động tác cơ thể để đệm nhạc cho bài hát “Mùa xuân”.
- Em hãy kể một số câu thơ về chủ đề mùa xuân mà em biết.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Ca khúc Mùa xuân thể hiện nội dung gì?
A. Niềm hân hoan và những mong ước về tương lai tươi sáng của các em học sinh vùng cao trong ngày tựu trường.
B. Niềm hân hoan và những mong ước về tương lai tươi sáng của các em học sinh vùng cao khi đến trường học tập cùng thầy cô, bạn bè trong cảnh sắc mùa xuân tươi đẹp.
C. Niềm sung sướng, hạnh phúc của những em nhỏ vùng cao khi được tới trường học tập.
D. Niềm sung sướng, hạnh phúc của những em nhỏ vùng cao khi có một ngôi trường mới khang trang trong mùa xuân mới.
Câu 2: Dấu nhắc lại với dấu quay lại có gì khác nhau?
A. Dấu nhắc lại dùng khi nhắc lại một đoạn nhạc ngắn hoặc một cả bản nhạc, dấu quay lại dùng khi nhắc lại một đoạn nhạc dài hoặc một tác phẩm nhỏ.
B. Dấu nhắc lại dùng khi nhắc lại một đoạn nhạc dài hoặc một tác phẩm nhỏ, dấu quay lại dùng khi nhắc lại một đoạn nhạc ngắn hoặc cả bản nhạc.
C. Dấu nhắc lại dùng khi nhắc lại một đoạn nhạc ngắn hoặc một tác phẩm nhỏ, dấu quay lại dùng khi nhắc lại một đoạn nhạc dài hoặc cả bản nhạc.
D. Dấu nhắc lại dùng khi nhắc lại một đoạn nhạc dài hoặc một cả bản nhạc, dấu quay lại dùng khi nhắc lại một đoạn nhạc ngắn hoặc một tác phẩm nhỏ.
Câu 3: Nhận định nào sau đây là đúng về giai điệu bài hát Một mùa xuân nho nhỏ?
A. Bài hát mang giai điệu rộn ràng, vui tươi.
B. Bài hát mang giai điệu nhẹ nhàng, trầm lắng.
C. Bài hát mang giai điệu nhẹ nhàng, tha thiết.
D. Bài hát mang giai điệu sôi động, náo nức.
Câu 4: Câu hát “Chuyện kể rằng trước lúc Người ra đi/ Bác muốn nghe một câu hò xứ Huế” nằm trong bài hát nào của nhạc sĩ Trần Hoàn?
A. Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh.
B. Lời người ra đi.
C. Thăm bến Nhà Rồng.
D. Lời Bác dặn trước lúc đi xa.
Câu 5: Bản đọc nhạc số 5 trích từ bản nhạc Mùa xuân của nhà soạn nhạc nào?
A. Altonio Vivaldi.
B. Claudio Monteverdi.
C. Domenico Scarlatti.
D. Alessandro Scarlatti.
--------------- Còn tiếp ---------------
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
=> Giáo án âm nhạc 7 cánh diều (bản word)
Tài liệu được tặng thêm:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ Âm nhạc 7 cánh diều, soạn giáo án word và powerpoint Âm nhạc 7 cánh diều, soạn Âm nhạc 7 cánh diều
Tài liệu giảng dạy môn Âm nhạc THCS