Giáo án tiết 2: Dân ca một số vùng miền việt nam. Ôn tập bài hát đi cấy; thể hiện tiết tấu và ứng dụng đệm cho bài hát
Giáo án tiết 2: Dân ca một số vùng miền việt nam. Ôn tập bài hát đi cấy; thể hiện tiết tấu và ứng dụng đệm cho bài hát sách âm nhạc 7 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của âm nhạc 7 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết
Xem: => Giáo án âm nhạc 7 cánh diều (bản word)
Xem video về mẫu Giáo án tiết 2: Dân ca một số vùng miền việt nam. Ôn tập bài hát đi cấy; thể hiện tiết tấu và ứng dụng đệm cho bài hát
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Âm nhạc 7 cánh diều theo công văn mới nhất
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
TIẾT 2:
DÂN CA MỘT SỐ VÙNG MIỀN VIỆT NAM.
ÔN TẬP BÀI HÁT ĐI CẤY; THỂ HIỆN TIẾT TẤU VÀ ỨNG DỤNG ĐỆM CHO BÀI HÁT
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Ôn tập bài hát Đi cấy; thể hiện tiết tấu và ứng dụng đệm cho bài hát.
- Nhận biết và nêu được đặc điểm của dân ca một số vùng miền.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động âm nhạc.
- Năng lực âm nhạc:
- Thể hiện âm nhạc: Ôn tập bài hát Đi cấy.
- Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: Nhận biết và nêu được đặc điểm dân ca một số vùng miền.
- Ứng dụng và sáng tác âm nhạc: Thể hiện tiết tấu và ứng dụng đệm cho bài hát.
- Phẩm chất
- Có ý thức trách nhiệm để hoàn thành nhiệm vụ học tập; luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.
- Biết yêu quý, trân trọng âm nhạc dân tộc Việt Nam, tự hào về truyền thống của quê hương đất nước.
- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- SGK Âm nhạc 7, SGV Âm nhạc 7, Giáo án.
- Đàn phím điện tử.
- File audio (hoặc video) nhạc đệm và hát mẫu bài Đi cấy.
- Tư liệu minh họa nội dung: Dân ca một số vùng, miền Việt Nam.
- Đối với học sinh
- SGK Âm nhạc 7.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
(Khoảng 3 phút)
- Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú cho HS học tập, tạo không khí vui vẻ khám phá bài mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- Nội dung: GV cho HS lắng nghe bài hát Lí cây đa, yêu cầu HS trả lời câu hỏi về xuất xứ của bài dân ca.
- Sản phẩm học tập: HS lắng nghe bài dân ca, suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS lắng nghe bài dân ca Lí cây đa và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: "Bài hát thuốc dân ca vùng nào?"
https://www.youtube.com/watch?v=E5i8heYvCYQ
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS xung phong trả lời trước lớp: Bài hát Lí cây đa thuộc dân ca Quan học Bắc Ninh.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Việt Nam là một quốc gia đa sắc tộc với nền văn hóa lâu đời, do vậy dân ca Việt Nam bao gồm nhiều vùng miền, nhiều thể loại vô cùng phong phú: dân ca Quan họ Bắc Ninh, hát Ví, hát Dặm (Nghệ An), hát Xoan (Phú Thọ), hát Trống quân ở làng quê Bắc Bộ... Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập lại bài dân ca Đi cấy và tìm hiểu thêm một số làn điệu dân ca tiêu biểu thuộc các vùng, miền khác nhau nhé!
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Dân ca một số vùng miền Việt Nam
(Khoảng 18 - 20 phút)
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết và nêu được đặc điểm của lần điệu dân ca một số vùng miền.
- Nội dung: GV yêu cầu thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi để tìm hiểu làn điệu dân ca một số vùng, miền.
- Sản phẩm học tập: HS trình bày theo nhóm đặc điểm của các làn điệu dân ca.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS nghe một vài trích đoạn hát dân ca thuộc các vùng miền khác nhau. + Lí cây đa (Dân ca Quan họ Bắc Ninh): https://www.youtube.com/watch?v=E5i8heYvCYQ ( từ 0:29 - 0:54) + Lí dĩa bánh bò (Dân ca Nam Bộ): https://www.youtube.com/watch?v=iI8ldzeiyAc (từ 0:34 - 1:01) + Hò ba lí (Dân ca Quảng Nam): https://www.youtube.com/watch?v=A9apGqDhEbQ (từ 0:24 - 0:59) - GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ sau: + Dân ca là gì? + Vì sao dân ca của các dân tộc, các vùng miền lại có những đặc điểm khác nhau? + Vì sao nước ta lại có kho tàng dân ca phong phú? + Dân ca Việt Nam có thể chia thành những vùng miền nào? + Hãy kể tên một số bài dân ca thuộc các vùng miền khác nhau. + Hãy hát một vài câu ca mà em biết. - GV nhận xét phần trả lời của HS và giới thiệu về dân ca. - GV cho HS xem thêm một vài ví dụ minh họa khác về dân ca (có thể đan xen với phần thuyết trình của GV; có thể do GV hoặc HS trực tiếp trình diễn). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe trích đoạn dân ca ở một số vùng, miền. - HS thảo luận theo nhóm, trao đổi về một số làn điệu dân ca thuộc các vùng, miền khác nhau. - HS xem thêm một số ví dụ minh hoạ khác, và trình diễn một vài làn điệu dân ca. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi thảo luận. - GV mời đại diện nhóm khác nhận xét, đặt câu hỏi (nếu chưa rõ). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức về dân ca một số vùng, miền. | 1. Dân ca một số vùng miền - Dân ca là những bài hát do nhân dân sáng tác, không rõ tác giả, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác theo phương thức truyền miệng. - Do khác nhau về môi trường sống, hoàn cảnh địa lí, đặc biệt là về ngôn ngữ cho nên dân ca của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền đều có âm điệu, phong cách riêng biệt. - Là một quốc gia đa dân tộc với nền văn hóa lâu đời, Việt Nam có kho tàng dân ca rất phong phú, bao gồm nhiều vùng miền, nhiều thể loại. - Dân ca Việt Nam được chia thành 5 vùng miền chính như sau: + Dân ca miền núi phía Bắc: hát lượn của người Tày, sli của người Nùng, khắp của người Thái... + Dân ca vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ: nổi bật với hát xoan, hát ghẹp, hát đúm, hát ví, hát trống quân, cò lá, hát quan họ... + Dân ca vùng đồng bằng và ven biển Trung Bộ: phổ biến với những điệu hò (Hò sông Mã, Hò mái nhì, Hò mái đẩy, Hò giã gạo...), hát ví, dặm, hát sắc bùa, các điệu lí... + Dân ca Tây Nguyên: đặc sắc với nhiều thể loại như: hát ru, hát đồng dao, hát đối đáp nam nữ, hát trong khi lao động... Ví dụ các bài: Ru em (dân ca Xơ - đăng), Hái cà (dân ca Gia-rai), Chiều về (dân ca Ba-na)... + Dân ca Nam Bộ: nổi tiếng với các thể loại hò và lí: Hò Đồng Tháp, Hồ Bến Tre, Hò Trà Vinh, Lí kéo chài, Lí đất giồng Lí con cua, Lí ngựa ô... |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ....
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Âm nhạc 7 cánh diều theo công văn mới nhất