Giáo án Toán 11 kì 1 soạn theo công văn 5512

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Toán học lớp 11 kì 1 mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo. GA toan 11 5512

Một số tài liệu quan tâm khác


PHẦN ĐẠI SỐ

Ngày soạn: …./…./….

Ngày dạy: …./…./…..

CHƯƠNG I: HÀM SỐ LƯỢNG GIÁC VÀ PHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC

BÀI 1: HÀM SỐ LƯỢNG GIÁC

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức:

- Nắm được định nghĩa, tính tuần hoàn, chu kỳ, tính chẵn lẻ, tập giá trị, tập xác định, sự biến thiên và đồ thị của các hàm số lượng giác.

- Tìm được tập xác định của các hàm số đơn giản.

- Nhận biết được tính tuần hoàn và xác định được chu kỳ của một số hàm số đơn giản.

- Nhận biết được đồ thị các hàm số lượng giác từ đó đọc được các khoảng đồng biến và nghịch biến của hàm số.

- Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số.

- Tìm số giao điểm của đường thẳng (cùng phương với trục hoành) với đồ thị hàm số.

  1. Về năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực tự học: Học sinh xác định đúng đắn động cơ thái độ học tập; tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập: tự nhận ra được sai sót và cách khặc phục sai sót.

- Năng lực giải quyệt vấn đề: Biết tiếp nhận câu hỏi, bài tập có vấn đề hoặc đặt ra câu hỏi. Phân tích được các tình huống trong học tập.

- Năng lực tự quản lý: Làm chủ cảm xúc của bản thân trong quả trình học tập vào trong cuộc sống; trưởng nhóm biết quản lý nhóm mình, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên nhóm, các thành viên tự ý thức được nhiệm vụ của mình và hoàn thành được nhiệm vụ được giao.

- Năng lực giao tiếp: Tiếp thu kiến thức trao đổi học hỏi bạn bè thông qua hoạt động nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp.

- Năng lực hợp tác: Xác định nhiệm vụ của nhóm, trách nhiệm của bản thân đưa ra ý kiến đóng góp hoàn thành nhiệm vụ của chủ đề.

Năng lực toán học

- Năng lực tư duy và lập luận toán học: Biết cách tìm tập xác định của hàm số lượng giác. Cách chứng minh hàm số tuần hoàn.

- Năng lực giao tiếp toán học: Biết tóm tắt các khái niệm bằng ngôn ngữ toán học.

  1. Về phẩm chất:

- Rèn luyện tính cần thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống.

- Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới, biết quy lạ về quen, có tinh thần trách nhiệm hợp tác xây dựng cao.

- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.

- Năng động, trung thực sáng tạo trong quá trình tiếp cận trí thức mới, biết quy lạ về quen, có tinh thần hợp tác xây dựng cao.

- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Giáo viên

- Giáo án, sgk, sách tham khảo.

  1. Học sinh

- Ôn lại các công thức lượng giác.

- Bảng giá trị lượng giác của một số cung có liên quan đặc biệt.

- Đọc trước bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo tình huống để học sinh tiếp cận đến khái niệm hàm số lượng giác.
  3. b) Nội dung: GV cho HS quan sát hiện tượn
  4. c) Sản phẩm: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV nêu tình huống yêu cầu HS trả lời:

Khi ta gõ trống, gảy đàn, thổi sáo hay mở miệng ra nói chuyện, tai ta sẽ nghe và cảm nhận được âm thanh phát ra. Vật tạo ra âm thanh được gọi là nguồn phát âm, hay nguồn âm. Âm thanh (sound) là dao động cơ lan truyền trong môi trường và tai ta cảm nhận được. Âm thanh nói riêng và các dao động cơ nói chung không lan truyền qua chân không vì không có gì để truyền sóng. Âm thanh là phương tiện trao đổi thông tin, liên lạc với nhau (communication media) phổ biến nhất của con người, bên cạnh phương tiện hình ảnh. Như vậy nghiên cứu âm thanh có hai mặt: Đặc trưng vật lý (lý tính) và đặc trưng sinh học. Vật lý khách quan: nguồn tạo ra âm thanh, tính chất lan truyền, đặc tính âm thanh...

Nếu ta biểu diễn tín hiệu của âm thanh trên gắn vào hệ trục tọa độ như hình vẽ trên ( giả thiết là các tập đối xứng và a = 2b).

CH1: Ta có nhận xét gì về đồ thị hàm số trên các đoạn

CH2: Liệu có xác định đồ thị trên là đồ thị của hàm số nào mà chúng ta đã được học không?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh suy nghĩa độc lập trả lời câu hỏi của tình huống

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV gọi lần lượt 2 HS lên trình bày câu trả lời của mình

Các HS khác nhận xét, bổ sung để hoàn thiện câu trả lời

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét và đánh giá kết quả của HS, ghi nhận và tổng hợp kết quả.

Dẫn dắt HS vào bài mới

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Hình thành dịnh nghĩa hàm số lượng giác

  1. a) Mục tiêu: Xây dựng các hàm số lượng giác. Xác định được tính chẵn lẻ của các hàm số lượng giác .
  2. b) Nội dung: HS quan sát SGK, tìm hiểu và thực hiện nhiệm vụ GV giao
  3. c) Sản phẩm: Hoàn thành phiếu học tập số 1 và số 2
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV phát cho HS phiếu học tập số 1, yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoàn thành phiếu học tập số 1

- Chia lớp làm 04 nhóm, giao mỗi nhóm 01 bảng phụ và bút dạ. Yêu cầu HS hoàn thiện nội dung trong phiếu học tập số 2

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập

+ GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ Các nhóm HS treo bảng phụ và phiếu học tập của nhóm

+ GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện sản phẩm

* Kết quả phiếu học tập số 2

TL1: Theo thứ tự là trục Ox, Oy, At, Bs

TL2:

 

TL3: Cứ một giá trị α xác định được duy nhất sinα ;cosα ;tanα ;cotα tương ứng

TL4:

sinα ;cosα xác định với mọi α

tanα xác định khi cos α ≠ 0 ⇔ α ≠ π 2 + k π

cotα xác định khi sin α ≠ 0 ⇔ α ≠ k π

Bước 4: Kết luận, nhận định

+ GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương học sinh có câu tra lời tốt nhất. Động viên các học sinh còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo.

- GV kết luận, tổng hợp hình thành khái niệm về các hàm số lượng giác

I. Định nghĩa

1. Hàm số sin và hàm số côsin

a) Hàm số sin

Định nghĩa:

Quy tắc đặt tương ứng với mỗi số thực x

sin: R ® R

x ® y = sinx

được gọi là hàm số sin, kí hiệu y = sinx

TXĐ của hàm số là R

b) Hàm số Côsin

Định nghĩa:

Quy tắc đặt tương ứng với mỗi số thực x

cos: R ® R

x ® y = cosx

được gọi là hàm số côsin, kí hiệu y = cosx

TXĐ của hàm số là R

2. Hàm số tang và côtang

a) Hàm số tang

Hàm số tang được xác định bởi công thức: y =

Kí hiệu: y = tanx

TXĐ:

b) Hàm số côtang

Hàm số tang được xác định bởi công thức: y =

Kí hiệu: y = cotx

TXĐ:

Hoạt động 2: Tính chất tuần hoàn của hàm số lượng giác

  1. a) Mục tiêu: Hiểu và nắm được tính tuần hoàn và chu kì của hàm số lượng giác
  2. b) Nội dung: HS hoạt động cá nhân, nhóm và hoàn thành yêu cầu của GV
  3. c) Sản phẩm: HS biết được chu kì tuần hoàn của một hàm số lượng giác cơ bản
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giải thích cho học sinh được rõ: hàm số f(x) xác định trên D gọi là hàm số tuần hoàn nếu tồn tại số T > 0 sao cho xD ta có:

x – T D và x + T D (1)

f (x + T) = f(x) (2)

- Số nhỏ nhất (nếu có) trong các số T thỏa mãn 2 điều kiện trên gọi là chu kì của hàm số tuần hoàn f(x).

- GV phát biểu tính tuần hoàn của các hàm số lượng giác.

- GV phát cho HS phiếu học tập số 3, yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoàn thành phiếu học tập

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS lắng nghe GV giải thích

+ Hoàn thành phiếu học tập số 3

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ Các HS báo cáo kết quả làm bài tập

+ GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện sản phẩm

* Kết quả phiếu học tập số 4

TL1: f ( x + 2 π ) = f ( x )

TL2: g ( x π+ ) = g ( x )

TL3: f ( x + k 2 π ) = f ( x )

TL4: g ( x + k π ) = g ( x )

TL5: T = 2π

TL6: T = π

Bước 4: Kết luận, nhận định

+ GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương học sinh có câu tra lời tốt nhất. Động viên các học sinh còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo.

- GV kết luận, tổng hợp hình thành khái niệm tính tuần hoàn của hàm số lượng giác.

II. Tính tuần hoàn của các hàm số lượng giác

Ví dụ: Tìm những số T sao cho f(x + T) = f(x) với mọi x thuộc tập xác định của các hàm số sau:

a) f(x) = sinx b) f(x) = tanx

Giải.

a) Ta có:

f(x + k2) = sin (x + k2)

= sinx

nên T = k2, kZ.

b) Ta có:

f(x + k) = tan (x + k)

= tanx

nên T = k, kZ.

 

* Hàm số y = sinx, y = cosx tuần hoàn với chu kì 2

* Hàm số y=tanx,y=cotx tuần hoàn với chu kì

* Chú ý: Hàm số tuần hoàn thì đồ thị của nó trên các đoạn (khoảng) ứng với chu kì tuần hoàn lặp lại như cũ.

 

 

Hoạt động 3: Sự biến thiên và đồ thị của hàm số lượng giác

Hoạt động 3.1: Hàm số y = sinx

  1. a) Mục tiêu: Học sinh biết được sự biến thiên và đồ thị của một hàm số y = sinx
  2. b) Nội dung: GV đọc SGK, nghiên cứu và trả lời câu hỏi
  3. c) Sản phẩm: Học sinh nhận biết được tập giá trị sự biến thiên và đồ thị của hàm số y = sinx
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi:

+ Tập xác định của hàm số y = sinx.

+ Tập giá trị của hàm số y = sinx.

+ Là hàm số chẵn hay lẻ.

+ Chu kỳ tuần hoàn?

+ Quan sát hình 3 trang 7 sách giáo khoa và hãy cho biết hàm số y = sinx đồng biến hay nghịch biến trong từng đoạn và

- Dựa vào tính biến thiên của hàm số đã trình bày ở trên một em hãy lên bảng vẽ bảng biến thiên của hàm số trong

- Để vẽ đồ thị hàm số y = sinx ta cần vẽ đồ thị của nó trên một đoạn thẳng có độ dài bằng bao nhiêu?

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm ví dụ:

VD : Cho hàm số y = 2sinx - 4. Tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm số trên R.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS lắng nghe và trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ Các HS báo cáo kết quả làm bài tập

+ GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện sản phẩm

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có cầu tra lời tốt nhất.

- GV chốt kiến thức

III. SỰ BIẾN THIÊN VÀ ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ LƯỢNG GIÁC

1. Hàm số y = sinx

- TXĐ: D = R và - 1 ≤ sin x ≤ 1

- Là hàm số lẻ

- Là hàm số tuần hoàn với chu kì 2π

1.1. Sự biến thiên và đồ thị của hàm số y = sin x. trên đoạn [ 0;π ]

Hàm số y = sin x đồng biến trên và nghịch biến trên

Bảng biến thiên

1.2. Đồ thị của hàm số sin y x = trên đoạn [- π; π]

1.3. Đồ thị hàm số y = sinx trên R

Dựa vào tính tuần hoàn với chu kỳ 2π . Do đó muốn vẽ đồ thị của hàm số sin y x = trên tập xác định R , ta tịnh tiến tiếp đồ thị hàm số sin y = sinx trên đoạn [- π; π]. theo các véc tơ và .Ta được đồ thị của hàm số

y = sin x trên tập xác định R

1.4. Tập giá trị của hàm số y = sinx

Tập giá trị của hàm số y= sinx là [-1;1] .

 

Hoạt động 3.2: Hàm số y = cosx

  1. a) Mục tiêu: Học sinh biết được sự biến thiên và đồ thị của một hàm số y = cosx
  2. b) Nội dung: GV đọc SGK, nghiên cứu và trả lời câu hỏi
  3. c) Sản phẩm: Học sinh nhận biết được tập giá trị sự biến thiên và đồ thị của hàm số y = cosx
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi:

+ Tập xác định của hàm số y = cosx?

+ Tập giá trị của hàm số y = cosx?

+ Là hàm số chẵn hay là hàm số lẻ?

+ Chu kỳ tuần hoàn?

+ Quan sát H.6 tr.9- Sgk và hãy cho biết hàm số y = cosx đồng biến hay nghịch biến trong đoạn .

+ Dựa vào tính biến thiên của hàm số, vẽ bảng biến thiên của hàm số trong đoạn ?

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm ví dụ:

VD 1.Cho hàm số y = cosx. Mệnh đề nào dưới đây sai?

A. Hàm số đồng biến trên đoạn [ π- ;0] .

B. Hàm nghịch biến trên đoạn [ 0;π] .

C. Hàm số đồng biến trên đoạn[ 0;π]

D. Hàm số nghịch biến trên

VD 1: Cho hàm số y = cosx. Mệnh đề nào dưới đây sai?

A. Giá trị lớn nhất của hàm số bằng 1

B. Giá trị nhỏ nhất của hàm số bằng -1

C. Đồ thị của hàm số nhận trục Oy làm trục đối xứng

D. Là hàm số chẵn

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS lắng nghe và trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ Các HS báo cáo kết quả làm bài tập

+ GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện sản phẩm

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có cầu tra lời tốt nhất.

- GV chốt kiến thức

III. SỰ BIẾN THIÊN VÀ ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ LƯỢNG GIÁC

2. Hàm số y = cosx

- TXĐ: D = R và - 1 ≤ cos x ≤ 1

- Là hàm số chẵn

- Là hàm số tuần hoàn với chu kì 2π

- x∀ ∈ R ta luôn có

Tịnh tiến đồ thị hàm số y = sinx theo véc tơ (tức là sang bên trái một đoạn có độ dài bằng ) thì ta được đồ thị hàm số y = cosx.

- Bảng biến thiên

- Tập giá trị của hàm số y = cosx là : [-1;1].

 

Đồ thị của hàm số y = sinx và y = cosx được gọi chung là các đường hình sin

 

Hoạt động 3.3: Hàm số y = tanx

  1. a) Mục tiêu: Học sinh xác định được : TXĐ, tính chẵn lẻ, tính tuần hoàn, chu kì, khoảng đồng biến, nghịch biến của hàm số y = tanx. Vẽ được đồ thị hàm số y = tanx
  2. b) Nội dung: GV đọc SGK, nghiên cứu và trả lời câu hỏi
  3. c) Sản phẩm: Học sinh nhận biết được tập giá trị sự biến thiên và đồ thị của hàm số y = tanx
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi:

+ Tập xác định của hàm số y = tanx?

+ Tập giá trị của hàm số y = tanx?

+ Là hàm số chẵn hay là hàm số lẻ?

+ Chu kỳ tuần hoàn?

+ Quan sát H.7, tr.11-Sgk và hãy cho biết hàm số y = tanx đồng biến hay nghịch biến trong.

Dựa vào tính biến thiên của hàm số đã trình bày ở trên, vẽ bảng biến thiên của hàm số trong .

+ HS lên bảng vẽ đồ thị hàm số y = tanx trên một đoạn thẳng có độ dài bằng p.

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm ví dụ:

VD : Hãy xác định giá trị của x trên đoạn để hàm số y = tanx:

a) Nhận giá trị bằng 0

b) Nhận giá trị -1

c) Nhận giá trị âm

d) Nhận giá trị dương.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS lắng nghe và trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ Các HS báo cáo kết quả làm bài tập

+ GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện sản phẩm

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có cầu tra lời tốt nhất.

- GV chốt kiến thức

III. SỰ BIẾN THIÊN VÀ ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ LƯỢNG GIÁC

3. Hàm số y = tanx

- TXĐ:

- Là hàm số lẻ

- Là hàm số tuần hoàn với chu kì π

3.1. Sự biến thiên và đồ thị của hàm số y = tanx trên nửa khoảng

 

Từ hình vẽ, ta thấy với và x1 < x2 thì . Điều đó chứng tỏ hàm số y = tan x đồng biến trên nửa khoảng Bảng biến thiên

 

3.2. Đồ thị hàm số y = tanx trên

3.3. Đồ thị của hàm số y = tanx trên tập xác định D

- Tập giá trị của hàm số y = tanx là R

Hoạt động 3.4: Hàm số y = cotx

  1. a) Mục tiêu: Học sinh xác định được : TXĐ, tính chẵn lẻ, tính tuần hoàn, chu kì, khoảng đồng biến, nghịch biến của hàm số y = cotx. Vẽ được đồ thị hàm số y = cotx
  2. b) Nội dung: GV đọc SGK, nghiên cứu và trả lời câu hỏi
  3. c) Sản phẩm: Học sinh nhận biết được tập giá trị sự biến thiên và đồ thị của hàm số y = tanx
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi:

+ Tập xác định của hàm số y = cotx?

+ Tập giá trị của hàm số y = cotx?

+ Là hàm số chẵn hay là hàm số lẻ?

+ Chu kỳ tuần hoàn?

+ Quan sát H.10, tr.13-Sgk và hãy cho biết hàm số y = cotx đồng biến hay nghịch biến trong khoảng (0; p).

+ Dựa vào tính biến thiên của hàm số đã trình bày ở trên, một em hãy lên bảng vẽ bảng biến thiên của hàm số trong khoảng (0; p).

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm ví dụ:

VD : Hãy xác định giá trị của x trên đoạn để hàm số y = cotx:

a) Nhận giá trị bằng 0

b) Nhận giá trị -1

c) Nhận giá trị âm

d) Nhận giá trị dương.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS lắng nghe và trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ Các HS báo cáo kết quả làm bài tập

+ GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện sản phẩm

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có cầu tra lời tốt nhất.

- GV chốt kiến thức

III. SỰ BIẾN THIÊN VÀ ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ LƯỢNG GIÁC

4. Hàm số y = cotx

- TXĐ:

- Là hàm số lẻ

- Là hàm số tuần hoàn với chu kì π

4.1 Sự biến thiên của hàm số y = cotx trong nửa khoảng (0;π)

- Hàm số y = cotx nghịch biến trong khoảng (0;π)

- Bảng biến thiên

- Đồ thị hàm số y = cotx trên khoảng (0;π )

 

4.2. Đồ thị hàm số y = cotx trên D (SGK)

Tập giá trị của hàm số y = cotx là R

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: HS biết áp dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các bài tập cụ thể
  3. b) Nội dung: GV giao bài tập, hướng dẫn học sinh làm.
  4. c) Sản phẩm: KQ của HS.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

- GV nêu bài tập yêu cầu HS hoàn thành:

Câu 1. Hàm số đạt giá trị nhỏ nhất tại:

  1. B. C. D.

Câu 2. Giá trị lớn nhất của hàm số bằng?

A.1 B. 3 C. 4 D. -1

Câu 3. Điều kiện xác định của hàm số là:

  1. B. C. D.

Câu 4. Tập xác định của hàm số là:

  1. B. C. D.

Câu 5. Tập xác định của hàm số là:

  1. a. b. c. d.

 

Câu 6. Hàm số tuần hoàn với chu kỳ bằng bao nhiêu?

  1. . B. . C. D.

Câu 7. Xét hai hàm số và trên cùng khoảng . Hãy tìm mệnh đề sai?

  1. Hai hàm số cùng đồng biến trên khoảng
  2. ,.
  3. ,.
  4. và cùng dấu trên .

- HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học giải quyết các bài toán thực tiễn
  3. b) Nội dung: GV ra bài tập, HS hoàn thành
  4. c) Sản phẩm: KQ của HS.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoàn thành nhanh các bài bập:

Bài toán. Một guồng nước có dạng hình tròn bán kính 2,5 m, trục của nó đặt cách mặt nước 2m ( như hình vẽ bên). Khi guồng quay đều , khoảng cách h ( mét)từ một chiêc gầu gắn tại điểm A của guồng đến mặt nước được tính theo công thức h =| y|, trong đó. Với x là thời gian quay của guồng ( x ≥ 0) , tính bằng phút ; ta quy ước rằng y > 0 khi gầu ở bên trên mặt nước và y < 0 khi gầu ở dưới mặt nước .

  1. Khi nào thì chiếc gầu ở vị trí thấp nhất.
  2. Khi nào thì chiếc gầu ở vị trí cao nhất.
  3. Chiếc gầu cách mặt nước 2m lần đầu tiên khi nào ?

- HS thảo luận hoàn thành bài toán dưới sự hướng dẫn của GV:

Kết quả:

  1. Chiếc gầu ở vị trí thấp nhất khi

 

Ta có:

 

Điều đó chứng tỏ rằng chiếc gầu ở vị trí thấp nhất tại các thời điểm 0 phút ; 1 phút ; 2 phút ; 3 phút...

  1. Chiếc gầu ở vị trí cao nhất khi

 

Điều đó chứng tỏ chiếc gàu ở vị trí cao nhất tại các

thời điểm 0,5 phút; 1,5 phút ; 2,5 phút ; 3,5 phút …

  1. Chiếc gàu cách mặt nước 2 mét khi

 

Nghĩa là tại các thời điểm (phút); do đó lần đầu tiên nó cách mặt nước 2 mét khi quay được phút (ứng với k=0).

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất.

  1. PHỤ LỤC

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Cho đường tròn lượng giác (Hình vẽ bên cạnh). Điểm M nằm trên đường tròn đó. Điểm M 1 ; M 2 lần lượt là hình chiếu vuông góc của điểm M trên đường tròn. Tia OM lần lượt cắt trục At và Bs tại T và S . Giả sử sđ

CH1. Hãy chỉ ra đâu là trục sin, côsin, tang, côtang

CH2. Hãy tính

CH3. Cứ một giá trị của thì xác định được bao nhiêu giá trị của

CH4. Tìm các giá trị của để xác định.

 

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Hàm số

Tập xác định

Tính f (-x)

So sánh f(x) và f(-x )

Kết luận về tính chẵn lẻ của hàm số f (x)

     
     
     
     

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Cho hàm số; và

CH1: Hãy so sánh và

CH 2 : Hãy so sánh và

CH 3: Hày so sánh và

CH 4: Hày so sánh và g(x) với

CH 5: Tìm số T dương nhỏ nhất thỏa mãn và

CH 6: Tìm số T dương nhỏ nhất thỏa mãn và

 

 

Giáo án Toán 11 kì 1 soạn theo công văn 5512
Giáo án Toán 11 kì 1 soạn theo công văn 5512

Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Toán học lớp 11 được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình Toán học 11. 

Phí tải giáo án:

  • 150.000/học kì
  • 200.000/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.

Thông tin thêm:

  • Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
  • Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
  • Zalo hỗ trợ: 0386 168 725 

Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

=>

Từ khóa: Toan 11 5512, GA toan 11 kì 1, Giao an toan 5512 lớp 11

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay