Kênh giáo viên » Toán 12 » Giáo án Toán 12 kì 1 soạn theo công văn 5512

Giáo án Toán 12 kì 1 soạn theo công văn 5512

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Toán học lớp 12 kì 1 mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo. GA toan 12 ki 1 5512

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

PHẦN HÌNH HỌC

 

Ngày soạn: …./…./….

Ngày dạy: …./…./…..

BÀI 3: KHÁI NIỆM VỀ THỂ TÍCH CỦA KHỐI ĐA DIỆN

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức:

- HS hiểu được khái niệm về thể tích khối đa diện.

- HS nắm được công thức tính thể tích của khối hộp chữ nhật, khối lăng trụ, khối chóp.

  1. Về năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực hợp tác: Tổ chức nhóm học sinh hợp tác thực hiện các hoạt động.

- Năng lực tự học, tự nghiên cứu: Học sinh tự giác tìm tòi, lĩnh hội kiến thức và phương pháp giải quyết bài tập và các tình huống.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Học sinh biết cách huy động các kiến thức đã học đề giải quyết các câu hỏi. Biết cách giải quyết các tình huống trong giờ học.

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: Học sinh sử dụng máy tính, mạng internet, các phần mềm hỗ trợ học tập đề xử lý các yêu câu bài học.

Năng lực toán học

- Năng lực tính toán: Tính độ dài, tính diện tích, tính khoảng cách, tính thể tích của một khối đa diện.

- Năng lực vận dụng kiến thức: Vận dụng được các công thức, kỹ năng đã học vào tính toán.

  1. Về phẩm chất:

- Có tinh thần hợp tác, tích cực tham gia bài học, rèn luyện tư duy logic. Cẩn thận, chính xác trong tính toán, vẽ hình

- Tích cực hoạt động; chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới. Có tinh thần hợp tác trong học tập.

- Liên hệ được với nhiều vấn đề trong thực tế với bài học.

- Phát huy tính độc lập, sáng tạo trong học tập.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Giáo viên

- Chuẩn bị vẽ các hình 1.25; 1.26; 1.28 trên bảng phụ

- Chuẩn bị 2 phiếu học tập

- HS đã nắm được các kiến thức về khối hộp chữ nhật, khối lăng trụ, khối chóp.

  1. Học sinh

- SGK, sách bài tập, bút, thước kẻ và hệ thống ví dụ, bài tập.

- Ôn lại kiến thức hình chóp, lăng trụ... đã học ở lớp 11

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp các em ý thức được nhiệm vụ học tập, cần thiets phải tìm hiểu về các vấn đề đã nêu ra từ đó gây hứng thú với việc học bài mới
  3. b) Nội dung: GV đưa ra tình huống dẫn dắt vào bài mới
  4. c) Sản phẩm: HS lắng nghe
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Cho hs quan sát hình ảnh:

 

1) Bé Na muốn làm chiếc hộp đựng rubic như hình vẽ. Tính thể tích nhỏ nhất của chiếc hộp. Biết mỗi hình lập phương nhỏ có thể tích 8cm3.

2) Tính thể tích gần đúng của Kim Tự Tháp (Ai Cập).

Vậy làm thế nào để tính thể tích của một khối đa diện?

=> Dẫn dắt HS vào bài mới

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khái niệm về thể tích khối đa diện

  1. a) Mục tiêu: Hình thành khái niệm về thể tích khối đa diện, nhắc lại công thức tính thể tích khối lập phương, khối hộp chữ nhật
  2. b) Nội dung: HS quan sát hình trong SGK và trả lời câu hỏi
  3. c) Sản phẩm: Kết quả của HS
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giới thiệu về khái niệm thể tích khối đa diện, yêu cầu HS:

+ Hãy tìm cách phân chia khối hộp chữ nhật H có 3 kích thước là những số nguyên dương m, n, k sao cho ta có thể tính V(H)­ dễ dàng?

=> Từ đó hình thành định lí

Áp dụng hoàn thành bài tập:

Một chiếc tivi 40inch. Tính thể tích nhỏ nhất của miền trong chiếc hộp đựng tivi đó, biết tivi có bề dày 10cm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận cặp đôi hoàn thành nhiệm vụ

+ GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ Các nhóm báo cáo kết quả hoạt động

+ HS theo dõi nhận xét

Bước 4: Kết luận, nhận định

+ GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương học sinh có câu trả lời tốt nhất.

- Chốt kiến thức về tổng của hai vectơ và quy tắc hình bình hành

I . Thể tích khối đa diện.

Người ta chứng minh được rằng: Có thể đặt tương ứng cho mỗi khối đa diện (H) với một số dương duy nhất V(H)­ thoả mãn:

a. Nếu (H) là khối lập phương có cạnh bằng 1 thì V(H)­ =1

b. Nếu H1=H2 thì V(H1)=V(H2).

c. Nếu H=H1+H2 thì V(H)=V(H1)+V(H2).

V(H) được gọi là thể tích khối đa diện H.

Ví dụ: Tính thể tích của khối hộp chữ nhật có 3 kích thước là những số nguyên dương.

Giải:

Ta phân khối hộp chữ nhật thành m.n.k khối lập phương có cạnh bằng 1.

Khi đó V(H)=m.n.k

Tổng quát hoá ví dụ trên, người ta chứng minh được rằng:

Định lí: Thể tích của khối hộp chữ nhật (Hình hộp chữ nhật) bằng tích ba khích thước của nó.

Hoạt động 2: Thể tích khối lăng trụ

  1. a) Mục tiêu: HS hình thành khái niệm về thể tích khối lăng trụ
  2. b) Nội dung: HS quan sát hình trong SGK và trả lời câu hỏi
  3. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi

+ Đọc SGK trang 23, thừa nhận định lí và nêu công thức tính thể tích khối lăng trụ

+ Muốn tính thể tích khối lăng trụ ta cần biết những yếu tố nào?

- Yêu cầu học sinh hoàn thành VD1, VD2:

VD1. Cho (H) là khối lăng trụ đứng tam giác đều có tất cả các cạnh bằng a, thể tích (H) bằng:

A. B. C. D.

Ví dụ 2. Cho khối lăng trụ ABC.A’B’C’. Có hình chóp A.A’B’C’ là chop đều, tất cả các cạnh đều bằng a. Tính thể tích khối lăng trụ đó.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận cặp đôi thực hiện nhiệm vụ

+ GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ GV gọi một HS đứng tại chỗ nêu công thức tính thể tích khối lăng trụ

+ Các nhóm HS báo cáo kết quả làm bài tập

+ GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện sản phẩm

Bước 4: Kết luận, nhận định

+ GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh.

- Chốt kiến thức

II. Thể tích khối lăng trụ.

Định lí: Thể tích khối lăng trụ (Hình lăng trụ) có diện tích đáy B và có chiều cao h là V = B.h

 

Hoạt động 3: Thể tích khối chóp

  1. a) Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm về thể tích khối chóp
  2. b) Nội dung: GV đọc SGK, nghiên cứu và trả lời câu hỏi
  3. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi:

+ Nêu công thức tính thể tích hình chóp?

+ Muốn tính thể tích của khối chóp ta cần phải xác định những yếu tố nào?

GV yêu cầu HS áp dụng hoàn thành bài tập sau:

1. Cho hình lăng trụ tam giác ABC.ABC. Gọi E, F lần lượt là trung điểm của các cạnh AA và BB. Đường thẳng CE cắt đường thẳng CA tại E. Đường thẳng CF cắt đường thẳng CB tại F. Gọi V là thể tích khối lăng trụ ABC.ABC.

a. Tính thể tích khối chóp C.ABFE theo V.

b. Gọi khối đa diện (H) là phần còn lại của khối lăng trụ ABC.ABC sau khi cắt bỏ đi khối chóp C.ABEF. Tính tỉ số thể tích của (H) và của khối chóp C.CEF.

2. Cho tứ diện ABCD, gọi B’ và C’ lần lượt là trung điểm của AB và AC. Khi đó tỉ số thể tích của khối tứ diện AB’C’D và khối ABCD bằng:

A. B.

C. D.

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận cặp đôi, thực hiện nhiệm vụ GV giao

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ Các HS các nhóm báo cáo kết quả làm bài tập

+ GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện sản phẩm

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có cầu tra lời tốt nhất.

- GV chốt kiến thức

III. Thể tích khối chóp

Ta thừa nhận định lí sau:

Định lí: Thể tích khối chóp (Hình chóp) có diện tích đáy B và có chiều cao h là

 

VD1:

a. Hình chóp C.A­BC và hình lăng trụ ABC.A­BC có cùng đáy và đường cao nên . Suy ra

Do E, F lần lượt là trung điểm của các cạnh AA và BB nên diện tích ABEF bằng nửa diện tích ABBA. Do đó:

b. Theo a) ta có:

Vì EA//CC và nên theo Talet thì A là trung điểm của FC. Do đó diện tích CEF gấp bốn lần diện tích ABC. Từ đó suy ra:

Do đó:

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: HS áp dụng các kiến thức tính thể tích khối chóp, khối lăng trụ vào làm các bài tập cụ thể
  3. b) Nội dung: GV giao bài tập, hướng dẫn học sinh làm.
  4. c) Sản phẩm: KQ của HS.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

- GV nêu bài tập yêu cầu HS hoàn thành:

  1. Tính thể tích khối tứ diện đều cạnh a.
  2. Tính thể tích khối bát diện đều cạnh a.
  3. Cho hình hộp ABCD.ABCD. Tính tỉ số thể tích của khối hộp đó và thể tích khối tứ diện ACBD.

- HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập

 

Hạ đường cao AH của tứ diện, do các đường xiên AB, AC, AD bằng nhau nên các hình chiếu của chúng: HB, HC, HD bằng nhau. Do tam giác BCD đều nên H là trọng tâm tam giác BCD.

Do đó: .

Từ đó suy ra

Vậy thể tích tứ diện:

 

Chia khối bát diện đều cạnh a thành hai khối chóp tứ giác đều cạnh a. Gọi h là chiều cao của khối chóp thì dễ thấy . Từ đó suy ra thể tích khối bát diện đều cạnh a là:

 

 

 

 

 

 

Gọi B là diện tích đáy ABCD và h là chiều cao của khối hộp. Chia khối hộp thành khối tứ diện ACBD và bốn khối chóp A.ABD, C.CBD, B.BAC và D.DAC. Ta thấy bốn khối chóp trên đều có diện tích đáy bằng và chiều cao bằng h nên tổng thể tích của chúng bằng . Từ đó suy ra thể tích của khối tứ diện ACBD bằng . Do đó tỉ số thể tích của khối hộp và thể tích khối tứ diện ACBD bằng 3.

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu: HS áp dụng kiến thức đã học giải các bài toán trong thực tế
  3. b) Nội dung: GV ra bài tập, HS hoàn thành
  4. c) Sản phẩm: KQ của HS.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoàn thành nhanh các bài bập:

Bài toán 1. Cho hình chóp S.ABC. Trên các đoạn thẳng SA, SB, SC lần lượt lấy ba điểm A, B, C khác S. Chứng minh rằng:

Bài toán 2. Cho tam giác ABC vuông cân ở A, AB = a . Trên đường thẳng qua C và vuông góc với (ABC) lấy diểm D sao cho CD = a . Mặt phẳng qua C vuông góc với BD cắt BD tại F và cắt AD tại E . Tính thể tích khối tứ diện CDEF

- HS thảo luận hoàn thành bài toán dưới sự hướng dẫn của GV:

Bài toán 1.

Gọi H và H lần lượt là chiều cao hạ từ A và A đến mặt phẳng (SBC). Gọi S1 và S2 theo thứ tự là diện tích các tam giác SBC và SBC.

Khi đó ta có:

Từ đó suy ra:

 

Bài toán 2.

Dựng (1) dựng

ta có : (2)

Từ (1) và (2)

* vuông cân tại C có

dựng

ta có :

(2)

Từ (1) và (2)

* vuông cân tại C có E là trung điểm của AD (3)

 

* vuông tại C có (4)

Từ (3) và (4)

*

*

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Hướng dẫn HS làm bài tập 5, 6 trang 25, 26 SGK Hình học 12.

Bài tập làm thêm:

Cho hình hộp chữ nhật ABCD.ABCD có AB = a, BC = 2a, AA= a. Lấy điểm M trên cạnh AD sao cho AM = 3MD.

  1. Tính thể tích khối chóp M.AB
  2. Tính khoảng cách từ M đến mặt phẳng (ABC).

 

 

Giáo án Toán 12 kì 1 soạn theo công văn 5512
Giáo án Toán 12 kì 1 soạn theo công văn 5512

Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Toán học lớp 12 được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình Toán học 12. 

Phí tải giáo án:

  • 150.000/học kì
  • 200.000/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.

Thông tin thêm:

  • Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
  • Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
  • Zalo hỗ trợ: 0386 168 725 

Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

=>

Từ khóa: Toan 12 ki 1 5512, GA toan 12 kì 1, Giao an toan 5512 lớp 12

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay