Giáo án Toán 10 kì 1 soạn theo công văn 5512
Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Toán học lớp 10 kì 1 mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
PHẦN ĐẠI SỐ
Ngày soạn: …./…./….
Ngày dạy: …./…./…..
Bài 3: CÁC PHÉP TOÁN TẬP HỢP
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức:
- Hiểu được các phép toán giao, hợp của hai tập hợp, hiệu của hai tập hợp, phần bù của một tập con.
- Sử dụng đúng các ký hiệu .
- Thực hiện được các phép toán lấy giao, hợp của hai tập hợp, phần bù của một tập con trong những ví dụ đơn giản.
- Biết dùng biểu đồ Ven để biểu diễn giao, hợp của hai tập hợp.
- Về năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Có kĩ năng lập kế hoạch tự học; kĩ năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có kĩ năng tổ chức nhóm; tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau
Năng lực toán học
- Năng lực tư duy và lập luận toán học: Sử dụng phương pháp lập luận, quy nạp để đưa ra các phép toán hợp lý
- Năng lực mô hình hóa toán học: Biết mô hình hóa tập hợp bằng biểu đổ Ven đề giải quyết bài toán thực tiễn.
- Năng lực giao tiếp toán học: Biết tóm tắt các khái niệm bằng ngôn ngữ toán học.
- Về phẩm chất:
- Rèn luyện tính cần thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống.
- Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới, biết quy lạ về quen, có tinh thần trách nhiệm hợp tác xây dựng cao.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- Năng động, trung thực sáng tạo trong quá trình tiếp cận trí thức mới, biết quy lạ về quen, có tinh thần hợp tác xây dựng cao.
- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên
- Thiết bị dạy học: Thước kẻ, phấn màu.
- Học liệu: sách giáo khoa, giáo án. Hình vẽ biểu đồ Ven.
- Học sinh
- SGK, vở ghi. Ôn lại một số kiến thức đã học về tập hợp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu: Ôn các kiến thức về tập hợp đã biết để giới thiệu bài mới
- b) Nội dung: GV hướng dẫn, tổ chức cho HS ôn tập, tìm tòi các kiến thức liên quan đến bài học đã biết.
- c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
- d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV nêu các câu hỏi yêu cầu HS trả lời:
- Nêu các cách cho tập hợp? Cho ví dụ minh họa?
- Tập các số nguyên dương và tập các số tự nhiên có bằng nhau không?
- Tìm tất cả các tập con của tập A = {a; 2; 4; b; 6}.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh sử dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV gọi lần lượt 3 HS lên trình bày câu trả lời của mình
Các HS khác nhận xét, bổ sung để hoàn thiện câu trả lời
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét và đánh giá kết quả của HS. Dẫn dắt HS vào bài mới
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Giao của hai tập hợp
- a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu định nghĩa và xác định phép toán của hai tập hợp
- b) Nội dung: HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi
- c) Sản phẩm: Kết quả của HS
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS làm bài thực hành số 1 trong SGK/Tr.13. - Gợi ý HS phát biểu định nghĩa giao của hai tập hợp - Yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau: Cho các tập hợp: A = {1, 2, 3}, B ={3, 4, 7, 8}, C = {3, 4}. Tìm: a) A Ç B b) A Ç C c) B Ç C d) A Ç B Ç C Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS làm bài tập + GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần. Bước 3: Báo cáo, thảo luận + GV gọi một HS đứng tại chỗ phát biểu khái niệm của 2 tập hợp + Các HS báo cáo kết quả làm bài tập + GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện sản phẩm Bước 4: Kết luận, nhận định + GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương học sinh có câu tra lời tốt nhất. Động viên các học sinh còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo. - Chốt kiến thức về giao của hai tập hợp | I. Giao của hai tập hợp Tập hợp C gồm các phần tử vừa thuộc A, vừa thuộc B được gọi là giao của 2 tập hợp A và B. Kí hiệu: A Ç B Vậy A Ç B = {x| x Î A và xÎB} x Î A Ç B Û Biểu đồ ven: Bài tập: A Ç B = {3} A Ç C = {3} B Ç C = {3, 4} A Ç B Ç C = {3}
|
Hoạt động 2: Hợp của hai tập hợp
- a) Mục tiêu: Hiểu được định nghĩa và xác dịnh phép toán của hai tập hợp
- b) Nội dung: HS hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi
- c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS làm bài thực hành số 2 trong SGK/Tr.14. - Gợi ý HS phát biểu định nghĩa hợp của hai tập hợp. + Cho HS hoàn thành bài tập: Cho các tập hợp: A = {1, 2, 3}, B ={3, 4, 7, 8}, C = {3, 4}. a) Tìm AÈB b) Tìm BÈC c) Tìm AÈBÈC Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS làm bài tập, phát biểu khái niệm hợp của hai tập hợp + GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần. Bước 3: Báo cáo, thảo luận + GV gọi một HS đứng tại chỗ phát biểu khái niệm hợp của tập hợp + Các HS báo cáo kết quả làm bài tập + GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện sản phẩm Bước 4: Kết luận, nhận định + GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương học sinh có câu tra lời tốt nhất. Động viên các học sinh còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo. - Chốt kiến thức về hợp của hai tập hợp | II. Hợp của hai tập hợp Định nghĩa: Tập hợp C gồm các phần tử thuộc A hoặc thuộc B được gọi là hợp của hai tập hợp A và B. Kí hiệu: A È B Vậy A È B ={x| x Î A hoặc xÎ B} x Î A È B Û Biểu đồ Ven:
|
Hoạt động 3: Hiệu và phần bù của hai tập hợp.
- a) Mục tiêu: Hình thành khái niệm hiệu của hai tập hợp
- b) Nội dung: GV đọc SGK, nghiên cứu và trả lời câu hỏi
- c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS làm bài thực hành số 3 trong SGK/Tr.14. - Gợi ý HS phát biểu định nghĩa hiệu của hai tập hợp. - Đưa ra định nghĩa phần bù của hai tập hợp. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ GV giao Bước 3: Báo cáo, thảo luận + GV gọi một HS đứng tại chỗ phát biểu khái niệm hiệu của 2 tập hợp + Các HS báo cáo kết quả làm bài tập + GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện sản phẩm Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có cầu tra lời tốt nhất. - GV chốt kiến thức về hiệu và phần bù của hai tập hợp | III. Hiệu và phần bù của hai tập hợp Định nghĩa: Tập hợp C gồm các phần tử thuộc A nhưng không thuộc B được gọi là hiệu của A và B. Kí hiệu A\B Vậy A \ B = {x| x Î A và x Ï B} x Î A \ B Û Biểu đồ Ven · Chú ý: Khi B Ì A thì A\ B được gọi là phần bù của B trong A, kí hiệu CAB. Biểu đồ Ven
|
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- a) Mục tiêu: Rèn kĩ năng xác định các phép toán của tập hợp
- b) Nội dung: GV giao bài tập, hướng dẫn học sinh làm.
- c) Sản phẩm: KQ của HS.
- d) Tổ chức thực hiện:
- GV nêu bài tập yêu cầu HS hoàn thành:
Bài 1: Cho các tập hợp sau
A = {2; 3; 4; 5}; B = {2; 4; 6; 8}; C = {4; 5; 6; 7; 8; 11; 13; 15}
- Tìm:
- Tìm
Bài 2: Cho các tập hợp sau
B = { x / x là số nguyên tố bé hơn hoặc bằng 5}
a, Chứng minh:
- Tìm
- Chứng minh:
- HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập
- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- a) Mục tiêu: HS nắm kĩ nội dung các phép toán tập hợp và vận dụng vào bài toán
- b) Nội dung: GV ra bài tập, HS hoàn thành
- c) Sản phẩm: KQ của HS.
- d) Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS hoàn thành nhanh các bài bập:
Bài 1: Có thể nói gì về mối quan hệ giữa hai tập hợp A và B nếu:
Bài 2: Cho các tập hợp như sau: ;
Tìm, A\ B, B\A.
Bài 3: Cho và .
Xác định các tập hợp:
- HS thảo luận hoàn thành bài toán dưới sự hướng dẫn của GV:
- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Bài tập về nhà: 3, 4, 5 SGK.
PHẦN HÌNH HỌC
Ngày soạn: …./…./….
Ngày dạy: …./…./…..
BÀI 2: TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI VECTƠ
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức:
- Hiểu được cách xác định tổng, hiệu hai vectơ; quy tắc 3 điểm, quy tắc trừ, quy tắc hình bình hành; các tính chất của tổng vectơ; tính chất của vectơ – không.
- Vận dụng được quy tắc 3 điểm, quy tắc hình bình hành khi lấy tổng hai vectơ cho trước
- Vận dụng quy tắc trừ vào chứng minh các bất đẳng thức vectơ
- Về năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự học: Học sinh xác định đúng đắn động cơ thái độ học tập; tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập: tự nhận ra được sai sót và cách khặc phục sai sót.
- Năng lực giải quyệt vấn đề: Biết tiếp nhận câu hỏi, bài tập có vấn đề hoặc đặt ra câu hỏi. Phân tích được các tình huống trong học tập.
- Năng lực tự quản lý: Làm chủ cảm xúc của bản thân trong quả trình học tập vào trong cuộc sống; trưởng nhóm biết quản lý nhóm mình, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên nhóm, các thành viên tự ý thức được nhiệm vụ của mình và hoàn thành được nhiệm vụ được giao.
- Năng lực giao tiếp: Tiếp thu kiến thức trao đổi học hỏi bạn bè thông qua hoạt động nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp.
- Năng lực hợp tác: Xác định nhiệm vụ của nhóm, trách nhiệm của bản thân đưa ra ý kiến đóng góp hoàn thành nhiệm vụ của chủ đề.
Năng lực toán học
- Năng lực tư duy và lập luận toán học: Vận dụng được quy tắc 3 điểm, quy tắc trừ, quy tắc hình bình ành, tính chất trung điểm của đoạn thẳng với trọng tâm của tam giác, định nghĩa về tính chất của tích vectơ với một số để chứng minh các đẳng thức vectơ, giải một số bài toán hình học khác.
- Năng lực giao tiếp toán học: Biết tóm tắt các khái niệm bằng ngôn ngữ toán học.
- Về phẩm chất:
- Rèn luyện tính cần thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống.
- Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới, biết quy lạ về quen, có tinh thần trách nhiệm hợp tác xây dựng cao.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- Năng động, trung thực sáng tạo trong quá trình tiếp cận trí thức mới, biết quy lạ về quen, có tinh thần hợp tác xây dựng cao.
- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên
- Kế hoạch bài học; Bảng phụ, bút dạ, thước kẻ, máy chiếu, máy tính, phiếu học tập,..
- Học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi, bút; Đọc trước bài ở nhà, chuẩn bị các nội dung giáo viên đã phân công theo nhóm
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 1
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu: Tiếp cận định nghĩa tổng củ hai vectơ
- b) Nội dung: GV hướng dẫn, giới thiệu HS quan sát lắng nghe
- c) Sản phẩm: HS lắng nghe
- d) Tổ chức thực hiện:
GV cho HS quan sát một số hình ảnh sau:
Giải thích nguyên lí của việc tát nước bằng gàu dây.
Xác định hướng chuyển động của con thuyền.
Ví dụ: Hai người đi dọc hai bên bờ kênh và cùng kéo một con thuyền với hai lực và . Hai lực và tạo hợp lực là tổng của hai lực và làm thuyền chuyển động.
Giáo viên phân tích:
Nhận thấy sự cần thiết phải có định nghĩa tổng của hai vectơ và rõ ràng tổng của hai vectơ là một vectơ.
=> Dẫn dắt HS vào bài mới
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu tổng của hai vectơ
- a) Mục tiêu:
+ Nắm được định nghĩa tổng của hai vectơ
+ Nắm được quy tắc hình bình hành để cộng hai vectơ chung gốc
- b) Nội dung: HS quan sát hình trong SGK và trả lời câu hỏi
- c) Sản phẩm: Kết quả của HS
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV cho HS quan sát h.1.5. Cho biết lực nào làm cho thuyền chuyển động? + Hướng dẫn cách dựng vectơ tổng theo định nghĩa. + Yêu cầu HS làm ví dụ: Cho hình bình hành . Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng? A. B. C. D. => Từ ví dụ và định nghĩa tổng của hai vectơ học sinh hình thành quy tắc hình bình hành Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận cặp đôi hoàn thành nhiệm vụ + GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần. Bước 3: Báo cáo, thảo luận + Các nhóm báo cáo kết quả hoạt động + HS theo dõi nhận xét Dự kiến sản phẩm: Hợp lực của hai lực và . Bước 4: Kết luận, nhận định + GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương học sinh có câu tra lời tốt nhất. Động viên các học sinh còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo. - Chốt kiến thức về tổng của hai vectơ và quy tắc hình bình hành | 1. Tổng của hai vectơ Định nghĩa: Cho hai vectơ và . Lấy một điểm A tuỳ ý, vẽ . Vectơ đươc gọi là tổng của hai vectơ và . Kí hiệu là + .
2. Quy tắc hình bình hành: Nếu ABCD là hình bình hành thì :
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất của tổng hai vectơ
- a) Mục tiêu: HS nắm được các tính chất phép cộng của các vectơ và áp dụng làm bài tập
- b) Nội dung: HS quan sát hình trong SGK và trả lời câu hỏi
- c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV cho HS quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi: Cho hình vẽ sau Hãy nhận xét : a. và b. và => GV chỉ trên hình để HS phát hiện và ; và là bằng nhau sau đó đưa ra tính chất. Áp dụng làm bài tập: Với bốn điểm A, B, C, D bất kì, chứng minh rằng: Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận cặp đôi thực hiện nhiệm vụ + GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần. Bước 3: Báo cáo, thảo luận + GV gọi một HS đứng tại chỗ phát biểu khái niệm hợp của tập hợp + Các HS báo cáo kết quả làm bài tập + GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện sản phẩm Bước 4: Kết luận, nhận định + GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh. - Chốt kiến thức về tính chất phép cộng của vectơ | 3. Tính chất của phép cộng các vectơ Với ", ta có: a) (giao hoán) b) c)
|
Tiết 2
Hoạt động 3: Tìm hiểu Hiệu của hai vectơ
- a) Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm về vectơ đối, nắm được định nghĩa hiệu của hai vectơ
- b) Nội dung: GV đọc SGK, nghiên cứu và trả lời câu hỏi
- c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV đặt câu hỏi: Cho hình bình hành , hãy nhận xét về độ dài và hướng của hai vectơ và Từ đó đưa ra khái niệm về vectơ đối, định nghĩa hiệu của hai vectơ, quy tắc trừ hai vectơ + HS áp dụng làm bài tập: Cho tam giác ABC, gọi D, E, F lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, CA, AB. Khẳng định nào sao đây là sai? A. B. C. D. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS thả luận cặp đôi, thực hiện nhiệm vụ GV giao Bước 3: Báo cáo, thảo luận + Các HS các nhóm báo cáo kết quả làm bài tập + GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện sản phẩm Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có cầu tra lời tốt nhất. - GV chốt kiến thức | 4. Hiệu của hai vectơ a) Vectơ đối + Vectơ có cùng độ dài và ngược hướng với được gọi là vectơ đối của , kí hiệu + + Vectơ đối của là .
b) Hiệu của hai vectơ
c) Quy tắc 3 điểm: với 3 điềm O,A,B tùy ý, ta có:
|
Hoạt động 4: Vận dụng phép tính tổng, hiệu các vectơ
- a) Mục tiêu: HS nắm được đẳng thức vectơ liên quan đến trung điểm của một đoạn thẳng và trọng tâm của tam giác
- b) Nội dung: HS hoàn thành bài tập
- c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập: 1. Cho I là trung điểm của AB. CMR . 2. Cho . CMR: I là trung điểm của AB. 3. Cho G là trọng tâm DABC. CMR: Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS sử dụng các kiến thức đã học để hoàn thành các bài tập Bước 3: Báo cáo, thảo luận + GV gọi lần lượt 3 HS lên hoàn thành bài tập + GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện sản phẩm Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có cầu trả lời tốt nhất. - GV chốt kiến thức | 5. Áp dụng a) I là trung điểm của AB Û b) G là trọng tâm của DABC Û Đáp án: 1. I là trung điểm của AB Þ Þ 2. Þ Þ I nằm giữa A, B và IA = IB Þ I là trung điểm của AB. 3. Vẽ hbh BGCD. Þ ,
|
Tiết 3:
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- a) Mục tiêu: HS áp dụng các kiến thức về tổng và hiệu của hai vectơ vào các bài tập cụ thể
- b) Nội dung: GV giao bài tập, hướng dẫn học sinh làm.
- c) Sản phẩm: KQ của HS.
- d) Tổ chức thực hiện:
- GV nêu bài tập yêu cầu HS hoàn thành:
Bài 1. Cho 6 điểm A, B, C, D, E, F bất kì trên mặt phẳng. Chứng minh: a. b. c. Bài 2. Cho tứ giác ABCD. Gọi M, N là trung điểm của AD và BC. O là trung điểm của MN. Chứng minh các đẳng thức sau: a. b. Bài 3. Cho tam giác đều ABC nội tiếp đường tròn (O). a. Xác định các điểm M, N, P thỏa mãn các hệ thức sau: , , |
Chứng minh:
- HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập
- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- a) Mục tiêu: HS nắm kĩ nội dung các phép toán tập hợp và vận dụng vào bài toán
- b) Nội dung: GV ra bài tập, HS hoàn thành
- c) Sản phẩm: KQ của HS.
- d) Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS hoàn thành nhanh các bài bập:
Bài toán 1. Hai vận động viên B và C dùng hai dây kéo vận động viên A về phía sau. Trong khi đó, vận động viên A cố ghì chặt và tiến về phía trước. Trong các trường hợp sau, bạn hãy cho biết vận động viên A sẽ chuyển động như thế nào?
Bài toán 2. Xác định hướng chuyển động của con thuyền.
Nhà bạn An và bạn Hòa cách nhau bởi một con sông. Nếu bạn An chèo thuyền qua nhà bạn Hòa theo hướng vuông góc với dòng sông với lực đẩy , biết lực đẩy dòng nước là . Xác định hướng chuyển động của con thuyền?
- HS thảo luận hoàn thành bài toán dưới sự hướng dẫn của GV:
- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn tập lại định nghĩa tổng,hiệu hai vectơ;các quy tắc và tính chất.
- Làm các bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Cho hình chữ nhật có Độ dài của là:
- 5 B. 6 C. 7 D. 9
Câu 2: Cho ba điểm phân biệt Đẳng thức nào đúng?
- B.
- + = D.
Câu 3: Cho hai điểmvàphân biệt. Điều kiện để là trung điểmlà:
- B. C. D.
Câu 4: Cho tam giác, với là trung điểm của Tìm câu đúng:
- B.
- D.
Câu 5: Gọi là tâm của hình vuông Vectơ nào trong các vectơ dưới đây bằng ?
- B. C. D.
Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Toán học lớp 10 được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình Toán học 10.
Phí tải giáo án:
- 150.000/học kì
- 200.000/cả năm
Cách tải:
- Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
- Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.
Thông tin thêm:
- Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
- Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
- Zalo hỗ trợ: 0386 168 725
Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.