Giáo án và PPT Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối Bài 3: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi

Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 3: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi. Thuộc chương trình Công nghệ 9 mô đun Trồng cây ăn quả Kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét

Giáo án và PPT Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối Bài 3: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi
Giáo án và PPT Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối Bài 3: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi
Giáo án và PPT Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối Bài 3: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi
Giáo án và PPT Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối Bài 3: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi
Giáo án và PPT Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối Bài 3: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi
Giáo án và PPT Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối Bài 3: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi
Giáo án và PPT Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối Bài 3: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi
Giáo án và PPT Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối Bài 3: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi
....

Giáo án ppt đồng bộ với word

Giáo án điện tử Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối Bài 3: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi
Giáo án điện tử Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối Bài 3: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi
Giáo án điện tử Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối Bài 3: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi
Giáo án điện tử Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối Bài 3: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi
Giáo án điện tử Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối Bài 3: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi
Giáo án điện tử Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối Bài 3: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi
Giáo án điện tử Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối Bài 3: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi
Giáo án điện tử Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối Bài 3: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi
Giáo án điện tử Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối Bài 3: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi
Giáo án điện tử Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối Bài 3: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi
Giáo án điện tử Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối Bài 3: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi
Giáo án điện tử Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối Bài 3: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi

Còn nữa....

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Công nghệ 9 trồng cây ăn quả Kết nối tri thức

BÀI 3: KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ĂN QUẢ 

CÓ MÚI

 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV chiếu hình một loại cây ăn quả và yêu cầu học sinh quan sát:

Em hãy quan sát và kể thêm một số loại cây ăn quả có múi khác đang được trồng ở địa phương em (hoặc nơi khác mà em biết).

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh

Hoạt động 1: Đặc điểm thực vật học

GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu: 

  • Bộ rễ của cây ăn quả có múi như thế nào?

  • Thân cành của cây ăn quả có múi có đặc điểm gì? Cần lưu ý gì trong quá trình trồng, chăm sóc cây ăn quả có múi?

  • Lá của cây ăn quả có múi có đặc điểm gì?

  • Hoa của cây ăn quả có múi có đặc điểm gì? Tại sao thụ phấn chéo lại làm cho quả của cây ăn quả có múi có nhiều hạt?

  • Quả của cây ăn quả có múi như thế nào?

Sản phẩm dự kiến:

- Bộ rễ: Gồm rễ cái và rễ con. Rễ cái cắm sâu xuống đất để cây đứng vững. Rễ bên phân bố nông, có chức năng chính lấy nước và khoáng.

- Thân, cành: Thân gỗ nhỏ. Nhiều cành, phân cành thấp.

- Lá: Màu xanh, mọc so le, phiến lá hình trái xoan hoặc thuôn dài. 

- Hoa:

+ Hoa lưỡng tính, mọc ở đầu cành hoặc nách lá.

+ Cánh hoa thường có màu trắng hoặc trắng ngả vàng.

+ Chủ yếu là tự thụ phấn, một số loại có thụ phấn chéo.

- Quả: Quả hình cầu. Vỏ dày, màu xanh hoặc vàng khi chín. Vỏ quả có tinh dầu.

Hoạt động 2: Yêu cầu ngoại cảnh

HS tìm hiểu và trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của giáo viên:

  • Nhiệt độ có tác động như thế nào đến cây ăn quả? Nhiệt độ thích hợp cho cây ăn quả có múi là bao nhiêu?

  • Lượng mưa và độ ẩm thích hợp cho cây ăn quả có múi là bao nhiêu? Nếu lượng mưa quá ít hoặc quá nhiều sẽ ảnh hưởng như thế nào?

  • Ánh sáng thích hợp cho cây ăn quả có múi là bao nhiêu? 

  • Cây ăn quả có múi thích hợp với loại đất nào?

  • Tốc độ gió ảnh hưởng như thế nào đến cây ăn quả có múi?

Sản phẩm dự kiến:

Nhiệt độ: Khoảng nhiệt độ có thể sinh trưởng, phát triển: 12 °C – 39 °C và thích hợp nhất là 23 °C – 29°C.

- Lượng mưa: Cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng ngập.

                      + Lượng mưa tối ưu là 900 – 1200 mm.

                      + Độ ẩm 70 – 80%.

- Ánh sáng: Không ưa ánh sáng mạnh.Ưa ánh sáng tán xạ mùa hè 8h – 17h.

- Đất trồng: Đa dạng: đất phù sa, đất cát pha, đất bazan,...

 + Yêu cầu: tầng đất dày trên 1 m, thoát nước tốt, pH 5,5 – 6,4 (chua nhẹ).

- Gió: Gió vừa phải: giúp lưu thông không khí, hạn chế sâu bệnh, điều hoà độ ẩm.

II. Quy trình kĩ thuật trồng và chăm sóc

Hoạt động 1. Tìm hiểu kĩ thuật trồng

GV đặt câu hỏi yêu cầu học sinh trao đổi theo nhóm:

  • Nên trồng cây ăn quả có múi vào thời điểm nào là tốt nhất?

  • Khoảng cách trồng cây ăn quả có múi phụ thuộc vào yếu tố nào?

  • Khi đào hố trồng, ta nên đào với kích thước bao nhiêu? Khi đào hố, bón phân lót thì ta nên đào hố theo kích thước bao nhiêu?

  • Em hãy nêu thao tác trồng cây ăn quả có múi? 

Sản phẩm dự kiến:

- Thời vụ: mát mẻ, nhiều ẩm.

- Khoảng cách trồng: để lá cây phát triển không che lấp nhau.

- Hố trồng: chuẩn bị cho đất tơi xốp và bổ sung phân bón lót.

- Trồng cây: trồng đủ sâu để cây đứng vững, rễ phát triển, dễ chăm tưới.

Hoạt động 2. Kĩ thuật chăm sóc được thực hiện như thế nào?

GV hướng dẫn học sinh thảo luận theo cặp:

  • Nên làm cỏ, vun xới quanh gốc cây bao nhiêu lần/năm?

  • Lượng phân bón hằng năm phụ thuộc vào những yếu tố nào? 

  • Thời điểm bón phân như thế nào là hiệu quả? Có mấy thời kì bón phân?

  • Trong mỗi thời điểm bón phân cần bao nhiêu lượng và loại phân bón? Mục đích của từng thời điểm bón phân là gì?

  • Em hãy nêu cách bón phân phù hợp cho từng thời điểm bón phân?

Sản phẩm dự kiến:

- Làm cỏ, vun xới:

+ Loại bỏ nơi ẩn nấp của sâu bệnh.

+ Vun xới đất tơi xốp cho cây lấy nước và chất dinh dưỡng. 

- Bón phân thúc

+ Lượng bón: Bảng 3.1 SGK (Tuỳ thuộc loại cây, tuổi cây).

+ Thời điểm bón: Bảng 3.2 SGK.

- Cách bón:

+ Tạo rãnh, rắc phân, lấp đất.

+ Hoà phân vào nước rồi tưới.

+ Rắc trên gốc rồi tưới nước.

* Lưu ý giữ ẩm thường xuyên

– Tưới nước: Tuỳ thuộc loại cây, tuổi cây.

- Một số sâu, bệnh hại và biện pháp phòng, trừ: Nguyên tắc chung để phòng sâu bệnh:

+ Sử dụng cây giống sạch. 

+ Cắt tỉa cành yếu, bệnh. 

+ Kiểm tra vườn thường xuyên.

+ Bón phân hợp lí, đảm bảo dinh dưỡng cho cây khoẻ.

+ Sử dụng biện pháp trừ sâu kịp thời, hợp lí.

III. Kĩ thuật cắt tỉa, tạo tán

Hoạt động 1. Thời kì kiến thiết cơ bản

GV đặt câu hỏi và yêu cầu học sinh tìm hiểu: Trong thời kì thiết kế cơ bản, chúng ta có thể cắt, tỉa để tạo bộ khung tán khỏe, phân bố đều bằng cách nào?

Sản phẩm dự kiến:

- Cắt tỉa để tạo bộ khung tán khoẻ, phân bố đều bằng cách:

+ Cuối năm thứ nhất: Bấm ngọn ở vị trí cách mặt đất 80 cm để tạo các cảnh cấp 1. 

+ Cuối năm thứ hai. Chọn để lại từ 3 đến 5 cành cấp 1 khoẻ, phân bố đều trên thân chính và loại bỏ toàn bộ các cành cấp 2 đã phát sinh, đồng thời bấm ngọn cành cấp 1 cách gốc cảnh khoảng 50 – 60 cm để tạo các nhánh cấp 2.

+ Cuối năm thứ ba: Cắt bỏ bớt cành cấp 2, chỉ để lại hai cảnh cấp 2 phía ngoài cùng trên một cảnh cấp 1 để tạo các cảnh cấp 3, cấp 4.

Hoạt động 2. Thời kì kinh doanh

HS tìm hiểu theo hướng dẫn của giáo viên và suy nghĩ trả lời: Trong thời kì kinh doanh, chúng ta cần phải làm gì?

Sản phẩm dự kiến:

- Loại bỏ các cành chết, cành bị tổn thương, cành bị sâu, bệnh, cành mọc chen chúc nhau, cành vô hiệu và loại bỏ bớt những mầm mọc trong thân, cành chính phía trong tán cây. Ngoài cắt tỉa cành, cần tỉa bỏ những quả nhỏ, dị hình; những quả bị nhiễm sâu, bệnh và tỉa thưa quả (nếu cây đậu quá nhiều quả) để cho quả to, đồng đều.

IV. Kĩ thuật điểu khiển ra hoa, đậu quả

Hoạt động 1. Thúc đẩy khả năng ra hoa

GV đặt câu hỏi và yêu cầu học sinh trao đổi: Cần thực hiện những biện pháp nào để thúc đẩy nhanh chóng sự ra hoa của cây?

Sản phẩm dự kiến:

- Để thúc đẩy cây có múi ra hoa, sử dụng Paclobutrazol nồng độ từ 0,02% đến 0,04% tưới quanh gốc cây với lượng dùng từ 2,5 g đến 5 g/m bán kinh tán hoặc sử dụng nồng độ từ 1.000 ppm đến 2.000 ppm xịt lên lá cây. Có thể sử dụng kết hợp biện pháp hạn chế tưới nước để nâng cao hiệu quả.

Hoạt động 2. Tăng khả năng đậu quả

HS tìm hiểu để trả lời câu hỏi: Muốn tăng khả năng đậu quả, em cần làm gì?

Sản phẩm dự kiến:

- Sử dụng GAg với nồng độ từ 20 ppm đến 40 ppm phun cho cây ở thời kì đầu ra hoa và thời kì tạo quả non để tăng tỉ lệ đậu quả, giảm rụng quả. Đối với cây cam, sử dụng Brassinolide với nồng độ 5 mg/100 L nước đề phun cho cây ở thời kì đầu ra hoa và thời kì tạo quả non sẽ giúp tăng tỉ lệ đậu quả, tăng trọng lượng quả và năng suất.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1: Cây ăn quả có múi thuộc họ 

A. dừa.

B. cam quýt.

C. mít.

D. đào.

Câu 2: Bộ rễ của cây ăn quả có múi thường là 

A. rễ cọc.

B. rễ chùm.

C. tuỳ từng giống.

D. tuỳ từng môi trường.

Câu 3: Nhiệt độ thích hợp nhất để cây ăn quả có múi sinh trưởng và phát triển là?

A. 20 – 24oC.

B. 24 – 26oC.

C. 15 – 25oC.

D. 20 - 30oC.

Câu 4: Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản của cây ăn quả có múi, thời điểm nào không nên bón phân cho cây?

A. Tháng 1.

B. Tháng 6.

C. Tháng 8.

D. Tháng 12.

Câu 5: Trong thời kỳ kinh doanh, lượng phân bón hữu cơ lần một là bao nhiêu?

A. 60%.

B. 80%.

C. 90%.

D. 100%.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức đã học, GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi và thực hiện:

Câu 1: Độ pH của đất trồng ăn quả có múi trong khoảng bao nhiêu để cây phát triển tốt?

Câu 2: Mục đích của việc bón phân khi cây ăn quả có múi bắt đầu ra hoa là gì?

Câu 3: Mục đích của việc cắt tỉa, tạo cành của thời kì kinh doanh cây ăn quả có múi là gì?

Câu 4: Để thúc đẩy quá trình ra hoa, ta có thể sử dụng Paclobutrazol có nồng độ bao nhiêu?

Câu 5: Em hãy thực hành trồng và chăm sóc một loại cây có múi phù hợp với thực tiễn ở địa phương em.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Công nghệ 9 trồng cây ăn quả Kết nối tri thức

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY CÔNG NGHỆ 9 KẾT NỐI TRI THỨC

*Trồng cây ăn quả

 
 

*Chế biến thực phẩm

 
 

*Định hướng nghề nghiệp

 
 

*Lắp đặt mạng điện trong nhà

 
 

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY CÔNG NGHỆ 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

*Định hướng nghề nghiệp

 
 

*Lắp đặt mạng điện trong nhà

 
 

*Cắt may

 
 

*Nông nghiệp 4.0

 
 

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY CÔNG NGHỆ 9 CÁNH DIỀU

*Trồng cây ăn quả

 
 

*Chế biến thực phẩm

 
 

*Định hướng nghề nghiệp

 
 

*Lắp đặt mạng điện trong nhà

 
 
 

Tài liệu giảng dạy

Chat hỗ trợ
Chat ngay