Kênh giáo viên » Công nghệ 9 » Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức

Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức

Dưới đây là giáo án bản word môn Công nghệ Trồng cây ăn quả lớp 9 bộ sách "Kết nối tri thức", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác

Giáo án Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối bài 1: Giới thiệu chung về cây ăn quả

Giáo án Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối bài 2: Nhân giống vô tính cây ăn quả

Giáo án Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối bài 3: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi

Giáo án Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối bài 4: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn

Giáo án Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối bài 5: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây xoài

Giáo án Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối bài 6: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng

Giáo án Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối bài 7: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây chuối

Giáo án Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối bài 8: Dự án Trồng cây ăn quả

....

Phần trình bày nội dung giáo án

Ngày soạn: .../.../...   

Ngày dạy: .../.../...

 

BÀI 3. KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS đạt yêu cầu sau:

  • Phân tích được đặc điểm thực vật học, yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả có múi.
  • Nêu được quy trình trồng, chăm sóc, kĩ thuật tỉa cành, tạo tán, điều khiển ra hoa, đậu quả cho cây ăn quả có múi.
  1. Năng lực

 Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để nâng cao kiến thức về kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Năng lực công nghệ:

  • Biết được kĩ thuật trồng một số loại cây ăn quả có múi ở địa phương.
  • Nêu được các biện pháp an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ có ý thức về nhiệm vụ học tập; ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV:
  • SGK Công nghệ trồng cây ăn quả 9, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
  • Tranh, ảnh liên quan đến nội dung bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với HS:
  • SGK, SBT Công nghệ trồng cây ăn quả 9.
  • Vở, bút và những dụng cụ theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS tạo tâm thế sẵn sàng học tập và gợi mở nhu cầu nhận thức, kích thích sự tò mò thích thú và mong muốn tìm hiểu các nội dung tiếp theo.
  3. b) Nội dung: HS quan sát Hình 3.1 SGK tr.19 và trả lời câu hỏi trong mục Khởi động nêu ở đầu bài.
  4. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số loại cây ăn quả có múi.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 3.1 SGK, trả lời câu hỏi dựa trên hiểu biết của mình: Cây bưởi (Hình 3.1) là một loại cây ăn quả có múi. Hãy kể tên một số loại cây ăn quả có múi khác đang được trồng ở địa phương em (hoặc em biết).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, thảo luận và suy nghĩ câu trả lời.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trả lời:

Đáp án: Một số loại cây ăn quả có múi khác: cây cam, cây quýt, cây chanh,...

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Cây ăn quả có múi có giá trị dinh dưỡng cao và mang lại hiệu quả kinh tế cao nên được trồng phổ biến ở nước ta hiện nay. Những loại cây này không chỉ trồng tô điểm sân vườn mà chúng còn đem lại nhiều công dụng khác nhau. Vậy để tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm cũng như quy trình trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi, chúng ta cùng vào bài học hôm nay - Bài 3. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh

  1. a) Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả có múi.
  2. b) Nội dung: GV cho HS tìm hiểu về đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh theo nội dung SGK tr.19, 20 và trả lời các câu hỏi.
  3. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả có múi.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về đặc điểm thực vật học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I.1 SGK tr.19, 20.

- GV cho HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi: Nêu các đặc điểm của cây ăn quả có múi.

- GV cho HS quan sát hình ảnh về hình thái cây có múi:

Ví dụ cây cam:

- GV cho HS quan sát hình ảnh về một số loại cây ăn quả có múi:

Cây chanh

Cây bưởi

Cây quýt

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS trình bày về đặc điểm thực vật học của cây ăn quả có múi.

- GV mời một số HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

I. Thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh

1. Đặc điểm thực vật học

a. Bộ rễ

Gồm rễ cọc và rễ bên.

- Rễ cọc cắm sâu xuống đất giúp cây đứng vững.

- Rễ bên:

+ Phân bố nông và phát triển mạnh ở tầng đất mặt từ 10cm đến 30cm.

+ Chức năng chính là hút nước và các chất dinh dưỡng cho cây.

b. Thân cành

- Là cây thân gỗ nhỏ (cam, bưởi) hoặc cây bụi lớn (chanh), có nhiều cành và phân cành thấp.

- Chú ý việc cắt tỉa, đảm bảo độ thông thoáng của tán cây, hạn chế sự phát triển của sâu, bệnh hại.

c. Lá

- Thường có màu xanh, mọc so le, phiến lá hình trái xoan hoặc thuôn dài.

d. Hoa  

- Hoa lưỡng tính, mọc ở đầu cành (bưởi) hoặc từ nách lá (cam, chanh), hoa đơn hoặc chùm, cánh hoa có màu trắng ngà hoặc trắng ngả vàng.

- Tự thụ phấn (một số loài quýt thụ phấn chéo).

- Thụ phấn chéo làm tăng khả năng đậu quả nhưng lại làm cho quả có nhiều hạt.

e. Quả

- Có hình cầu.

-  Vỏ dày, có màu xanh, khi chín có thể chuyển sang màu vàng, vỏ quả có các túi tinh dầu, mùi thơm đặc trưng.

- Bên trong gồm nhiều múi mọng nước, có vị ngọt hoặc chua tùy loại, hạt có màu trắng ngà.

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu về yêu cầu ngoại cảnh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I.2 SGK tr.20.

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Trình bày các yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả có múi.

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về yếu tố ngoại cảnh của cây ăn quả có múi:

+ Đất:

Đất phù sa

Đất cát pha

Đất thịt nhẹ

Đất đỏ bazan

+ Mực nước:

A. Cây giống chuẩn bị trồng

B. Đắp mô, bồi liếp cây có múi

C. Cây tháp cố gốc khỏe

Đào gốc bón phân để chống thất thoát

- GV trình chiếu cho HS quan sát video về yếu tố ngoại cảnh khi trồng cây chanh:

https://youtu.be/XEfc9Ra8cUI?si=waiZ34-VbI3p441O (2p03 – 11p00)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS trình bày về yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả có múi.

- GV mời một số HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Yêu cầu ngoại cảnh

a. Nhiệt độ

- Là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sống của cây cũng như năng suất, chất lượng quả của cây ăn quả có múi.

- Trồng ở vùng có nhiệt độ từ 12oC đến 39oC. Nhiệt độ thích hợp nhất là từ 23oC đến 29oC.

- Nhiệt độ thấp hơn 12oC hoặc cao hơn 39oC, cây sẽ ngừng sinh trưởng.

b. Lượng mưa và độ ẩm

- Là loại cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng, lượng mưa thích hợp từ 900mm đến 1 200mm/năm; độ ẩm không khí từ 70% đến 80%.

- Lượng mưa ít hoặc quá nhiều đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng quả của cây.

è Cần phải chú ý đến việc tưới và tiêu nước hợp lí cho cây ăn quả có múi.

c. Ánh sáng

- Không ưa ánh sáng mạnh, ưa ánh sáng tán xạ có cường độ từ 10 000 Lux đến 15 000 Lux (tương ứng với ánh sáng lúc 8h00 và từ 16h00 đến 17h00 những ngày quang mây mùa hè).

d. Đất trồng

- Trồng được trên nhiều loại đất khác nhau.

- Các loại đất phù hợp: đất phù sa, đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất bazan,... có tầng dầy trên 1m, thoát nước tốt, độ pH từ 5,5 đến 6,4.

e. Gió

- Tốc độ gió vừa phải ảnh hưởng tốt tới việc lưu thông không khí, điều hòa độ ẩm, giảm sâu, bệnh hại, cây sinh trưởng tốt.

- Gió lớn sẽ làm gãy cành, rụng quả, ảnh hưởng tới sinh trưởng và năng suất của cây.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về quy trình kĩ thuật trồng và chăm sóc

  1. a) Mục tiêu: HS nêu được quy trình trồng và kĩ thuật chăm sóc cây ăn quả có múi.
  2. b) Nội dung: GV cho HS tìm hiểu về kĩ thuật trồng và kĩ thuật chăm sóc theo nội dung SGK tr.20-25 và trả lời các câu hỏi.
  3. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về kĩ thuật trồng và kĩ thuật chăm sóc của cây ăn quả có múi.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về kĩ thuật trồng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin II.1 SGK tr.20, 21 và trả lời câu hỏi: Nêu kĩ thuật trồng cây ăn quả có múi.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi mục Khám phá SGK tr.21: Mô tả kĩ thuật trồng một loại cây ăn quả có múi phổ biến ở địa phương em.

- GV cho HS quan sát hình ảnh về kĩ thuật trồng cây có múi:

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS trình bày về kĩ thuật trồng cây ăn quả có múi.

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi mục Khám phá: Trình bày dưới Hoạt động 2.

- GV mời một số HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

II. Quy trình kĩ thuật trồng và chăm sóc

1. Kĩ thuật trồng

a. Thời vụ

- Vụ xuân (từ tháng 2 đến tháng 4).

- Vụ thu (từ tháng 8 đến tháng 10).

b. Khoảng cách

- Tùy thuộc vào từng giống và điều kiện thổ nhưỡng để bố trí khoảng cách trồng phù hợp.

+ Đối với bưởi: khoảng cách trồng là 5m x 5m hoặc 5m x 6m.

+ Đối với cam: khoảng cách trồng là 4m x 4m hoặc 4m x 5m.

+ Đối với chanh, quýt: khoảng cách trồng là 3m x 3m hoặc 3m x 4m, cây cách cây và hàng cách hàng từ 5m đến 6m.

c. Chuẩn bị hố trồng

- Đào hố trồng với kích thước 60cm x 60cm x 60cm (đất xấu cần đào rộng hơn).

- Bón lót:

+ Lượng phân bón lót cho một hố trồng từ 20kg đến 30kg phân hữu cơ + 0,5kg – 1,0kg phân kali + 1,0 – 1,5kg supe lân; 0,5 – 1,0kg vôi bột.

+ Toàn bộ lượng phân được trộn đều với lớp đất đào từ hố lên rồi sau đó lấp lại xuống hố trống.

d. Trồng cây

- Tạo một hố nhỏ chính giữa hố trồng, xé bỏ túi bầu và đặt cây xuống, lấp đất cao hơn mặt bầu từ 2cm đến 3cm, dùng tay nén chặt xung quanh gốc cây.

- Vun đất mặt vào quanh gốc cây tạo thành ụ hình lòng chảo.

- Cắm cọc chống và dùng dây mềm buộc cố định cây.

- Phủ gốc bằng xác thực vật khô và tưới đẫm nước xung quanh gốc cây.

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu về kĩ thuật chăm sóc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 4 nhóm (4 – 6 HS/nhóm), mỗi nhóm thực hiện nhiệm vụ sau:

+ Nhóm 1 + 2: Đọc nội dung II.2a, b, quan sát Bảng 3.1, 3.2 và tìm hiểu về kĩ thuật làm cỏ, vun xới và bón phân thúc của cây ăn quả có múi.

+ Nhóm 3 + 4: Đọc nội dung II.2c, d, quan sát hình ảnh và tìm hiểu về kĩ thuật tưới nước và một số sâu, bệnh hại và biện pháp phòng, trừ của cây ăn quả có múi.

- GV cho HS quan sát video về kĩ thuật chăm sóc cây có múi:

https://youtu.be/V8ueXh7rsYQ?si=GJwqFxyI2pGsqY3N (0p35 – 14p39)

- GV cho HS quan sát hình ảnh về một số biện pháp phòng trừ sâu hại:

Quét vôi cho cây bưởi

Phun thuốc trừ sâu sinh học diệt sâu hại

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi mục Kết nối năng lực SGK tr.21: Sử dụng Internet, sách, báo,... tìm hiểu lượng phân bón thúc hằng năm cho một loại cây có múi khác.

- GV tiếp tục yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi mục Khám phá SGK tr.22, 25:

+ Tại sao sau khi bón phân cần thường xuyên tưới nước, giữ ẩm?

+ Vì sao lại ưu tiên sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học trong phòng, trị bệnh cho cây ăn quả có múi?

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mục Kết nối năng lực SGK tr.25: Nêu một số biện pháp đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi.

- GV yêu cầu HS đọc mục Thông tin bổ sung SGK tr.25 để hiểu các nguyên tắc trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát Bảng, hình ảnh, đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi.

- HS đọc mục Thông tin bổ sung SGK tr.25.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS trình bày về kĩ thuật trồng cây ăn quả có múi.

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi mục Kết nối năng lực SGK tr.21: Trình bày dưới Hoạt động 2.

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi mục Khám phá SGK tr.22: Sau khi bón phân cần thường xuyên tưới nước, giữ ẩm để cây có thể hấp thụ được phân bón tốt hơn.

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi mục Khám phá SGK tr.25: Ưu tiên sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học trong phòng, trị bệnh cho cây ăn quả có múi vì:

+ Thuốc bảo vệ thực vật sinh học ưu tiên các hoạt chất không độc thân thần kinh hoặc độc tính hấp dẫn.

+ Thuốc bảo vệ thực vật gồm các hoạt chất nguồn gốc tự nhiên, cao chiết thực vật và sinh khối của vi sinh vật, vi sinh vật và sinh vật đối kháng.

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi mục Kết nối năng lực SGK tr.25:

+ Hạn chế sử dụng các chất hóa học. Khi bón phân hay dùng thuốc thì người dùng cần đeo găng tay, đồ bảo hộ.

+ Đối với tưới tiêu nước, cần tạo rãnh thoát, tránh để nước ứ đọng gây thối rễ.

+ Xử lý rác thải đúng nơi quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường.

- GV mời một số HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Kĩ thuật chăm sóc

a. Làm cỏ, vun xới

- Làm cỏ, vun xới quanh gốc cây từ 2 lần đến 3 lần/năm để trừ cỏ dại, loại bỏ nơi ẩn nấp của sâu, bệnh hại và làm cho đất tơi xốp.

b. Bón phân thúc

- Lượng bón: hằng năm thay đổi theo loại cây và tuổi cây.

- Thời điểm và mục đích bón phân:

+ Thời kì kiến thiết cơ bản: được chia làm 4 lần vào các tháng 3, 6, 8 và 12.

+ Thời kì kinh doanh: lượng phân bón được chia làm 4 lần.

- Cách bón:

+ Thời kì kiến thiết cơ bản: Rạch răng xung quanh tán cây, rải phân rồi lấp đất hoặc hòa loãng vào nước để tưới xung quanh gốc cây hoặc rải phân dưới tán cây, tưới nước làm tan phân.

+ Thời kì kinh doanh:

·   Sau thu hoạch, đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán rộng từ 20cm đến 30cm, sâu từ 15cm đến 20cm, rải phân hữu cơ xuống trước, sau đó đến phân vô cơ, lấp đất và tưới nước, giữ ẩm.

·   Các lần bón sau, có thể hòa loãng phân vào nước để tưới cho cây hoặc rải phân trên mặt đất dưới hình chiếu tán cây, tưới nước để phân tan và ngấm vào đất.

c. Tưới nước

- Thời kì kiến thức cơ bản: tưới đủ nước, đảm bảo độ ẩm đất từ 65% đến 70% để giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, tạo bộ khung tán cho cây.

- Thời kì kinh doanh:

+ Giai đoạn phân hóa mầm hoa cần hạn chế nước tưới.

+ Giai đoạn ra hoa, đậu quả và quả lớn, từ 2 ngày đến 3 ngày tưới một lần, mỗi lần tưới nước từ 55 lít đến 65 lít/cây.

+ Khi quả đã thành thục (từ 1 tháng đến 1,5 tháng trước khi thu hoạch), từ 15 ngày đến 20 ngày tưới một lần, mỗi lần tưới từ 55 lít đến 65 lít/ngày.

+ Giai đoạn sau thu hoạch, từ 10 ngày đến 15 ngày tưới một lần, mỗi lần tưới từ 70 lít đến 80 lít/cây.

è Ưu tiên sử dụng các kĩ thuật tưới nước tiết kiệm (tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa,...) để bảo vệ nguồn nước, thích ứng với biến đổi khí hậu.

d. Một số sâu, bệnh hại và biện pháp phòng, trừ

- Một số loại sâu hại:

+ Sâu vẽ bùa:  gây hại vào thời kì lộc non.

+ Sâu đục thân, đục cành: trưởng thành đẻ trứng trên nách lá, ngọn cành, vết nứt trên thân.

+ Rệp sáp: gây hại trên cành, lá non, quả.

- Biện pháp phòng trừ:

+ Thường xuyên cắt tỉa, quét vôi gốc cây, vệ sinh vườn để hạn chế nơi trú ẩn của sâu hại.

+ Quản lí vườn hợp lí tạo điều kiện thuận lợi cho quần thể thiên địch phát triển để hạn chế sự phát triển của sâu hại.

+ Kịp thời sử dụng các biện pháp phù hợp để tiêu diệt sâu hại (bắt tay, bẫy, thuốc trừ sâu sinh học, hóa học,...). Ưu tiên sử dụng thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học để nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.

- Một số bệnh hại:

+ Bệnh vàng lá Greening: lá bị vàng có đốm xanh, gân lá xanh, lưng lá bị sưng và hóa bần; quả nhỏ, dễ rụng, rễ bị thối hỏng.

+ Bệnh loét: xuất hiện các vết bệnh trên lá, quả và cành. Vết bệnh có màu nâu, bề mặt sần sùi, xung quanh có quầng màu vàng sáng.

+ Bệnh ghẻ lồi: những nốt hình tròn màu vàng đến nâu nhạt lồi lên và gồ ghề. Lá bị biến dạng và thường nhô cao ở một mặt, lõm xuống ở mặt bên kia.

- Biện pháp phòng, trừ:

+ Sử dụng cây giống sạch bệnh.

+ Thường xuyên cắt tỉa, loại bỏ những cành già yếu, cành bị bệnh.

+ Kiểm tra vườn thường xuyên để loại bỏ sớm những cây bệnh không có khả năng phục hồi, tiến hành xử lí đất trước khi trồng cây mới.

+ Sử dụng phân bón hợp lí để nâng cao sức đề kháng của cây, hạn chế bệnh hại phát triển.

+ Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phù hợp với từng loại bệnh hại. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học.

KĨ THUẬT TRỒNG CÂY BƯỞI DIỄN

1. Mức độ khoảng cách giữa các cây

- Nếu đất tốt: trồng dày. Khoảng cách giữa các cây là 3m x 3,5m, mật độ khoảng 35 cây/sào bắc bộ.

- Nếu đất xấu: trồng thưa hơn. Khoảng cách giữa các cây là 5m x 6m, mật độ khoảng 14 cây/sào bắc bộ.

2. Làm đất, đào hố

Cày bừa kĩ, làm sạch cỏ, lên luống cách nhau 4,5m - 5m, rãnh rộng và sâu 30cm.

- Đối với đất tốt: Đào hố có kích thước 60cm x 60cm x 50cm.

- Đối với đất xấu: Đào hố có kích thước lớn hơn: 80cm x 80cm x 60cm.

- Nơi đất thấp thì phải đắp ụ cao từ 50cm - 60cm và có đường kính rộng 1m.

3. Phân bón lót

Loại đất/Phân bón

Phân hoai mục

Lân

Kali

Vôi bột

Đất tốt

20 - 25kg

0,25 - 0,3kg

0,2 - 0,25kg

0,5kg

Đất xấu

25 - 30kg

0,3 - 0,5kg

0,25 - 0,3kg

1kg

Chú ý: Để hỗn hợp phân bón lót từ 20 - 30 ngày để phân chuồng có thể bay hơi, tránh tình trạng nóng rễ dẫn đến trột rễ.

LƯỢNG PHÂN BÓN THÚC HẰNG NĂM CHO CÂY BƯỞI

1. Giai đoạn kiến thức cơ bản

- Bón lót: lượng phân bón lót cho một hố là 30kg - 50kg phân chuồng hoai mục, 1,0 -1,5kg supe lân, 1,0 – 1,5kg vôi bột.

Năm trồng

Phân hữu cơ

Đạm urea (gram/cây)

Lân super (gram/cây)

Kali sulphate (gram/cây)

Vôi bột (kg)

Năm thứ 1

30

300

500

130

1

Năm thứ 2

30

500

800

395

1

Năm thứ 3

50

860

1200

550

1

- Thời kỳ bón: Trong 3 năm đầu khi cây bưởi đang ở giai đoạn kiến thiết cơ bản, lượng phân bón thúc được chia làm 4 lần trong năm:

+ Đợt bón tháng 2: 100% phân hữu cơ + 40% đạm + 40% kali

+ Đợt bón tháng 5: 30% đạm + 30% kali

+ Đợt bón tháng 8: 30% đạm + 30% kali

+ Đợt bón tháng 11: 100% lân + 100% vôi

2. Giai đoạn kinh doanh

- Bón 20kg - 30kg phân hữu cơ vi sinh hoặc 40kg - 60kg phân chuồng hoai/cây/năm.

- Phân hóa học: Chia làm 6 lần bón/cây/năm:

+ Lần 1 - sau khi thu hoạch: Bón phân N-P-K theo tỉ lệ 3:2:1, gồm 0,25kg urê + 0,50kg lân super + 0,12 kg K2SO4.

+ Lần 2 - trước khi ra hoa: Bón 0,17kg urea + 1kg lân super + 0,20kg K2SO4 0,24 kg.

+ Lần 3 - sau đậu trái 1 tháng: Lúc này trái bưởi lớn chậm, bón 0,25kg urê + 0,70kg lân super + 0,12 kg K2SO4.

+ Lần 4 - sau khi đậu trái 2,5 tháng: Lúc này trái lớn nhanh, bón 0,33kg urê + 0,50kg lân nung chảy + 0,3kg K2SO4.

+ Lần 5 - sau đậu trái 4 tháng: Lúc này trái lớn nhanh và bắt đầu tích lũy chất khô, bón 0,20kg urê + 0,30kg lân nung chảy + 0,3kg K2SO4.

+ Lần 6 - trước khi thu hoạch 1,5 - 2 tháng: bón 0,30 kg K2SO4 để giúp trái tăng độ ngọt.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về kĩ thuật cắt tỉa, tạo tán

  1. a) Mục tiêu: HS nêu được kĩ thuật cắt tỉa, tạo tán cây cây ăn quả có múi.
  2. b) Nội dung: GV cho HS tìm hiểu về thời kì kiến thức cơ bản và thời kì kinh doanh theo nội dung SGK tr.26 và trả lời các câu hỏi.
  3. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về thời kì kiến thức cơ bản và thời kì kinh doanh của cây ăn quả có múi.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về thời kì kiến thức cơ bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục III.1 SGK tr.26.

- GV cho HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi: Hãy trình bày kĩ thuật cắt tỉa, tạo tán thời kì kiến thiết cơ bản của cây ăn quả có múi.

- GV cho HS quan sát video về kĩ thuật cắt tỉa, tạo tán thời kì kiến thức cơ bản:

https://youtu.be/V2gSKJiqHH0?si=YJ1V9YUS1C873RLt (3p37 – 11p29)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS trình bày về thời kì kiến thức cơ bản cây ăn quả có múi.

- GV mời một số HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

III. Kĩ thuật cắt tỉa, tạo tán

1. Thời kì kiến thức cơ bản

Cắt tỉa tạo bộ khung tán khỏe, phân bố bằng cách:

- Cuối năm thứ nhất: bấm ngọn ở vị trí cách mặt đất 80cm để tạo các cành cấp 1.

- Cuối năm thứ hai: chọn để lại từ 3 đến 5 cành cấp 1 khỏe, phân bố đều trên thân chính và loại bỏ toàn bộ các cành cấp 2 đã phát sinh, đồng thời bấm ngọn cành cấp 1 cách gốc cành khoảng 50 – 60cm để tạo các nhánh cấp 2.

- Cuối năm thứ ba: cắt bỏ bớt cành cấp 2, chỉ để lại hai cành cấp 2 phía ngoài cùng trên một cành cấp 1 để tạo các cành cấp 3, cấp 4.

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu về thời kì kinh doanh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục III.2 SGK tr.26.

- GV cho HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Hãy trình bày kĩ thuật cắt tỉa, tạo tán thời kì kinh doanh của cây ăn quả có múi.

- GV cho HS quan sát video về kĩ thuật cắt tỉa, tạo tán thời kì kinh doanh:

https://youtu.be/V2gSKJiqHH0?si=YJ1V9YUS1C873RLt (11p20 – 15p40)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS trình bày về thời kì kinh doanh cây ăn quả có múi.

- GV mời một số HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Thời kì kinh doanh

- Loại bỏ các cành chết, cành bị tổn thương, cành bị sâu, bệnh, cành mọc chen chúc nhau, cành vô hiệu và loại bỏ bớt những mầm mọc trong thân, cành chính phía trong tán cây.

- Cần cắt tỉa bỏ những quả nhỏ, dị hình; những quả bị nhiễm sâu, bệnh và tỉa thưa quả (nếu cây đậu quá nhiều quả) để cho quả to, đồng đều.

 

Hoạt động 4: Tìm hiểu về kĩ thuật điều khiển ra hoa, đậu quả

  1. a) Mục tiêu: HS nêu được kĩ thuật điều khiển ra hoa, đậu quả cây ăn quả có múi.
  2. b) Nội dung: GV cho HS tìm hiểu về thúc đẩy khả năng ra hoa và tăng khả năng đậu quả theo nội dung SGK tr.26 và trả lời các câu hỏi.
  3. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về thúc đẩy khả năng ra hoa và tăng khả năng đậu quả của cây ăn quả có múi.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về thúc đẩy khả năng ra hoa

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục IV.1 SGK tr.26.

- GV cho HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Nêu kĩ thuật thúc đẩy khả năng ra hoa của cây ăn quả có múi.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS trình bày về kĩ thuật thúc đẩy khả năng ra hoa của cây ăn quả có múi.

- GV mời một số HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

IV. Kĩ thuật điều khiển ra hoa, đậu quả

1. Thúc đẩy khả năng ra hoa

- Để thúc đẩy cây có múi ra hoa, sử dụng Paclobutrazol nồng độ từ 0,02% đến 0,04% tưới quanh gốc cây với lượng dùng từ 2,5g đến 5g/m đường bán kính tán hoặc sử dụng nồng độ từ 1 000 ppm đến     2 000 ppm xịt lên lá cây.

- Sử dụng kết hợp biện pháp hạn chế tưới nước để nâng cao hiệu quả.

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu về tăng khả năng đậu quả

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục IV.2 SGK tr.26.

- GV cho HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Nêu kĩ thuật tăng khả năng đậu quả của cây ăn quả có múi.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS trình bày về kĩ thuật tăng khả năng đậu quả cây ăn quả có múi.

- GV mời một số HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Tăng khả năng đậu quả

- Sử dụng GA3 với nồng độ từ 20ppm đến 40ppm phun cho cây ở thời kì đầu ra hoa và thời kì tạo quả non để tăng tỉ lệ đậu quả, giảm rụng quả.

- Đối với cây cam, sử dụng Brassinolide với nồng độ 5mg/ 100L nước để phun cho cây ở thời kì đầu ra hoa và thời kì tạo quả non sẽ giúp tăng tỉ lệ đậu quả, tăng trọng lượng quả và năng suất.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã học và vận dụng được kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi.
  3. b) Nội dung: HS chơi trò chơi củng cố kiến thức và trả lời câu hỏi phần Luyện tập SGK tr.26.
  4. c) Sản phẩm: HS chọn được đáp án đúng cho câu hỏi trắc nghiệm và trả lời câu hỏi phần Luyện tập.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS chơi trò chơi trắc nghiệm:

Câu 1: tỉnh Vĩnh Long nổi tiếng với giống bưởi nào?

  1. A. bưởi Phúc Trạch.
  2. bưởi Năm Roi.
  3. bưởi Tân Triều.
  4. bưởi Thanh Trà.

Câu 2: Nhiệt độ thích hợp để trồng cây ăn quả có múi là

  1. 12oC - 39oC.
  2. 20oC - 25oC.
  3. 23oC - 29oC.
  4. 30oC - 35oC.

Câu 3: Khi chọn địa điểm trồng cây, đối trồng với cây ăn quả có múi thì độ pH của đất là bao nhiêu?

  1. Từ 5,5 - 6,4.
  2. Từ 6,5 - 7,5.
  3. Từ 7,5 - 8,5.
  4. Từ 8.5 - 9.5.

Câu 4: Loại đất nào thích hợp trồng cây ăn quả có múi?

  1. Đất phù sa ven sông.
  2. Đất phù sa cổ.
  3. Đất bazan.
  4. Đất cát.

Câu 5: Đâu không phải là giống cây ăn quả có múi?

  1. Cam.
  2. Bưởi.
  3. Chanh.
  4. Chuối.

Câu 6: Ở nhiệt độ nào cây ăn quả có múi sẽ ngừng sinh trưởng?

  1. thấp hơn 10oC hoặc cao hơn 39oC.
  2. thấp hơn 12oC hoặc cao hơn 39oC.
  3. thấp hơn 25oC hoặc cao hơn 34oC.
  4. thấp hơn 3oC hoặc cao hơn 40oC.

Câu 7: Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh của cây ăn quả có múi là độ ẩm không khí

  1. 60 - 70%.
  2. 70 - 80%.
  3. 90 - 100%.
  4. trên 100%.

.....

Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí giáo:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm

=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Tài liệu được tặng thêm:


Từ khóa: Giáo án Công nghệ trồng cây ăn quả 9 kết nối tri thức theo mẫu công văn mới nhất, giáo án word Công nghệ trồng cây ăn quả 9 sách kết nối tri thức, tải giáo án Công nghệ trồng cây ăn quả 9 KNTT, GA Công nghệ trồng cây ăn quả 9 kết nối 2024

Tài liệu giảng dạy môn Công nghệ THCS

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức

Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay