Giáo án và PPT Địa lí 12 kết nối bài 12: Vấn đề phát triển ngành lâm nghiệp và ngành thuỷ sản
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) bài 12: Vấn đề phát triển ngành lâm nghiệp và ngành thuỷ sản. Thuộc chương trình Địa lí 12 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Địa lí 12 kết nối tri thức
BÀI 12. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM NGHIỆP VÀ NGÀNH THỦY SẢN
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
Em hãy phân tích thế mạnh và hạn chế đối với phát triển ngành lâm nghiệp ở nước ta?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM NGHIỆP
Hoạt động 1.
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
Em hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành lâm nghiệp nước ta?
Em hãy trình bày vấn đề quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta?
Sản phẩm dự kiến:
1. Thế mạnh và hạn chế
- Thế mạnh
+ Tổng diện tích rừng nước ta năm 2021 là hơn 14 745,2 nghìn ha, trong đó rừng tự nhiên chiếm 69,0%, còn lại là rừng trồng; tỉ lệ che phủ rừng đạt 42,0%.
+ Rừng của nước ta có nhiều loại gỗ tốt như đinh, lim, nghiến, tấu,... cùng nhiều loại lâm sản khác có giá trị.
+ Trên phạm vi cả nước, nhiều vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển được thành lập nhằm bảo tồn nguồn gen và bảo vệ môi trường sinh thái.
+ Mỗi năm, nước ta có khả năng khai thác hơn chục triệu mét khối gỗ, hàng trăm triệu cây tre, luồng, nứa,... phục vụ cho ngành chế biến gỗ, sản xuất giấy và các nhu cầu khác.
+ Ngoài ra, các điều kiện về địa hình, đất, khí hậu thuận lợi cho công tác trồng rừng, khoanh nuôi tự nhiên và bảo vệ rừng. Nhiều chính sách phát triển lâm nghiệp được triển khai như hỗ trợ, khuyến khích đầu tư bảo vệ, quản lí rừng tự nhiên; xã hội hoá nghề rừng, phát triển lâm nghiệp cộng đồng; phát triển nông lâm kết hợp,... tạo động lực thúc đẩy phát triển lâm nghiệp bền vững.
+ Việc nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ, chế biến sâu, phát triển sản phẩm, thương hiệu và thị trường,... được tăng cường trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị ngành lâm nghiệp.
- Hạn chế
+ Chất lượng rừng thấp, chủ yếu là rừng thứ sinh mới phục hồi. Năng suất rừng trồng tuy được cải thiện nhưng vẫn còn thấp.
+ Sự hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất, chế biến với người trồng rừng còn hạn chế.
2. Hiện trạng phát triển và phân bố
Ngành lâm nghiệp có vai trò quan trọng về kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Năm 2021, giá trị sản xuất ngành chiếm khoảng 3% trong cơ cấu giá trị sản xuất khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành đạt 6,5%/năm trong giai đoạn 2010 – 2021.
Trong thời gian qua, những tiến bộ khoa học – công nghệ đã được áp dụng vào tất cả các hoạt động của ngành lâm nghiệp như công nghệ sinh học và giống cây rừng, công nghệ chế biến lâm sản, trồng rừng, công nghệ điều tra, giám sát và quản lí cơ sở dữ liệu về tài nguyên rừng....
Các hoạt động lâm nghiệp bao gồm: khai thác, chế biến lâm sản; lâm sinh (trồng
rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng).
3. Vấn đề quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng
- Xây dựng và thực hiện chính sách quản lí hệ sinh thái rừng, sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững.
- Kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế – xã hội.
- Giám sát chặt chẽ các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.
- Đẩy mạnh trồng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển, ven sông, rừng đầu nguồn,...
- Nâng cao nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng cho người dân.
- Trao quyền sử dụng đất rừng lâu dài cho chủ sử dụng.
II. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN
Hoạt động 2.
GV đưa ra câu hỏi:
Em hãy phân tích thế mạnh và hạn chế đối với phát triển ngành thủy sản nước ta?
Tổng trữ lượng hải sản nước ta khoảng bao nhiêu triệu tấn?
Sản phẩm dự kiến:
1. Thế mạnh và hạn chế
- Thế mạnh
+ Vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản phong phú.
+ Dọc bờ biển nước ta có nhiều vũng vịnh, đầm phá và các cánh rừng ngập mặn, có nhiều hệ thống sông, cửa sông ra biển
+ Nhân dân có nhiều kinh nghiệm trong khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, trình độ người lao động được nâng cao.
+ Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng hiện đại.
+ Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng cả trong và ngoài nước. Các mặt hàng thuỷ sản của nước ta cũng đã thâm nhập được vào thị trường EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản,...
+ Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước dã và đang có tác động tích cực tới sự phát triển của ngành thuỷ sản; đầu tư vốn; khai thác đi đôi với bảo vệ nguồn lợi và giữ vững chủ quyền biển, đảo,...
- Hạn chế
+ Hằng năm, bão, áp thấp nhiệt đới hạn chế số ngày ra khơi đánh bắt, gây thiệt hại cho nuôi trồng.
+ Một số vùng ven biển và các lưu vực sông môi trường bị suy thoái, nguồn lợi thuỷ sản suy giảm.
+ Công nghệ khai thác, bảo quản và chế biến thuỷ sản ở một số vùng còn hạn chế.
2. Hiện trạng phát triển và phân bố
- Những năm gần đây, ngành thuỷ sản đã có bước phát triển đột phá, giá trị sản xuất của ngành chiếm 26,3% tổng giá trị sản xuất khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản nước ta (năm 2021). Ngành nuôi trồng thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn ngành đánh bắt (3,5% so với 1,8% năm 2021).
- Tổng sản lượng thuỷ sản, trong đó cả khai thác và nuôi trồng đều tăng lên rõ rệt trong giai đoạn 2010 – 2021.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS luyện tập làm bài
Câu 1: Năm 2021, sản lượng khai thác thủy sản đạt bao nhiêu triệu tấn?
Câu 2: Giải pháp quan trọng để phát triển đánh bắt xa bờ là gì?
Câu 3: Năng suất lao động khai thác thủy sản nước ta còn thấp chủ yếu là do?
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Đâu là thế mạnh đối với phát triển lâm nghiệp nước ta?
Câu 2: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự suy thoái tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là do?
Câu 3: Dọc miền Trung phổ biến loại rừng nào?
Câu 4: Các xí nghiệp chế biến gỗ và lâm sản tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ do?
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Địa lí 12 kết nối tri thức