Trắc nghiệm chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thức
Trắc nghiệm chuyên đề Địa lí 12 kết nối tri thức. Trắc nghiệm có 4 phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần trắc nghiệm này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... Tài liệu có file word và đáp án. Bộ câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp giảm tải thời gian trong việc chuẩn bị bài dạy. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn Địa lí 12 kết nối tri thức.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
CHUYÊN ĐỀ 1: THIÊN TAI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
PHẦN II.2. MỘT SỐ THIÊN TAI THƯỜNG XẢY RA Ở VIỆT NAM – LŨ LỤT
(22 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (12 CÂU)
Câu 1: Lũ lụt chỉ hai hiện tượng thiên nhiên phổ biến nào?
A. Lũ và lụt. |
B. Mưa bão và ngập lụt. |
C. Mưa lũ và ngập lụt. |
D. Ngập úng và sạt lở. |
Câu 2: Hiện tượng lũ lụt là gì?
- Mức nước sông dâng cao trong khoảng thời gian nhất định, sau đó xuống.
- Mặt đất bị ngập nước do ảnh hưởng của mưa lớn, lũ, triều cường, nước biển dâng.
- Mức nước trên sông, hồ vượt quá mức quy định gây tình trạng ngập úng, tràn đê, vỡ đê khiến nước trực tiếp tràn vào khu dân cư được bảo vệ.
- Mức nước sông dâng cao, kèm theo gió rít mạnh, mưa nặng hạt, sinh ra ở những nước gần vùng biển nhiệt đới gió mùa.
Câu 3: Lũ quét thường xảy ra ở các vùng núi nước ta, đặc biệt là:
A. Vùng núi phía Đông Bắc. |
B. Vùng núi phía Bắc. |
C. Phía Đông dãy Hoàng Liên Sơn. |
D. Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam. |
Câu 4: Lũ thường xảy ra ở:
- Đồng bằng sông Hồng.
- Hạ lưu sông Đà, hạ lưu sông Đồng Nai.
- Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.
- Hạ lưu sông Đồng Nai, đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 5: Mùa lũ thường xảy ra trong thời gian nào?
A. Từ tháng 5 đến tháng 8. |
B. Từ tháng 6 đến tháng 10. |
C. Từ tháng 7 đến tháng 11. |
D. Từ tháng 4 đến tháng 9. |
Câu 6: Có mấy vùng thể hiện rõ rệt ngập lụt xảy ra ở đồng bằng hạ lưu các con sông chính nước ta?
A. 3. |
B. 4. |
C. 5. |
D. 2. |
Câu 7: Đâu là một trong những thiên tai nguy hiểm nhất ở Việt Nam?
A. Động đất. |
B. Sét. |
C. Lũ lụt. |
D. Sóng thần. |
Câu 8: Hậu quả nghiệm trọng do lũ lụt gây ra ở Việt Nam là gì?
- Các hệ thống thông tin liên lạc bị gián đoạn, giao thông bị cản trở.
- Tăng nguy cơ xói lở đất.
- Làm xâm nhập mặn trở nên trầm trọng hơn.
- Ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản.
Câu 9: Lũ về đem lại nguồn thủy sản, bồi đắp đất thêm màu mỡ, góp phần thau chua, rửa mặn cho đồng ruộng là tác động tích cực của lũ lụt ở:
A. Sông Đồng Nai. |
B. Đồng bằng sông Hồng. |
C. Đồng bằng sông Cửu Long. |
D. Sông Kỳ Cùng. |
Câu 10: Đâu là biện pháp phòng chống lũ lụt trước lũ?
- Di chuyển đến nơi cao ráo, an toàn, không đi vào khu vực nguy hiểm.
- Dự trữ nước uống, thực phẩm, dược phẩm, các vật dụng cần thiết.
- Cắt hết các nguồn điện sinh hoạt.
- Bảo đảm giao thông và thông tin liên lạc thông suốt.
Câu 11: Đâu là biện pháp phòng chống lũ lụt trong lũ?
- Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo mưa, lũ.
- Sơ tán ra khỏi khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn.
- Chủ động thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất.
- Kiểm tra các thiết bị trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
Câu 12: Đâu là biện pháp phòng chống lũ lụt sau lũ?
- Kiểm tra các thiết bị trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
- Đầu tư xây dựng, nâng cấp, tu bổ công trình phòng chống thiên tai.
- Bảo vệ nguồn nước sạch của gia đình bằng cách che đậy giếng, bể chứa nước.
- Bảo đảm giao thông và thông tin liên lạc thông suốt.
2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải là nguyên nhân tự nhiên xảy ra lũ lụt?
- Mưa lớn kéo dài.
- Nhà máy thủy điện điều tiết nguồn nước không hợp lí.
- Bão làm nước biển dâng tiến sâu vào đất liền.
- Biến đổi khí hậu.
Câu 2: Đâu không phải là nguyên nhân con người xảy ra lũ lụt?
- Rừng bị tàn phá, các công trình xây dựng cản trở dòng chảy tự nhiên.
- Nhà máy thủy điện điều tiết nguồn nước không hợp lí.
- Đê, đập, hồ, bờ kè bị vỡ.
- Quy hoạch, điều tiết nguồn nước lũ còn hạn chế.
Câu 3: Đâu không phải là thiệt hại về người và tài sản do lũ lụt gây ra?
A. Nhà cửa bị ngập lụt. |
B. Đồ đạc bị hư hỏng. |
C. Thiếu nước cho sinh hoạt. |
D. Dịch bệnh phát sinh. |
Câu 4: Đâu không phải là thiệt hại về cơ sở hạ tầng do lũ lụt gây ra?
A. Một số ngành công nghiệp bị ảnh hưởng. |
B. Hệ thống cung cấp nước sạch bị nhiễm bẩn. |
C. Nước bị nhiễm mặn. |
D. Hệ thống thông tin liên lạc bị gián đoạn. |
3. VẬN DỤNG (4 CÂU)
Câu 1: Nước ta sử dụng mấy cấp độ báo lũ?
A. 3. |
B. 4. |
C. 5. |
D. 2. |
Câu 2: Đâu không phải là một trong những cấp độ báo lũ ở nước ta?
A. Tình trạng lũ khẩn cấp. |
B. Tình trạng lũ nguy hiểm. |
C. Có khả năng xảy ra lũ. |
D. Tình trạng lũ bất thường. |
Câu 3: Đâu không phải là một trong những dấu hiệu của lũ quét?
- Nước sông suối chuyển màu đục.
- Xuất hiện âm thanh lạ trong lòng đất.
- Bầu trời quang đãng, không khí oi bức, ngột ngạt, lặng gió kéo dài vài ngày.
- Mưa lớn nhiều ngày, đặc biệt ở thượng lưu.
Câu 4: Để phòng chống lũ lụt ở vùng đồng bằng sông Hồng, nên:
- Vận hành tốt các hệ thống làm giảm lũ, phân lũ, thoát lũ, chống úng.
- Sử dụng các giải pháp thoát lũ nhanh, xây dựng các hồ chứa cắt lũ.
- Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo mưa, lũ.
- Sử dụng các giải pháp “sống chung với lũ”.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn tư liệu dưới đây?
“…………..là mô hình được thiết kế và xây dựng để thích ứng với mưa lũ, làm giảm bớt những tác động tiêu cực từ thiên tai đến đời sống người dân. Hiện nay, mô hình này được thiết kế, sáng tạo với ba loại chính là nhà kê nền, nhà phao và nhà có gác. Đây là mô hình đang áp dụng hiệu quả ở những vùng hay bị lũ lụt của miền Trung nước ta”.
A. Nhà chống bão. |
B. Nhà chống lụt. |
C. Nhà chống ngập. |
D. Nhà chống lũ. |
Câu 2: Căn cứ vào độ lớn của đỉnh lũ, có thể chia lũ thành các loại nào?
- Lũ nhỏ, lũ trung bình, lũ lớn.
- Lũ rất nhỏ, lũ nhỏ, lũ trung bình, lũ lớn.
- Lũ nhỏ, lũ trung bình, lũ lớn, lũ rất lớn.
- Lũ nhỏ, lũ lớn, lũ siêu lớn.
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Từ khóa: câu hỏi trắc nghiệm chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thức, đề trắc nghiệm địa lí chuyên đề 12 kết nối tri thức có đáp án, trắc nghiệm địa lí 12 chuyên đề kết nối tri thức trọn bộ, tổng hợp đề trắc nghiệm ôn tập địa lí 12 KNTT