Trắc nghiệm địa lí 12 kết nối tri thức
Trắc nghiệm Địa lí 12 kết nối tri thức. Trắc nghiệm bao gồm: trắc nghiệm Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và trắc nghiệm Đúng/Sai . Tài liệu này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... Trắc nghiệm có file word tải về và đáp án. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn Địa lí 12 kết nối tri thức.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
BÀI 17: TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP
(51 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (26 CÂU)
Câu 1: Khu công nghiệp là gì?
A. Khu vực có ranh giới địa lí xác định, chuyên thực hiện sản xuất hàng công nghiệp hay những dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất công nghiệp.
B. Nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ vào sản xuất công nghiệp.
C. Khu vực tập trung công nghiệp, thường gắn liền với các đô thị lớn và vừa.
D. Nơi tập trung một số ngành chuyên môn hóa, là hạt nhân phát triển vùng và địa phương.
Câu 2: Khu công nghiệp bao gồm mấy loại hình?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 2.
Câu 3: Khu công nghiệp bao gồm những loại hình nào?
A. Khu công nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp phụ trợ.
B. Khu công nghiệp lắp ráp, khu công nghiệp sản xuất, khu công nghiệp sinh thái.
C. Khu chế xuất, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp sinh thái.
D. Khu công nghiệp đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp xanh.
Câu 4: Vai trò của khu công nghiệp là gì?
A. Làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước.
B. Thu hút các nguồn lực ngoài nước để thúc đẩy hoạt động công nghệ cao.
C. Tạo cơ hội việc làm cho nhiều lao động ở các địa phương khác, lao động nước ngoài.
D. Thúc đẩy việc hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp tại các địa phương.
Câu 5: Các khu công nghiệp được hình thành và phát triển gắn liền với
A. Công cuộc Đổi mới, mở cửa nền kinh tế của nước ta.
B. Tình hình phát triển kinh tế ở mỗi địa phương.
C. Trình độ phát triển công nghệ - kĩ thuật của mỗi vùng, địa phương.
D. Nguồn lao động sẵn có ở mỗi vùng, địa phương.
Câu 6: Đến năm 2021, cả nước có bao nhiêu khu công nghiệp?
A. 528.
B. 257.
C. 397.
D. 291.
Câu 7: Đến năm 2021, cả nước có bao nhiêu khu công nghiệp đang hoạt động?
A. 528.
B. 257.
C. 397.
D. 291.
Câu 8: Các khu công nghiệp ở nước ta phân bố như thế nào?
A. Không đồng đều.
B. Đồng đều.
C. Tập trung ở vùng Đồng bằng sông Hồng.
D. Tập trung ở vùng Đông Nam Bộ.
Câu 9: Các khu công nghiệp ở nước ta tập trung nhiều nhất ở đâu?
A. Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
D. Vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng.
Câu 10: Định hướng phát triển các khu công nghiệp ở nước ta như thế nào?
A. Khai thác tốt tiềm năng phát triển công nghiệp của mỗi địa phương.
B. Phát triển công nghệ thông tin – truyền thông, phần mềm tin học.
C. Giảm tiêu hao năng lượng, hạn chế phát thải nhà kính.
D. Ứng dụng công nghệ vật liệu mới, năng lượng mới, công nghệ môi trường vào sản xuất các sản phẩm công nghiệp.
Câu 11: Khu công nghệ cao là gì?
A. Hình thức tổ chức sản xuất trong công nghiệp được tiến hành với trình độ kĩ thuật cao để sản xuất ra các loại hàng hóa phù hợp với yêu cầu của thị trường.
B. Vùng tập trung phát triển các sản phẩm công nghiệp phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, nhằm tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, đáp ứng nhu cầu thị trường.
C. Nơi sản xuất các sản phẩm công nghiệp có độ chuyên môn hóa cao, có phạm vi rộng lớn, dựa trên các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, kĩ thuật cũng như các thế mạnh khác của địa phương.
D. Nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao.
Câu 12: Khu công nghệ cao có vai trò gì?
A. Thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước.
B. Thu hút nguồn lao động sẵn có tại địa phương.
C. Chú trọng trách nhiệm xã hội và được quản lí theo mô hình Chính phủ số.
D. Khai thác tốt nhất các điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
Câu 13: Đến năm 2021, nước ta có bao nhiêu khu công nghệ cao đang hoạt động?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 2.
Câu 14: Tính đến năm 2021, các khu công nghệ cao đang hoạt động ở nước ta bao gồm:
A. Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội), Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, Khu công nghệ cao Đà Nẵng, Khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
B. Khu công nghệ nghệ cao Tân Tạo (Thành phố Hồ Chí Minh), Khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai, Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội).
C. Khu công nghệ cao Bình Xuyên (Vĩnh Phúc), Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội), Khu công nghệ cao Đà Nẵng.
D. Khu công nghệ cao Đà Nẵng, Khu công nghệ cao Becamex (Bình Phước), Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội).
Câu 15: Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội) được thành lập năm nào, với diện tích bao nhiêu ha?
A. Năm 2010, diện tích 1 128,4 ha.
B. Năm 2002, diện tích 913, 2 ha.
C. Năm 2016, diện tích 207, 8 ha.
D. Năm 1998, diện tích 1 586, 0 ha.
Câu 16: Sản phẩm/hướng phát triển chính của Khu công nghiệp cao Hòa Lạc (Hà Nội) là gì?
A. Công nghệ thông tin – truyền thông, phần mềm tin học.
B. Điện thoại thông minh 5G, thiết bị mạng 5G, ra-đa cảnh giới biển ứng dụng dụng công nghệ 4G, 5G.
C. Năng lượng mới – vật liệu mới – công nghệ nano.
D. Nghiên cứu, ươm tạo phát triển, chuyển giao, ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực công nghệ sinh học.
Câu 17: Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập năm nào, với diện tích bao nhiêu ha?
A. Năm 2011, diện tích 1 094,4 ha.
B. Năm 2002, diện tích 913,2 ha.
C. Năm 2012, diện tích 709,7 ha.
D. Năm 1999, diện tích 2 054,2ha.
Câu 18: Sản phẩm/hướng phát triển chính của Khu công nghiệp cao Thành phố Hồ Chí Minh là gì?
A. Vi điện tử - công nghệ thông tin – viễn thông.
B. Dụng cụ cắt gọt công nghệ cao trong công nghiệp hàng không.
C. Cơ khí chính xác – tự động hóa.
D. Công nghệ phục vụ dầu hóa.
Câu 19: Khu công nghệ cao Đà Nẵng được thành lập năm nào, với diện tích bao nhiêu ha?
A. Năm 2010, diện tích 1 128,4 ha.
B. Năm 2011, diện tích 1 586, 0 ha.
C. Năm 2017, diện tích 1207, 8 ha.
D. Năm 2014, diện tích 1 930,6 ha.
Câu 20: Sản phẩm/hướng phát triển chính của Khu công nghiệp Đà Nẵng là gì?
A. Cấu kiện động cơ máy bay.
B. Đào tạo nhân lực công nghệ cao.
C. Công nghệ môi trường, công nghệ sinh học.
D. Công nghệ sinh học áp dụng trong dược phẩm và môi trường.
Câu 21: Khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai được thành lập năm nào, với diện tích bao nhiêu ha?
A. Năm 2011, diện tích 128,4 ha.
B. Năm 2012, diện tích 913, 2 ha.
C. Năm 2016, diện tích 207, 8 ha.
D. Năm 2018, diện tích 586, 0 ha.
Câu 22: Sản phẩm/hướng phát triển chính của Khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai là gì?
A. Công nghệ phục vụ hóa dầu.
B. Cung ứng dịch vụ công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ sinh học.
C. Năng lượng mới – vật liệu mới – công nghệ nano.
D. Công nghệ sinh học áp dụng trong dược phẩm và môi trường.
Câu 23: Trung tâm công nghiệp là gì?
A. Nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao.
B. Khu vực ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao.
C. Nơi tập trung, liên kết sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao.
D. Khu vực tập công nghiệp, thường gắn liền với các đô thị lớn và vừa.
Câu 24: Mỗi trung tâm công nghiệp gồm
A. Một số khu công nghiệp, thường có một hay một số ngành chuyên môn hóa.
B. Một số khu công nghiệp và khu công nghệ cao.
C. Các khu công nghệ cao, thường có một số ngành chuyên môn hóa.
D. Một số khu chế xuất, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp sinh thái và khu công nghệ cao.
Câu 25: Các trung tâm công nghiệp ở nước ta được phân bố nhiều nhất ở vùng nào?
A. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
B. Đông Bắc Bộ và Đông Nam Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.
D. Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 26: Một trong các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta là
A. Hải Dương.
B. Biên Hòa.
C. Nam Định.
D. Bắc Giang.
2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1: Vì sao các khu công nghiệp ở nước ta phân bố không đồng đều?
A. Tùy thuộc lợi thế về vị trí địa lí, điều kiện và trình độ phát triển sản xuất công nghiệp các vùng.
B. Phụ thuộc vào nguồn nhân lực sẵn có tại địa phương.
C. Tùy thuộc vào việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
D. Phụ thuộc vào việc thúc đẩy hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp tại địa phương.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây không đúng về vai trò của khu công nghiệp?
A. Tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao.
B. Đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần tăng nguồn thu ngân sách.
C. Tiếp nhận kĩ thuật, công nghệ tiên tiến, phương pháp quản lí hiện đại, kích thích sự phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp trong nước.
D. Ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghiệp công nghệ cao.
Câu 3: Vì sao các khu công nghiệp ở nước ta tập trung nhiều ở Đông Nam Bộ?
A. Thời tiết hầu như không có sự thay đổi nhiều trong năm.
B. Chú trọng trách nhiệm xã hội và được quản trị theo mô hình Chính phủ số.
C. Kết cấu hạ tầng tốt, đặc biệt là giao thông vận tải, thông tin liên lạc.
D. Nguồn lao động có trình độ cao nhất cả nước.
Câu 4: Đâu không phải là định hướng phát triển khu công nghiệp ở nước ta?
A. Giảm tiêu hao năng lượng, hạn chế phát thải nhà kính.
B. Chú trọng trách nhiệm xã hội.
C. Được quản trị theo mô hình Chính phủ số.
D. Phát triển một số ngành chuyên môn hóa, là hạt nhân phát triển vùng và địa phương.
Câu 5: Đâu không phải là một trong những loại hình của khu công nghiệp?
A. Khu chế xuất.
B. Khu công nghiệp hỗ trợ.
C. Khu công nghiệp không khói.
D. Khu công nghiệp sinh thái.
Câu 6: Nội dung nào dưới đây không đúng về khu công nghệ cao?
A. Là nơi sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ, cung ứng dịch vụ công nghệ cao.
B. Là nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao.
C. Là nơi ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao.
D. Là nơi chuyên thực hiện sản xuất hàng công nghiệp hay những dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất công nghiệp.
Câu 7: Đâu không phải là vai trò của khu công nghệ cao?
A. Làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước.
B. Thu hút các nguồn lực trong nước và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động công nghệ cao.
C. Tiếp nhận kĩ thuật, công nghệ tiên tiến, phương pháp quản lí hiện đại, kích thích sự phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp trong nước.
D. Tạo nhiều cơ hội việc làm cho những người lao động.
Câu 8: Đâu không phải một trong các khu công nghệ cao đang hoạt động ở nước ta tính đến năm 2021?
A. Khu công nghệ cao Bình Xuyên (Vĩnh Phúc).
B. Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội).
C. Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.
D. Khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Câu 9: Đâu không phải là một trong các trung tâm nghiệp lớn ở nước ta?
A. Hải Phòng.
B. Thủ Dầu Một
C. Bắc Ninh.
D. Hưng Yên.
Câu 10: Đâu không phải là một trong những sản phẩm/hướng phát triển chính của Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh?
A. Vi điện tử - công nghệ thông tin – viễn thông.
B. Dụng cụ cắt gọt công nghệ cao trong công nghiệp hàng không.
C. Cơ khí chính xác – tự động hóa.
D. Năng lượng mới – vật liệu mới – công nghệ nano.
3. VẬN DỤNG (6 CÂU)
Câu 1: Khu công nghiệp được thành lập đầu tiên của nước ta là
A. Khu chế xuất Tân Thuận (Thành phố Hồ Chí Minh).
B. Khu công nghiệp Nội Bài (Hà Nội).
C. Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (Hà Nội).
D. Khu công nghiệp Đình Vũ (Hải Phòng).
Câu 2: Giai đoạn 2016 – 2021, các khu công nghiệp ở nước ta đóng góp bao nhiêu % vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước?
A. 37%.
B. 62%.
C. 43%.
D. 55%.
Câu 3: Đâu không phải là nơi phân bố của các khu công nghiệp ở nước ta?
A. Gần cảng biển, đường giao thông lớn.
B. Ngoại vi các thành phố lớn.
C. Gần nguồn nguyên liệu, nguồn lao động.
D. Nơi có cơ sở hạ tầng hoàn thiện, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Câu 4: Bộ luật quy định về hoạt động công nghệ cao; chính sách và biện pháp khuyến khích, thúc đẩy hoạt động công nghệ cao,… là
A. Luật Công nghệ thông tin (2006)
B. Hiến pháp (2013).
C. Luật Phát triển công nghiệp (Dự thảo).
D. Luật Công nghệ cao (2008).
Câu 5: Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội) phân bố ở
A. Huyện Thạch Thất và huyện Sơn Tây (Hà Nội).
B. Huyện Quốc Oai và huyện Sơn Tây (Hà Nội)
C. Huyện Thạch Thất và huyện Quốc Oai (Hà Nội).
D. Huyện Quốc Oai và huyện Chương Mỹ (Hà Nội)
Câu 6: Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh nằm phân bố ở
A. Thành phố Thủ Đức.
B. Huyện Bình Chánh.
C. Quận 1 và Quận 2.
D. Quận Bình Thạnh.
4. VẬN DỤNG CAO (5 CÂU)
Câu 1: Khu công nghiệp trong đó doanh nghiệp trong khu công nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả tài nguyên, có sự liên kết, hợp tác trong sản xuất để thực hiện hoạt động cộng sinh công nghiệp, được gọi là
A. Khu chế xuất.
B. Khu công nghiệp hỗ trợ.
C. Khu công nghiệp xanh.
D. Khu công nghiệp sinh thái.
Câu 2: Loại hình trong khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp là
A. Khu chế xuất.
B. Khu công nghệ cao.
C. Khu công nghiệp không khói.
D. Khu công nghiệp sinh thái.
Câu 3: Khu chế xuất ở nước ta tập trung chủ yếu ở
A. Hà Nội.
B. Thành phố Hồ Chí Minh.
C. Đồng Nai.
D. Hải Phòng.
Câu 4: Hiện nay, Chính phủ đang quy hoạch các khu công nghệ cao ở
A. Yên Bái, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bình Dương.
B. Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Đồng Nai, Bình Dương.
C. Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Long An.
D. Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Bình Phước, Bến Tre.
Câu 5: Các trung tâm công nghiệp rất lớn ở nước ta gồm
A. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng.
B. Bắc Giang, Dung Quất, Cần Thơ.
C. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Quảng Ninh.
D. Quảng Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc.
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Khu công nghiệp có vai trò thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển kinh tế; đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần tăng nguồn thu ngân sách; tiếp nhận kĩ thuật, công nghệ tiên tiến, phương pháp quản lí hiện đại và kích thích sự phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp trong nước: tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao; thúc đẩy việc hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp tại các địa phương”.
a. Tư liệu thể hiện vai trò và tầm quan trọng của các khu công nghiệp trong việc phát triển kinh tế và xã hội.
b. Tư liệu chứng minh khu công nghiệp góp phần vào làm gia tăng nguồn nhân lực, giảm cơ hội việc làm tại các địa phương.
c. Tư liệu nhấn mạnh vai trò đa dạng và quan trọng của các khu công nghiệp trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội và công nghệ của đất nước.
d. Tư liệu giải thích về ý nghĩa của khu công nghiệp và các tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
Trả lời
a. Đ
b. S
c. Đ
d. S
Câu 2: Cho bảng dữ kiện về các khu công nghệ cao ở Việt Nam đến năm 2021:
Tên khu công nghệ cao |
Năm thành lập |
Diện tích (ha) |
Sản phẩm/hướng phát triển chính |
Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội) |
1998 |
1 586,0 |
Điện thoại thông minh 5G, thiết bị mạng 5G, ra-đa cảnh giới biển ứng dụng công nghệ 4G, 5G, cấu kiện động cơ máy bay, dụng cụ cắt gọt công nghệ cao trong công nghiệp hàng không,... |
Khu công nghệ cao Đà Nẵng |
2010 |
1 128,4 |
Công nghệ thông tin – truyền thông, phần mềm tin học; công nghệ vật liệu mới, năng lượng mới; tự động hóa và cơ khí chính xác; công nghệ môi trường, công nghệ phục vụ hóa dầu; công nghệ sinh học,... |
a. Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội) được xây dựng theo mô hình thành phố bền vững với đầy đủ các dịch vụ tiện ích.
b. Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội) hướng tới phát triển các ngành công nghệ cao, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
c. Khu công nghệ cao Đà Nẵng là nơi tập trung các viện nghiên cứu, trung tâm đào tạo vắc-xin.
d. Tính đến năm 2021, Việt Nam chỉ có hai khu công nghệ cao phát triển về công nghệ và thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Trả lời
a. S
b. Đ
c. S
d. S
Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Các trung tâm công nghiệp nước ta được phân bố từ Bắc vào Nam và tập trung nhiều nhất ở hai vùng: Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. Các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Bắc Ninh. Cơ cấu ngành ở các trung tâm công nghiệp đa dạng, góp phần khai thác tốt tiềm năng phát triển công nghiệp của mỗi địa phương.”
a. Tư liệu cung cấp thông tin về sự phân bố và vai trò của các trung tâm công nghiệp ở Việt Nam.
b. Nước ta có 6 trung tâm công nghiệp lớn trải dài từ Bắc vào Nam.
c. Hà Nội là thủ đô, trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của cả nước, với nhiều ngành công nghiệp phát triển.
d. Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta đa dạng, chỉ tập trung vào một số ngành công nghiệp nhất định.
Trả lời
a. Đ
b. Đ
c. Đ
d. S
Câu 4: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Khu công nghiệp sinh thái là khu công nghiệp, trong đó doanh nghiệp trong khu công nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả tài nguyên, có sự liên kết, hợp tác trong sản xuất để thực hiện hoạt động cộng sinh công nghiệp,... Một số khu công nghiệp sinh thái đã được xây dựng ở nước ta như khu công nghiệp Deep C (Hải Phòng), khu công nghiệp Hòa Khánh (Đà Nẵng), khu công nghiệp Hiệp Phước (Thành phố Hồ Chí Minh), khu công nghiệp Trà Nóc 1 và 2 (Cần Thơ),...”.
(Nguồn: Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2022)
a. Tư liệu nói về khái niệm và một số ví dụ về các khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam.
b. Khu công nghệ sinh thái có tính cạnh tranh cao và hiệu quả kinh tế - xã hội lớn.
c. Khu công nghệ sinh thái có sự liên kết và hợp tác giữa các doanh nghiệp trong khu công nghiệp để thực hiện các hoạt động cộng sinh công nghiệp.
d. Việc phát triển các khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam nhằm thúc đẩy sản xuất sạch hơn, sử dụng hiệu quả tài nguyên và tăng cường sự hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp.
Trả lời
a. Đ
b. S
c. Đ
d. Đ
MỘT VÀI THÔNG TIN
- Trắc nghiệm tải về là bản word
- Có đủ trắc nghiệm các bài học + đáp án các câu hỏi
- Đã có đủ kì I, đang cập nhật liên tục để đến 20/11 có đủ cả năm
PHÍ TÀI LIỆU:
- 200k/học kì - 250k/cả năm
CÁCH TẢI:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây thông báo và nhận trắc nghiệm
=> Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Từ khóa: câu hỏi trắc nghiệm địa lí 12 kết nối tri thức, đề trắc nghiệm địa lí 12 kết nối tri thức có đáp án, trắc nghiệm địa lí 12 kết nối tri thức trọn bộ, tổng hợp đề trắc nghiệm ôn tập địa lí 12 KNTT