Giáo án và PPT Địa lí 12 kết nối bài 16: Một số ngành công nghiệp

Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) bài 16: Một số ngành công nghiệp. Thuộc chương trình Địa lí 12 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét

Giáo án và PPT Địa lí 12 kết nối bài 16: Một số ngành công nghiệp
Giáo án và PPT Địa lí 12 kết nối bài 16: Một số ngành công nghiệp
Giáo án và PPT Địa lí 12 kết nối bài 16: Một số ngành công nghiệp
Giáo án và PPT Địa lí 12 kết nối bài 16: Một số ngành công nghiệp
Giáo án và PPT Địa lí 12 kết nối bài 16: Một số ngành công nghiệp
Giáo án và PPT Địa lí 12 kết nối bài 16: Một số ngành công nghiệp
Giáo án và PPT Địa lí 12 kết nối bài 16: Một số ngành công nghiệp
Giáo án và PPT Địa lí 12 kết nối bài 16: Một số ngành công nghiệp
....

Giáo án ppt đồng bộ với word

Giáo án điện tử Địa lí 12 kết nối Bài 16: Một số ngành công nghiệp
Giáo án điện tử Địa lí 12 kết nối Bài 16: Một số ngành công nghiệp
Giáo án điện tử Địa lí 12 kết nối Bài 16: Một số ngành công nghiệp
Giáo án điện tử Địa lí 12 kết nối Bài 16: Một số ngành công nghiệp
Giáo án điện tử Địa lí 12 kết nối Bài 16: Một số ngành công nghiệp
Giáo án điện tử Địa lí 12 kết nối Bài 16: Một số ngành công nghiệp
Giáo án điện tử Địa lí 12 kết nối Bài 16: Một số ngành công nghiệp
Giáo án điện tử Địa lí 12 kết nối Bài 16: Một số ngành công nghiệp
Giáo án điện tử Địa lí 12 kết nối Bài 16: Một số ngành công nghiệp
Giáo án điện tử Địa lí 12 kết nối Bài 16: Một số ngành công nghiệp
Giáo án điện tử Địa lí 12 kết nối Bài 16: Một số ngành công nghiệp
Giáo án điện tử Địa lí 12 kết nối Bài 16: Một số ngành công nghiệp

Còn nữa....

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Địa lí 12 kết nối tri thức

BÀI 16. MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:

Em hãy trình bày đặc điểm phát triển và phân bố của công nghiệp khai thác than ở nước ta?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC THAN, DẦU KHÍ

Hoạt động 1.

GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:  

Nước ta có điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển một nền công nghiệp có cơ cấu ngành đa dạng. Sự phát triển của mỗi ngành công nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau trong từng giai đoạn nhất định. Các ngành công nghiệp nước ta phát triển và phân bố như thế nào?

Sản phẩm dự kiến:

1. Công nghiệp khai thác than

Nước ta có lịch sử khai thác than từ đầu thế kỉ XIX. Ngày nay, ngành than đã được đầu tư, áp dụng công nghệ mới tiên tiến, hiện đại, cơ giới hoá, tự động hoá đồng bộ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạn chế tác động đến môi trường.

Than được khai thác tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh, ngoài ra còn được khai thác ở các tỉnh như Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang,... Than khai thác chủ yếu phục vụ công nghiệp nhiệt điện và xuất khẩu.

2. Công nghiệp khai thác dầu thô, khí tự nhiên

- Ngành công nghiệp dầu khí có lịch sử phát triển muộn hơn công nghiệp khai thác than. Sản lượng dầu thô và khí tự nhiên khai thác trong những năm gần đây có biến động.

- Nhiều công nghệ mới, tiên tiến trong khai thác dầu khí đã được áp dụng.

- Dầu thô được khai thác chủ yếu ở thềm lục địa phía nam với các mỏ Rồng, Bạch Hổ, Rạng Đông, Hồng Ngọc,... Khí tự nhiên được khai thác chủ yếu ở các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay – Thổ Chu,...

- Những năm gần đây, nước ta có triển khai đầu tư khai thác dầu khí ở nước ngoài. Năm 2021, sản lượng khai thác dầu thô ở nước ngoài đạt 1,9 triệu tấn.

II.  CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT ĐIỆN

Hoạt động 2.

GV đưa ra câu hỏi:

Em hãy trình bày đặc điểm phát triển và phân bố của ngành công nghiệp sản xuất điện ở nước ta?

Sản phẩm dự kiến:

Ngành công nghiệp sản xuất điện ở nước ta được hình thành và bắt đầu phát triển từ lâu, hiện nay có sự tăng trưởng nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu điện năng cho đất nước. Sản lượng điện nước ta tăng mạnh, đến năm 2021 đạt 244,9 tỉ kWh. Cơ cấu nguồn điện ở nước ta gồm: thuỷ điện, nhiệt điện (than, khí, dầu), điện mặt trời, điện gió và nguồn khác. Các thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại, thông minh được ứng dụng hiệu quả trong sản xuất, vận hành, quản lý hệ thống lưới điện.... 

III. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT SẢN PHẨM ĐIỆN TỬ, MÁY VI TÍNH

Hoạt động 3.

GV đưa ra câu hỏi:

Em hãy trình bày đặc điểm phát triển và phân bố của ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính ở nước ta?

Sản phẩm dự kiến:

- Công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính là ngành xuất hiện muộn hơn so với các ngành công nghiệp khác. 

- Cơ cấu của ngành rất đa dạng, gồm các lĩnh vực như sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất máy vi tính, điện thoại di động, thiết bị điện dân dụng....

- Nhờ áp dụng công nghệ hiện đại (trí tuệ nhân tạo, tự động hoá, dữ liệu lớn,...) nên ngành có tốc độ tăng trưởng cao, đem lại giá trị kinh tế lớn và có tác động mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta.

- Công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính được phát triển và phân bố ở các địa phương có nhiều lợi thế về nguồn lao động, cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư nước ngoài như: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Thái Nguyên, Bắc Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương.

- Định hướng phát triển của ngành là tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, gia tăng giá trị nội địa,....

IV. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

Hoạt động 4.

GV đưa ra câu hỏi:

Em hãy trình bày đặc điểm phát triển và phân bố của ngành công nghiệp sản xuất chế biến thực phẩm ở nước ta?

Sản phẩm dự kiến:

- Sản xuất, chế biến thực phẩm là ngành được phát triển từ lâu đời dựa vào nguồn

nguyên liệu dồi dào, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Sản lượng các sản phẩm của ngành nhìn chung tăng lên trong giai đoạn 2010 - 2021.

- Chất lượng sản phẩm của ngành ngày càng được nâng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nhờ đẩy mạnh áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất như công nghệ sinh học, công nghệ xử lí nhiệt, công nghệ bao bì và đóng gói,...

- Ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm phân bố rộng khắp cả nước dựa trên cơ sở nguồn nguyên liệu tại chỗ. Các trung tâm công nghiệp chế biến thực phẩm lớn ở nước ta là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ,...

- Định hướng phát triển của ngành là thu hút đầu tư; chú trọng công nghệ tự động hoá, quản lí chất lượng; phát triển chuỗi sản phẩm theo hướng nâng cao giá trị gia tăng; đa dạng hoá sản phẩm cho thị trường nội địa; mở rộng thị trường xuất khẩu, chủ động hội nhập quốc tế.

V. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT ĐỒ UỐNG

Hoạt động 5.

GV đưa ra câu hỏi:

Các cơ sở sản xuất đồ uống phân bố tập trung ở các đô thị lớn ở đâu?

Sản phẩm dự kiến:

- Công nghiệp sản xuất đồ uống là một trong những ngành có truyền thống lâu đời ở nước ta. Những năm gần đây, công nghệ mới đã được áp dụng trong sản xuất (công nghệ chiết lạnh vô trùng, tự động hoá,...) nên chất lượng sản phẩm đồ uống được cải thiện, giữ được thị phần trong nước và bước đầu xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

- Các cơ sở sản xuất đồ uống phân bố tập trung ở các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hạ Long....

- Định hướng phát triển của ngành là sản xuất theo hướng bền vững như: sử dụng các nguồn nguyên liệu hữu cơ, tái sử dụng – tái chế chất thải hoặc sản phẩm dư thừa từ quá trình sản xuất của ngành,...

VI. CÔNG NGHIỆP DỆT VÀ SẢN XUẤT TRANG PHỤC

Hoạt động 6.

GV đưa ra câu hỏi:

Công nghiệp dệt và sản xuất trang phục được phát triển mạnh ở các địa phương như ở đâu?

Sản phẩm dự kiến:

- Ngành công nghiệp dệt và sản xuất trang phục ở nước ta được hình thành từ sớm và trở thành một trong những ngành công nghiệp quan trọng của nước ta hiện nay. Các sản phẩm chính của ngành là sợi, vải, quần áo,... có sản lượng tăng liên tục.

- Nhiều sản phẩm đã đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nước về chất lượng và mẫu mã nhờ công nghệ và kĩ thuật hiện đại. Đặc biệt công nghệ in 3D đã được áp dụng vào quá trình sản xuất từ phương pháp kéo sợi, nguyên liệu sợi đến hiệu ứng dệt, công nghệ nhuộm, may mặc, đóng gói,...

- Công nghiệp dệt và sản xuất trang phục được phát triển mạnh ở các địa phương như: Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng....

- Định hướng phát triển của ngành là chuyển từ gia công sang các hình thức sản xuất đòi hỏi năng lực cao hơn về quản lý chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, thiết kế và xây dựng thương hiệu trên cơ sở công nghệ phù hợp đến hiện đại, gắn với hệ thống quản lí chất lượng, quản lí lao động và bảo vệ môi trường theo chuẩn mực quốc tế.

VII. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT GIÀY, DÉP

Hoạt động 7.

GV đưa ra câu hỏi:

Định hướng phát triển của ngành là?

Sản phẩm dự kiến:

- Từ năm 2000 đến nay, công nghiệp sản xuất giày, dép ở nước ta phát triển nhanh, các sản phẩm giày, dép trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của đất nước.

- Công nghiệp sản xuất giày, dép được đẩy mạnh tự động hóa, tích hợp hệ thống trong sản xuất, thay đổi phương thức cung ứng nguyên, phụ liệu để phù hợp với chuỗi cung ứng toàn cầu.

- Các cơ sở sản xuất giày, dép tập trung ở Hà Nội và các tỉnh phía Nam, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai,...

- Định hướng phát triển của ngành là phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn; hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất trong nước, tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu; phát triển được một số thương hiệu mang tầm khu vực và thế giới.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS luyện tập làm bài

Câu 1:Em hãy trình bày đặc điểm phát triển và phân bố của ngành công nghiệp sản xuất đồ uống ở nước ta?

Câu 2: Em hãy trình bày đặc điểm phát triển và phân bố của ngành công nghiệp sản xuất trang phục ở nước ta?

Câu 3: Em hãy trình bày đặc điểm phát triển và phân bố của ngành công nghiệp sản xuất giày, dép ở nước ta?

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Công nghiệp sản xuất giày, dép được đẩy mạnh gì?

Câu 2: Định hướng phát triển của ngành dệt, may là?

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Địa lí 12 kết nối tri thức

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ 12 KẾT NỐI TRI THỨC

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ 12 CÁNH DIỀU

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay