Giáo án và PPT đồng bộ Khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Khoa học tự nhiên 9 cánh diều. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CÁNH DIỀU
BÀI 32: NGUỒN CARBON. CHU TRÌNH CARBON. SỰ ẤM LÊN TOÀN CẦU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được một số dạng tồn tại phổ biến của nguyên tố carbon trong tự nhiên (than, kim cương, carbon dioxide, các muối carbonate, các hợp chất hữu cơ).
Trình bày được các sản phẩm và sự phát năng lượng từ quá trình đốt cháy than, các hợp chất hữu cơ (methane); chu trình carbon trong tự nhiên và vai trò của carbon dioxide trong chu trình đó.
Trình bày được nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc nhân tạo của methane.
Nêu được khí carbon dioxide và methane là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính, sự ấm lên toàn cầu.
Trình bày được những bằng chứng của biến đổi khí hậu, thời tiết do tác động của sự ấm lên toàn cầu trong thời gian gần đây; những dự đoán về các tác động tiêu cực trước mắt và lâu dài.
Nêu được một số biện pháp giảm lượng khí thải carbon dioxide ở trong nước và ở phạm vi toàn cầu.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: xác định được nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được; đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng và để thảo luận, lập luận, đánh giá về các vấn đề liên quan đến sự ấm lên toàn cầu.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: xác định được các thông tin liên quan đến sự ấm lên toàn cầu; đề xuất được các giải pháp giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
Nhận thức khoa học:
Nêu được một số dạng tồn tại phổ biến của nguyên tố carbon trong tự nhiên (than, kim cương, carbon dioxide, các muối carbonate, các hợp chất hữu cơ).
Trình bày được các sản phẩm và sự phát năng lượng từ quá trình đốt cháy than, các hợp chất hữu cơ (methane); chu trình carbon trong tự nhiên và vai trò của carbon dioxide trong chu trình đó.
Trình bày được nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc nhân tạo của methane.
Nêu được khí carbon dioxide và methane là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính, sự ấm lên toàn cầu.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
Trình bày được những bằng chứng của biến đổi khí hậu, thời tiết do tác động của sự ấm lên toàn cầu trong thời gian gần đây; những dự đoán về các tác động tiêu cực trước mắt và lâu dài.
Nêu được một số biện pháp giảm lượng khí thải carbon dioxide ở trong nước và ở phạm vi toàn cầu.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ: chủ động trong học tập, hứng thú tìm hiểu những nội dung liên quan đến bài học.
Trung thực và trách nhiệm: thực hiện đúng các nhiệm vụ được phân công trong thảo luận nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, SGV, SBT Khoa học tự nhiên 9 - Cánh Diều.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
Hình ảnh 32.1 - 32.8 và các hình ảnh liên quan.
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Khoa học tự nhiên 9 - Cánh Diều.
Vở ghi chép, bút viết, thước kẻ,...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Thu hút, tạo hứng thú học tập cho HS, tạo tình huống và xác định vấn đề học tập.
b. Nội dung: GV đặt vấn đề, tạo hứng thú học tập cho HS; HS trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: Ý kiến, trao đổi của HS cho câu hỏi mở đầu SGK trang 154.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV dẫn dắt HS, yêu cầu HS trả lời câu hỏi Khởi động tr.154 SGK: Quan sát hình 32.1, cho biết một số ảnh hưởng của carbon dioxide (CO2) đối với tự nhiên.
Hình 32.1. Minh họa ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của CO2 đối với tự nhiên
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS xung phong trả lời:
+ Ảnh hưởng tích cực: Tham gia quá trình quang hợp cung cấp chất dinh dưỡng cho các sinh vật và O2 cho môi trường; duy trì nhiệt độ trái đất;...
+ Ảnh hưởng tiêu cực: Góp phần làm tăng hiệu ứng hiệu ứng nhà kính, gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho tự nhiên như sự nóng lên toàn cầu, biến đổi khí hậu, tan băng ở hai cực, thu hẹp diện tích đất liền, giảm đa dạng sinh học,...
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt đáp án.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Carbon dioxide có ảnh hưởng như thế nào đối với Trái Đất? Để tìm ra câu trả lời chính xác cho câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu - Bài 32: Nguồn carbon. Chu trình carbon. Sự ấm lên toàn cầu.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về carbon và chu trình carbon
a. Mục tiêu:
Nêu được một số dạng tồn tại phổ biến của nguyên tố carbon trong tự nhiên (than, kim cương, carbon dioxide, các muối carbonate, các hợp chất hữu cơ).
Trình bày được sản phẩm và sự phát năng lượng từ quá trình đốt cháy than, các hợp chất hữu cơ (methane); chu trình carbon trong tự nhiên và vai trò của carbon dioxide trong chu trình đó.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ học tập; HS đọc hiểu nội dung mục I, quan sát Hình 32.3 SGK trang 154 - 156 và thực hiện nhiệm vụ.
c. Sản phẩm học tập: Carbon và chu trình carbon.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 - 6 HS. - GV sử dụng kĩ thuật dạy học theo trạm, yêu cầu các nhóm đọc hiểu nội dung mục I, quan sát Hình 32.3 SGK tr.154 - 156 và thực hiện nhiệm vụ như sau: + Trạm 1: Tìm hiểu về Dạng tồn tại của nguyên tố carbon và trả lời câu 1 Phiếu học tập. + Trạm 2: Tìm hiểu về Phản ứng đốt cháy của các chất chứa carbon và trả lời câu 2 Phiếu học tập. + Trạm 3: Tìm hiểu về Chu trình carbon, quan sát hình 32.3, nêu khái niệm chu trình carbon và trả lời câu 3, 4 Phiếu học tập. - Để củng cố kiến thức, GV yêu cầu HS suy nghĩ và thảo luận trả lời câu hỏi Luyện tập 1, 2 SGK tr.156, 157: 1. Vì sao khi đốt than trong phòng kín để sưởi ấm thì con người có thể bị ngộ độc và tử vong? 2. Từ chu trình carbon, hãy để xuất những việc cần làm để hạn chế sự gia tăng lượng carbon dioxide trong không khí. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Nhóm HS đọc hiểu nội dung mục I, quan sát hình 32.3 và thực hiện nhiệm vụ. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một số nhóm HS trình bày Phiếu học tập số 1 (Đính kèm dưới hoạt động). - Một số HS xung phong trả lời câu hỏi Luyện tập SGK tr.156, 157: 1. Vì khi đốt than trong phòng kín thiếu oxygen sẽ tạo thành carbon monoxide, làm một khí không màu, không mùi nhưng rất độc. Khi vào trong cơ thể con người, CO có khả năng gắn với hemoglobin cao gấp 200 - 250 lần so với khí oxygen, làm giảm lượng oxygen trong máu đến các cơ quan, bộ phận trong cơ thể như tim, não,... Ngoài ra, một phần nhỏ CO hòa tan vào huyết tương, gắn với myoglobin làm giảm sức co bóp cơ tim. Nếu tiếp xúc lâu, nạn nhân có thể bị tổn thương não vĩnh viễn, tổn thương tim, rối loạn nhịp tim, ngừng tim hoặc hôn mê, tử vong. 2C + O2 to→ 2CO. 2. Một số việc cần làm để hạn chế sự gia tăng lượng carbon dioxide trong không khí: trồng cây xanh và bảo vệ tài nguyên rừng, sử dụng năng lượng sạch, tái chế rác thải sinh hoạt, sử dụng đèn LED thay thế đèn truyền thống, tiết kiệm điện,...
- Các HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của các nhóm HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm. - GV chuẩn kiến thức và yêu cầu HS ghi chép vào vở. - GV liên hệ, mở rộng qua video tác hại của việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch. - GV kết luận: + Trong tự nhiên, carbon tồn tại ở hai dạng: đơn chất và hợp chất. + Phản ứng đốt cháy các chất chứa carbon thường dùng để cung cấp năng lượng trong đời sống nhưng đồng thời phát thải carbon dioxide vào khí quyển. + CO2 đóng vai trò là chất mang nguyên tố carbon chủ yếu trong chu trình carbon. - GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo. | I. Carbon và chu trình carbon 1. Dạng tồn tại của nguyên tố carbon Trong tự nhiên, carbon tồn tại ở dạng: - Đơn chất (than, kim cương) trong than mỏ,... Than và kim cương - Hợp chất trong dầu mỏ, khí mỏ dầu, khí thiên nhiên, muối carbonate,... Ví dụ: Carbon trong hạt đậu nành tồn tại ở dạng hợp chất hữu cơ. Hình 32.2. Hạt đậu nành 2. Phản ứng đốt cháy của các chất chứa carbon - Phản ứng đốt cháy các chất chứa carbon dùng để cung cấp năng lượng trong đời sống nhưng đồng thời phát thải carbon dioxide vào khí quyển. Ví dụ: C + O2 to→ CO2. 2CH4 + 4O2 to→ 2CO2 + 4H2O. 3. Chu trình carbon - Chu trình carbon là quá trình trao đổi nguyên tố carbon giữa sinh vật, khí quyển, thạch quyển và thủy quyển. - CO2 đóng vai trò là chất mang nguyên tố carbon chủ yếu trong chu trình carbon. Quá trình hấp thụ nguyên tố carbon ở dạng khí CO2 - Quá trình quang hợp của thực vật trên mặt đất và trong đại dương: CO2 → các hợp chất của carbon trong thực vật. + Hợp chất của carbon trong thực vật → các hợp chất carbon trong động vật. + Các hợp chất của carbon trong sinh vật bị phân hủy thành muối carbonate và nhiên liệu hóa thạch,... - Quá trình hòa tan CO2 vào nước biển, sông, hồ,... Quá trình phát thải nguyên tố carbon ở dạng khí CO2 - Quá trình hô hấp của con người và động vật. - Quá trình con người đốt nhiên liệu, nung các muối carbonate,... |
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CÁNH DIỀU
CHÀO MỪNG TẤT CẢ CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!
BÀI 1: CÔNG VÀ CÔNG SUẤT
MỞ ĐẦU
Hãy quan sát hình 1.1 trong SGK, ta thấy trong chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ đội ta đã kéo hàng trăm khẩu pháo có khối lượng vài tấn vào trận địa trên những tuyến đường dài hàng trăm kilômét.
Ở hoạt động này, bộ đội đã thực hiện hành động tác dụng lực và làm dịch chuyển các khẩu pháo, ta nói bộ đội đã thực hiện công ở học. Vậy công cơ học được xác định như thế nào?
I. CÔNG CƠ HỌC
- Lấy ví dụ một số hoạt động em đã thực hiện công cơ học trong cuộc sống hằng ngày và giải thích.
- Quan sát hình 1.3, em hãy cho biết các lực được mô tả trong hình có sinh công hay không? Vì sao?
- Ở bảng 1.1, trong tình huống nào, nhân viên y tế thực hiện công lớn nhất? Vì sao?
- Tính công của nhân viên y tế đã thực hiện trong ba tình huống ở bảng 1.1.
- Đơn vị đo của năng lượng là gì?
II. CÔNG SUẤT
- Tính công mỗi người công nhân đã thực hiện trong bảng 1.2.
- Có những cách nào để biết ai thực hiện công nhanh hơn?
- Tính công suất của mỗi công nhân trong bảng 1.2.
- Cần cẩu trong hình 1.3a tác dụng lực kéo 25000N để kéo thùng hàng lên cao 12m trong 1 phút. Tính công và công suất của lực kéo đó.
- Nếu một đầu xe lửa có công suất 12 000 kW thì công suất này bằng bao nhiều mã lực?
- Kilôoát giờ là đơn vị đo của công. Một kilôoát giờ là công của một thiết bị có công suất một kilôoát hoạt động trong một giờ. Giải thích vì sao 1 kWh = 3600 000 J?
- Để nâng các kiện hàng trong bảng 1.2, một xe nâng (hình 1.5) gồm động cơ nâng có công suất 2000W hoạt động trong 120s. Xe này đã thực hiện công gấp bao nhiêu lần công của người công nhân 2?
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CÁNH DIỀU
Bộ trắc nghiệm khoa học tự nhiên 9 cánh diều tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
CHỦ ĐỀ 1: NĂNG LƯỢNG CƠ HỌC
BÀI 1: CÔNG VÀ CÔNG SUẤT
(20 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Công được xác định bởi biểu thức
A. A = Ps.
B. A = Fs.
C. A = Fh.
D. A = Ph.
Câu 2: Trong hệ SI, đơn vị đo công của lực là gì?
A. Oát (W).
B. Mét trên giây bình phương (m/s2).
C. Niutơn (N).
D. Jun (J).
Câu 3: Công suất là đại lượng đặc trưng cho
A. tốc độ thực hiện công.
B. khả năng sinh công.
C. khả năng tác dụng lực lên vật.
D. phần năng lượng chuyển từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác.
Câu 4: Đơn vị nào sau đây không dùng để đo công suất?
A. Jun (J).
B. Oát (W).
C. Mã lực (HP).
D. BTU/h.
Câu 5: Nhân viên y tế đẩy xe bằng cáng bằng một lực có phương nằm ngang làm xe dịch chuyển theo hướng của lực. Ta nói, lực đẩy xe đã
A. thực hiện công.
B. không sinh công.
C. làm thay đổi công suất.
D. thay đổi hướng của xe.
Câu 6: Đơn vị nào sau đây không dùng để đo công?
A. Kilôoát giờ (kWh).
B. BTU.
C. Calo (cal).
D. Mã lực (HP).
Câu 7: Công suất được xác định bởi biểu thức nào?
A. P=At.
B. P=At.
C. P=tA.
D. P=At2.
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Nếu một ô tô có công suất 276 kW thì công suất này bằng bao nhiêu mã lực?
A. 2760 HP.
B. 370 HP.
C. 76,6 HP.
D. 293 HP.
Câu 2: Trường hợp nào sau đây không sinh công?
A. Lực để kéo thùng hàng đi lên của cần cẩu.
B. Lực xách túi của một người đang đi trên đường.
C. Y tá đẩy cáng xe ra đón bệnh nhân.
D. Công nhân nâng kiện hàng lên cao.
Câu 3: Một xe nâng có công suất 4000 W hoạt động trong 160 s. Xe này đã thực hiện một công bằng bao nhiêu?
A. 25 J.
B. 64 000 J.
C. 250 J.
D. 64 J.
Câu 4: Thả một quả bóng có khối lượng 1 kg từ độ cao 1,75 m xuống đất. Công của trọng lực khi quả bóng chạm đất là
A. 1,75 J.
B. 17,5 J.
C. 10 J.
D. 100 J.
Câu 5: Trường hợp nào sau đây người công nhân thực hiện công lớn nhất?
A. Nâng thùng hàng có trọng lượng 100 N lên cao 0,9 m.
B. Nâng thùng hàng có trọng lượng 70 N lên cao 1,3 m.
C. Nâng thùng hàng có trọng lượng 120 N lên cao 0,8 m.
D. Nâng thùng hàng có trọng lượng 45 N lên cao 1,5 m.
Câu 6: Một thùng hàng có khối lượng 150 kg được cần cẩu đưa lên cao 20 m trong khoảng thời gian 30 s. Công suất trung bình của lực để kéo thùng hàng là
A. 1500 W.
B. 2000 W.
C. 3000 W.
D. 1000 W.
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Một thang cuốn trong siêu thị có công suất 0,4 kW, trên thang đang có 4 người, trọng lượng của mỗi người bằng 500 N đi từ tầng dưới lên tầng trên mất 50 s. Khoảng cách giữa hai tầng là
A. 10 m.
B. 6 m.
C. 5 m.
D. 7 m.
Câu 2: Một xe ô tô có trọng lượng 4200N chuyển động trên đoạn đường nằm ngang dài 2 km. Thời gian xe chạy trên đoạn đường này là bao nhiêu nếu động cơ của ô tô có công suất 35 kW?
A. 240 s.
B. 200 s.
C. 120 s.
D. 60 s.
Câu 3: Cần cẩu A nâng kiện hàng nặng 5 tấn lên độ cao 2 m trong 88 s. Cần cẩu B nâng kiện hàng nặng 3 tấn lên độ cao 3 m trong 40 s. So sánh công suất của hai cần cẩu.
A. Cần cẩu A có công suất lớn gấp đôi cần cẩu B.
B. Hai cần cẩu có công suất như nhau.
C. Cần cẩu B có công suất lớn gấp đôi cần cẩu A.
D. Cần cẩu A có công suất lớn gấp ba lần cần cẩu B.
Câu 4: Coi công suất trung bình của một trái tim là 3 W. Nếu một người sống thọ 90 tuổi thì trái tim đã thực hiện một công xấp xỉ là bao nhiêu?
A. 8,5.109 J.
B. 6,5.109 J.
B. 3.109 J.
D. 9.109 J.
Câu 5: Một động cơ có công suất 720 W nâng một thùng hàng lên cao 8 m trong thời gian 1 phút. Thùng hàng này có khối lượng là bao nhiêu?
A. 180 kg.
B. 360 kg.
C. 540 kg.
D. 720 kg.
------Còn tiếp-----------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CÁNH DIỀU
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
HÓA HỌC 9 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Phương trình hóa học nào dưới đây đúng?
A. 4Al + 3O2 2Al2O3.
B. 3Al + 2O2 Al3O4.
C. 2Al + O2 2AlO.
D. 4Al + O2 2Al2O.
Câu 2. Thép (thành phần chính là sắt) được uốn thành các chi tiết trang trí trên cánh cổng. Ứng dụng này của thép là dựa trên
A. ánh kim.
B. tính dẫn nhiệt.
C. tính rắn chắc.
D. tính dẻo.
Câu 3. Kim loại nào dưới đây không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Al.
B. Au.
C. Mg.
D. Fe.
Câu 4. Hiện tượng xảy ra khi cho sắt (Fe) tác dụng với oxygen là
A. không có hiện tượng gì xảy ra.
B. cháy sáng chói trong không khí tạo thành chất rắn màu trắng.
C. cháy trong không khí tạo khói màu nâu đỏ.
D. cháy trong không khí tạo khói màu trắng.
Câu 5. Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp theo đúng chiều hoạt động hóa học tăng dần?
A. Cu, Pb, Fe.
B. K, Na, Mg.
C. Al, Ca, Fe.
D. Zn, Al, Fe.
Câu 6. Kim loại nào sau đây phản ứng với nước ở nhiệt độ thường?
A. Ag.
B. K.
C. Fe.
D. Cu.
Câu 7. Kim loại đứng liền trước Mg trong dãy hoạt động hóa học của kim loại là
A. Pb.
B. Zn.
C. Al.
D. Ca.
Câu 8. Cho dây kẽm vào trong ống nghiệm chứa dung dịch nào sẽ có phản ứng hóa học xảy ra?
A. Na2SO4.
B. K2SO4.
C. CuSO4.
D. MgSO4.
B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (3 điểm) Phản ứng của kim loại kẽm với dung dịch hydrochloric acid được dùng để điều chế khí hydrogen trong phòng thí nghiệm.
a. Viết phương trình hóa học minh họa phản ứng của kim loại kẽm với dung dịch hydrochloric acid.
b. Tính lượng kẽm và thể tích dung dịch hydrochloric acid 1M cần dùng để điều chế 250 mL khí hydrogen (điều kiện chuẩn).
c. Phản ứng của kim loại magnesium với dung dịch hydrochloric acid có thể được dùng để điều chế hydrogen trong phòng thí nghiệm không? Viết phương trình hóa học minh họa (nếu có).
Câu 2. (2 điểm) Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học của phản ứng (nếu có) trong các thí nghiệm sau:
a. Rót dung dịch H2SO4 loãng vào 3 ống nghiệm, mỗi ống khoảng 3 mL. Lần lượt cho vào mỗi ống nghiệm một mẩu kim loại trong số ba kim loại sau: Mg, Ag, Zn.
b. Cho viên kẽm vào ống nghiệm chứa dung dịch AgNO3.
Câu 3 (1 điểm) Cho các trường hợp bảo quản kim loại natri (sodium) dưới đây:
- Trường hợp 1: Để miếng kim loại trong lọ kín chứa không khí khô.
- Trường hợp 2: Ngâm chìm miếng kim loại trong nước cất.
- Trường hợp 3: Ngâm chìm miếng kim loại trong dầu hỏa.
- Trường hợp 4: Gói miếng kim loại trong giấy thấm.
Trường hợp nào được dùng để bảo quản kim loại natri? Hãy giải thích bằng các phương trình hóa học.
------Còn tiếp-----------
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Thời gian bàn giao giáo án word
- 15/07 bàn giao 1/2 học kì I
- 15/08 bàn giao đủ học kì I
- 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
- 15/12 bàn giao đủ cả năm
Thời gian bàn giao giáo án Powerpoint
- 30/08 bàn giao 1/2 học kì I
- 30/10 bàn giao đủ học kì I
- 30/11bàn giao 1/2 học kì II
- 30/01 bàn giao đủ cả năm
=> Đặt bây giờ, vào năm học sẽ nhận miễn phí: bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...
Phí giáo
- Bộ giáo án gồm đầy đủ lí + hóa + sinh
- Giáo án word: 850k - Đặt bây giờ: 750k
- Giáo án Powerpoint: 1000k - Đặt bây giờ: 950k
- Trọn bộ word + PPT: 1800k - Đặt bây giờ: 1300k
=> Đặt bây giờ, chỉ cần gửi 50% phí. Đến lúc nhận kì I, gửi số còn lại
Cách đặt trước:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ khoa học tự nhiên 9 cánh diều, soạn giáo án word và powerpoint Khoa học tự nhiên 9 cánh diều, soạn khoa học tự nhiên 9 cánh diều