Giáo án kì 2 Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo
Đầy đủ giáo án kì 2, giáo án cả năm Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo. Bộ giáo án chất lượng, chỉn chu, được hỗ trợ tốt nhất hiện nay. Khi mua giáo án được tặng thêm: bộ phiếu trắc nghiệm, bộ đề kiểm tra theo cấu trúc mới. Giáo án được gửi ngay và luôn. Có thể xem trước bất kì bài nào phía dưới trước khi mua.
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
I. GIÁO ÁN WORD KÌ 2 LỊCH SỬ 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 9: Đoạn mạch nối tiếp
- Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 10: Đoạn mạch song song
- Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 11: Năng lượng điện. Công suất điện
- Giáo án KHTN 9 Chân trời Ôn tập chủ đề 3
- Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 12: Cảm ứng điện từ
- Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 13: Dòng điện xoay chiều
- Giáo án KHTN 9 Chân trời Ôn tập chủ đề 4
- Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 14: Năng lượng của Trái Đất. Năng lượng hóa thạch
- Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 15: Năng lượng tái tạo
- Giáo án KHTN 9 Chân trời Ôn tập chủ đề 5
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 13: DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Thực hiện thí nghiệm để nêu được nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều (dòng điện luân phiên đổi chiều).
Lấy được ví dụ chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng sinh lí.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự học: Chủ động quan sát, tìm hiểu các nguyên tắc tạo dòng điện xoay chiều, tác dụng của dòng điện xoay chiều.
Năng lực giao tiếp hợp tác: Thảo luận nhóm, tiếp thu sự góp ý và hỗ trợ thành viên trong nhóm khi thảo luận về nguyên tắc tạo dòng điện xoay chiều, các tác dụng của dòng điện xoay chiều.
Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định và phân tích các ví dụ được đưa ra trong bài, từ đó có kết luận về nguyên tắc tạo dòng điện xoay chiều, tác dụng của dòng điện xoay chiều.
Năng lực đặc thù:
Nhận thức khoa học tự nhiên:
+ Nêu được ví dụ về tác dụng nhiệt, phát sáng, tác dụng từ, tác dụng sinh lí của dòng điện xoay chiều.
Tìm hiểu tự nhiên:
+ Quan sát, tiến hành các thí nghiệm nhỏ để tìm hiểu về tác dụng của dòng điện xoay chiều.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Vận dụng được kiến thức và kĩ năng về khoa học tự nhiên để nhận biết các tác dụng của dòng điện xoay chiều, nêu được ví dụ về tác dụng của dòng điện xoay chiều.
3. Phẩm chất
Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
Cần thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu của bài học.
Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên:
SGK, SBT, SGV Khoa học tự nhiên 9, Kế hoạch bài dạy.
Hình vẽ và đồ thị trong SGK: Hình ảnh tạo dòng điện xoay chiều, tác dụng của dòng điện xoay chiều.
Máy chiếu, máy tính (nếu có).
Phiếu học tập.
2. Đối với học sinh:
HS cả lớp:
+ Các tranh, ảnh, video về tác dụng nhiệt, tác dụng từ, tác dụng phát sáng của dòng điện xoay chiều.
+ SGK, SBT Khoa học tự nhiên 9.
+ Hình vẽ liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS nhận định ban đầu về dòng điện do dynamo tạo ra có đặc điểm gì
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm về nội dung phần khởi động, từ đó định hướng HS vào nội dung của bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS quan sát video về dynamo xe đạp:
https://www.youtube.com/watch?v=GLHTzNf09qg
(Từ 0:14 đến hết)
- GV cho HS quan sát thêm hình ảnh và đặt câu hỏi:
Sơ đồ bên mô tả cấu tạo của một dynamo xe đạp. Khi núm dẫn động của dynamo quay quanh trục, nam châm quay theo và tạo ra dòng điện cảm ứng làm đèn sáng.
Dòng điện do dynamo tạo ra có đặc điểm gì? Có sự chuyển hoá năng lượng nào xảy ra trong quá trình này?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc nhóm, dự đoán, đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS trình bày câu trả lời:
Gợi ý trả lời:
- Dự đoán:
Dòng điện do dynamo xe đạp tạo ra là dòng điện luân phiên đổi chiều.
Có sự chuyển hoá từ cơ năng sang điện năng.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV không chốt đáp án mà dựa trên câu trả lời của HS để dẫn dắt vào bài mới: Bài học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu về nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều, các tác dụng của dòng điện xoay chiều - Bài 13: Dòng điện xoay chiều.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu dòng điện xoay chiều
a. Mục tiêu: HS hiểu được nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều.
b. Nội dung: GV hướng dẫn để HS trả lời câu hỏi thảo luận, tìm hiểu thí nghiệm, để hiểu được nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều.
c. Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện thí nghiệm và các yêu cầu, gợi ý, dẫn dắt của GV để tìm hiểu
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 – 6 nhóm. - GV yêu cầu: Tiến hành Thí nghiệm 1 và trả lời các câu hỏi sau Thảo luận 1 (SGK -tr.58) a) Hai đèn LED có sáng cùng lúc không? b) Có nhận xét gì về chiều dòng điện trong cuộn dây dẫn?
- GV yêu cầu: Tiến hành Thí nghiệm 12 và trả lời các câu hỏi sau Thảo luận 2 (SGK -tr.59) a) Hai đèn LED có sáng cùng lúc không? b) Có nhận xét gì về chiều dòng điện trong cuộn dây dẫn?
- GV hướng dẫn cho HS đưa ra kết luận: Thế nào là dòng điện xoay chiều? Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. - GV theo dõi và động viên, hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân về các nội dung: *Trả lời Thảo luận 1 (SGK – tr58) a) Hai đèn LED không sáng cùng lúc mà chớp sáng luân phiên. b) Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn luân phiên đổi chiều. *Trả lời Thảo luận 2 (SGK – tr59) a) Hai đèn LED không sáng cùng lúc mà chớp sáng luân phiên. b) Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn luân phiên đổi chiều. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về nguyên tắ xuất hiện dòng điện xoay chiều. | I. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU Thí nghiệm 1: Tìm hiểu nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều bằng nam châm quay Chuẩn bị: Tiến hành thí nghiệm Bước 1: Đặt nam châm lên trục quay (Hình 13.1). Bước 2: Quay nam châm xung quanh trục. Quan sát sự chớp sáng của hai đèn LED. Thí nghiệm 2: Tìm hiểu nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều bằng cuộn dây dẫn quay Chuẩn bị Tiến hành thí nghiệm: Bước 1: Nhận dạng những bộ phận chính trong bộ thí nghiệm về dòng điện xoay chiều (Hình 13.2). Bước 2: Quay cuộn dây dẫn xung quanh trục. Quan sát sự chớp sáng của hai bóng đèn LED.
- Dòng điện xoay chiều là dòng điện có cường độ biến đổi theo thời gian (Hình 13.3) và chiều của dòng điện luân phiên thay đổi. - Khi cho cuộn dây dẫn quay trong từ trường của nam châm hoặc cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn thì trong cuộn dây dẫn xuất hiện dòng điện xoay chiều. |
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 5: NĂNG LƯỢNG VỚI CUỘC SỐNG
BÀI 14: NĂNG LƯỢNG CỦA TRÁI ĐẤT. NĂNG LƯỢNG HÓA THẠCH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Dựa vào ảnh (hoặc hình vẽ) mô tả vòng năng lượng trên Trái Đất để rút ra được: năng lượng của Trái Đất đến từ Mặt Trời.
Nêu được sơ lược ưu điểm và nhược điểm của năng lượng hoá thạch.
Lấy được ví dụ chứng tỏ việc đốt cháy các nhiên liệu hoá thạch có thể gây ô nhiễm môi trường.
Thảo luận để chỉ ra được giá nhiên liệu phụ thuộc vào chi phí khai thác nó.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự học: Chủ động quan sát, tìm hiểu về vòng năng lượng trên Trái Đất và năng lượng hóa thạch.
Năng lực giao tiếp hợp tác: Thảo luận nhóm, tiếp thu sự góp ý và hỗ trợ thành viên trong nhóm khi thảo luận lấy ví dụ chứng tỏ việc đốt cháy các nhiên liệu hoá thạch có thể gây ô nhiễm môi trường; thảo luận để chỉ ra được giá nhiên liệu phụ thuộc vào chi phí khai thác nó.
Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định mô tả được vòng năng lượng trên Trái Đất, nêu được ưu nhược điểm cả năng lượng hóa thạch.
Năng lực đặc thù:
Nhận thức khoa học tự nhiên:
+ Mô tả vòng năng lượng trên Trái Đất để rút ra được: năng lượng của Trái Đất đến từ Mặt Trời.
+ Nêu được ưu điểm và nhược điểm của năng lượng hoá thạch.
+ Nêu được ví dụ chứng tỏ việc đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch có thể gây ô nhiễm môi trường.
Tìm hiểu tự nhiên:
+ Thảo luận, phân tích thông tin, hình ảnh để hiểu về vòng năng lượng Trái Đất và năng lượng hóa thạch.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Vận dụng được kiến thức và kĩ năng để giải thích được sự chuyển hóa năng lượng mặt trời thành các dạng khác trên trái đất; chỉ ra được giá nhiên liệu phụ thuộc vào chi phí khai thác nó.
3. Phẩm chất
Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
Cần thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu của bài học.
Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên:
SGK, SBT, SGV Khoa học tự nhiên 9, Kế hoạch bài dạy.
Hình vẽ và đồ thị trong SGK: Hình ảnh liên quan đến vòng năng lượng trên Trái Đất, năng lượng hóa thạch.
Máy chiếu, máy tính (nếu có).
Phiếu học tập.
2. Đối với học sinh:
HS cả lớp:
+ SGK, SBT Khoa học tự nhiên 9.
+ Hình vẽ liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
+ Giấy A3, A4 hoặc bảng phụ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS có nhận định ban đầu về năng hóa thạch.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm về nội dung phần khởi động, từ đó định hướng HS vào nội dung của bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS quan sát video:
https://www.youtube.com/watch?v=uzYApf3cCBA
- GV yêu cầu HS trả lời nội dung Khởi động (SGK -tr62)
Năng lượng hoá thạch có vai trò quan trọng trong lĩnh vực giao thông vận tải và sản xuất điện. Năng lượng này có ưu và nhược điểm gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc nhóm, nhớ lại kiến thức về chương trình đã học và hiểu biết để dự đoán, đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS trình bày câu trả lời:
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV không chốt đáp án mà dựa trên câu trả lời của HS để dẫn dắt vào bài mới: Ở lớp 7, HS đã học quang hợp ở thực vật đóng vai trò quan trọng trong chuyển hoá năng lượng của Mặt Trời trên Trái Đất. HS cũng đã biết năng lượng tái tạo và quá trình chuyển hoá năng lượng ở lớp 6. Bài học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu về - Bài 14: Năng lượng của Trái Đất. Năng lượng hóa thạch.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Mô tả vòng năng lượng trên Trái Đất
a. Mục tiêu: HS hiểu được năng lượng của Trái Đất đến từ Mặt Trời.
b. Nội dung: Thông qua việc tìm hiểu thông tin và quan sát Hình 14.1, 14.2 trong SGK, GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi thảo luận. Qua đó, HS hiểu được năng lượng của Trái Đất đến từ Mặt Trời.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. HS mô tả được vòng năng lượng của Trái Đất.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu các nhóm tìm hiểu thông tin, quan sát Hình 14.1, 14.2 trong SGK và hoàn thành câu Thảo luận 1, 2, 3 Thảo luận 1 (SGK -tr.62) Kể tên các nguồn năng lượng mà em biết. Nêu rõ vai trò của Mặt Trời đối với mỗi nguồn năng lượng đó. Thảo luận 2 (SGK -tr.62) Mô tả sự chuyển hoá năng lượng trong chu trình nước (Hình 14.1). Nêu rõ vai trò của Mặt Trời trong chu trình này. Thảo luận 3 (SGK -tr.63) Mô tả sự chuyển hoá năng lượng trong chu trình carbon (Hình 14.2). Nêu rõ vai trò của Mặt Trời trong chu trình này. - GV cho HS kết luận về vòng năng lượng trên Trái đất. - GV cho HS tìm hiểu về một số nguồn năng lượng khác. - HS tìm hiểu thêm phần Mở rộng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. - GV theo dõi và động viên, hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân về các nội dung: *Trả lời Thảo luận 1 (SGK – tr62) - HS kể tên các nguồn năng lượng theo ý kiến cá nhân. GV sắp xếp các nguồn năng lượng đó theo hai loại: các nguồn năng lượng trên Trái Đất có nguồn gốc từ Mặt Trời và các nguồn năng lượng trên Trái Đất không liên quan trực tiếp đến Mặt Trời. Một số nguồn năng lượng trên Trái Đất có nguồn gốc từ Mặt Trời: năng lượng ánh sáng mặt trời, năng lượng từ gió, năng lượng từ các dòng chảy, năng lượng từ sóng biển, năng lượng sinh khối, năng lượng hoá thạch, ... Một số nguồn năng lượng trên Trái Đất không liên quan trực tiếp đến Mặt Trời: năng lượng địa nhiệt, năng lượng thuỷ triều, năng lượng hạt nhân. *Trả lời Thảo luận 2 (SGK – tr62) Chu trình nước là một vòng tuần hoàn năng lượng khép kín. Có thể bắt đầu mô tả sự chuyển hoá năng lượng trong chu trình nước từ nước ở các đại dương. Năng lượng nhiệt từ Mặt Trời truyền đến làm nóng nước ở các đại dương, làm nước bay hơi. Các dòng hơi nước bốc lên cao, gặp nhiệt độ thấp và ngưng tụ thành các đám mây. Các đám mây trữ một lượng nhiệt lớn được hấp thụ từ ánh sáng mặt trời. Gió đưa các đám mây di chuyển khắp nơi trên Trái Đất, khi gặp điều kiện thích hợp, mây tạo thành mưa và tuyết rơi xuống. Phần lớn mưa rơi trên các đại dương hoặc rơi trên đất liền tạo thành các dòng chảy trên mặt đất hoặc thấm xuống đất tạo thành các dòng nước ngầm chảy ra đại dương. Một phần nước ngầm đổ ra các dòng chảy bề mặt, một phần được cây xanh hấp thụ rồi thoát hơi ra không khí qua lá cây. Tuyết rơi được tích tụ dưới dạng núi tuyết hoặc băng hà, khi khí hậu chuyển sang ấm áp thì tuyết và băng tan thành nước và hoà vào các dòng chảy bề mặt. Như vậy, Mặt Trời có vai trò thiết yếu trong sự chuyển hoá năng lượng của chu trình nước. Thảo luận 3 (SGK -tr.63) Chu trình carbon là một vòng tuần hoàn năng lượng khép kín. Có thể bắt đầu mô tả sự chuyển hoá năng lượng trong chu trình carbon từ CO₂ có trong khí quyển (chiếm khoảng 0,035%). Thực vật trên đất liền và các đại dương hấp thụ CO2 và ánh sáng mặt trời để tổng hợp các chất hữu cơ, cung cấp thức ăn cho một số động vật. Khi xác động vật và thực vật phân huỷ, các hợp chất carbon chôn vùi vào lòng đất và hoà tan vào các đại dương. Trong những điều kiện nhất định, xác sinh vật tạo thành hoá thạch và nhiên liệu hoá thạch. Con người đốt nhiên liệu hoá thạch để thu lấy năng lượng nhiệt và làm giải phóng CO₂ vào khí quyển. CO₂ trong khí quyền cũng liên tục được bổ sung bởi quá trình hô hấp của động vật, thực vật và bởi quá trình khuếch tán CO₂ từ các đại dương. Những vụ cháy rừng trên Trái Đất cũng giải phóng một lượng lớn CO2. Như vậy, Mặt Trời là tác nhân quan trọng gây ra sự chuyển hoá năng lượng trong chu trình carbon trên Trái Đất. Nếu Trái Đất không nhận được năng lượng từ Mặt Trời truyền đến thì chu trình carbon không thể hoàn thiện. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết. | I. NĂNG LƯỢNG CỦA TRÁI ĐẤT - Vòng năng lượng trên Trái Đất là những sự chuyển hoá năng lượng và vận động xảy ra khi năng lượng mặt trời truyền đến Trái Đất. - Năng lượng của Trái Đất chủ yếu đến từ Mặt Trời. - Ngoài năng lượng từ Mặt Trời truyển đến, trên Trái Đất còn có các nguồn năng lượng khác như:
|
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 15: NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được sơ lược ưu điểm và nhược điểm của một số dạng năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, năng lượng từ gió, năng lượng từ sóng biển, năng lượng từ dòng sông).
Thảo luận để nêu được một số biện pháp sử dụng hiệu quả năng lượng và bảo vệ môi trường.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự học: Chủ động quan sát, tìm hiểu dạng năng lượng tái tạo.
Năng lực giao tiếp hợp tác: Thảo luận nhóm, tiếp thu sự góp ý và hỗ trợ thành viên trong nhóm khi thảo luận về dạng năng lượng tái tạo.
Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định và phân tích ví dụ về dạng năng lượng tái tạo, nêu biện pháp sử dụng hiệu quả năng lượng và bảo vệ môi trường.
Năng lực đặc thù:
Nhận thức khoa học tự nhiên:
+ Nêu được ưu nhược điểm của năng lượng tái tạo.
Tìm hiểu tự nhiên:
+ Thảo luận, phân tích thông tin, hình ảnh để nêu được một số biện pháp sử dụng hiệu quả năng lượng và bảo vệ môi trường.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Vận dụng được kiến thức và kĩ năng về năng lượng tái tạo để sử dụng hiệu quả năng lượng và bảo vệ môi trường.
3. Phẩm chất
Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
Cần thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu của bài học.
Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên:
SGK, SBT, SGV Khoa học tự nhiên 9, Kế hoạch bài dạy.
Hình vẽ và đồ thị trong SGK: Hình ảnh, video liên quan đến một số dạng năng lượng tái tạo.
Máy chiếu, máy tính (nếu có).
Phiếu học tập.
2. Đối với học sinh:
HS cả lớp:
+ SGK, SBT Khoa học tự nhiên 9.
+ Hình vẽ liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS nhận định ban đầu về năng lượng tái tạo.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm về nội dung phần khởi động, từ đó định hướng HS vào nội dung của bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS quan sát video về khai thác năng lượng tái tạo:
https://www.youtube.com/watch?v=pWNISuN2Lp4
- GV yêu cầu HS trả lời nội dung Khởi động (SGK – tr.66):
Trong xu hướng phát triển năng lượng trên thế giới ngày nay, các nguồn năng lượng tái tạo giữ vị trí và vai trò ngày càng quan trọng, đặc biệt là năng lượng mặt trời và năng lượng từ gió. Vì sao có xu hướng phát triển như thế?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc nhóm, nhớ lại kiến thức về khoa học đã học và hiểu biết thực tế, HS trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS trình bày câu trả lời:
Gợi ý trả lời:
- Dự đoán:
+ Do trữ lượng nhiên liệu hoá thạch đang dần cạn kiệt và có những tác động tiêu cực đến môi trường.
+ Năng lượng mặt trời và năng lượng từ gió được khai thác ngày càng nhiều vì nhiều ưu điểm.
…
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV không chốt đáp án mà dựa trên câu trả lời của HS để dẫn dắt vào bài mới: Bài học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu về ưu và nhược điểm của một số dạng năng lượng tái tạo, biện pháp sử dụng hiệu quả năng lượng và bảo vệ môi trường- Bài 15: Năng lượng tái tạo.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Sơ lược về ưu điểm và nhược điểm của một số dạng năng lượng tái tạo
a. Mục tiêu: HS nêu được sơ lược ưu điểm và nhược điểm của một số dạng năng lượng tái tạo.
b. Nội dung: Thông qua việc tìm hiểu thông tin và quan sát Hình 15.1, 15.2, 15.3 trong SGK, GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi thảo luận. Qua đó, HS nêu được sơ lược ưu điểm và nhược điểm của một số dạng năng lượng tái tạo.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. HS nêu được sơ lược ưu điểm và nhược điểm của một số dạng năng lượng tái tạo.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu các nhóm tìm hiểu thông tin, quan sát Hình 15.1, 15.2, 15.3 trong SGK và hoàn thành câu Thảo luận 1, 2, 3, 4, 5 và các câu hỏi Thảo luận 1 (SGK -tr.66) Kể tên một số thiết bị khai thác và sử dụng năng lượng mặt trời.
Thảo luận 2 (SGK -tr.66) Nêu ưu điểm và nhược điểm của việc khai thác năng lượng mặt trời để phát điện. - Sau khi HS trả lời câu hỏi thảo luận 2 thì GV cho HS khái quát: Nêu ưu điểm và nhược điểm của năng lượng mặt trời.
- HS trả lời câu hỏi: Nêu ưu điểm và nhược điểm của việc khai thác năng lượng từ gió.
Thảo luận 3 (SGK -tr.66) Việc thu năng lượng từ gió có bị ảnh hưởng bởi yếu tố ngày, đêm hay không? Vì sao?
HS trả lời câu hỏi: Nêu ưu điểm của việc khai thác và sử dụng năng lượng từ dòng sông.
Thảo luận 4 (SGK -tr.66) Vì sao các nước trên thế giới có xu hướng từ bỏ thuỷ điện và chuyển sang khai thác các nguồn năng lượng khác?
- HS trả lời câu hỏi: Nêu ưu và nhược điểm của năng lượng từ sóng biển.
Thảo luận 5 (SGK -tr.68) Vì sao nói Việt Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển năng lượng từ sóng biển?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. - GV theo dõi và động viên, hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân về các nội dung: - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về năng lượng tái tạo | I. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ DẠNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO a) Năng lượng mặt trời - Một số thiết bị khai thác và sử dụng năng lượng mặt trời:
- Ưu điểm của năng lượng mặt trời: có trữ lượng rất lớn, coi như vô hạn và có mặt ở khắp mọi nơi; việc thu năng lượng mặt trời không phát thải khí nhà kính, không gây tiếng ồn; các dụng cụ thu năng lượng mặt trời ngày càng được cải tiến linh hoạt, dễ lắp đặt và có thể tự động hoá. - Nhược điểm của năng lượng mặt trời: phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và không thể khai thác vào ban đêm; rác thải từ các tấm pin mặt trời đã qua sử dụng cũng gây tác hại đối với môi trường. b) Năng lượng từ gió - Ưu điểm của năng lượng từ gió là: có trữ lượng rất lớn, coi như vô hạn; việc khai thác năng lượng từ gió không phát thải khí nhà kính, không gây ô nhiễm môi trường; có thể lắp đặt tuabin điện gió ở bất kì đâu nếu đủ lượng gió cần thiết. - Nhược điểm của năng lượng từ gió là: phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và vị trí khai thác; các tuabin điện gió tạo tiếng ồn khi hoạt động và có thể gây nguy hiểm cho dân cư sinh sống trong khu vực lân cận khi xảy ra sự cố; các nhà máy điện gió cũng có ảnh hưởng tiêu cực đối với hệ sinh thái và động vật hoang dã tại nơi xây dựng.
- Việc thu năng lượng từ gió tuỳ thuộc vào vị trí xây dựng tuabin gió. Tại mỗi địa phương, tốc độ gió tuỳ thuộc vào các thời điểm trong ngày và các mùa trong năm. Do đó, việc thu năng lượng từ gió bị ảnh hưởng bởi yếu tố ngày, đêm nhưng không bị ảnh hưởng nhiều như trong trường hợp thu năng lượng từ ánh sáng mặt trời.
c) Năng lượng từ dòng sông - Ưu điểm của việc khai thác và sử dụng năng lượng từ dòng sông là: + Việc xây dựng các hồ chứa nước góp phần điều tiết lưu lượng nước ở hạ lưu. + Việc sử dụng không phát thải các chất khí ô nhiễm môi trường, giá thành thấp.
- Thuỷ điện có nhiều ưu điểm, nhưng việc xây dựng các hồ chứa nước để phát điện ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái và đời sống của người dân tại địa phương. + Hồ chứa nước làm giảm diện tích rừng, làm thay đổi sinh thái cả một vùng rộng lớn. + Việc xây dựng hồ chứa nước khiến một bộ phận dân cư phải di dời chỗ ở, thậm chí phải thay đổi tập quán sống. + Các hồ chứa nước tiềm ẩn nguy cơ gây lũ lụt nghiêm trọng khi xảy ra sự cố vỡ đập (thế giới đã có nhiều sự cố vỡ đập như thế). Nhờ những đột phá về khoa học và công nghệ năng lượng tái tạo khác, đặc biệt là năng lượng mặt trời và năng lượng từ gió, nên thế giới có xu hướng từ bỏ thuỷ điện và chuyển sang khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng khác, bền vững hơn. d) Năng lượng từ sóng biển - Ưu điểm của năng lượng từ sóng biển là có trữ lượng rất lớn, coi như vô hạn; không tạo ra chất thải; không nguy hại cho hệ sinh thái biển. - Nhược điểm của năng lượng từ sóng biển là phụ thuộc vào điều kiện địa lí và thời tiết; thiết bị chuyển đổi năng lượng từ sóng biển chỉ hoạt động hiệu quả khi có sóng lớn; việc truyền tài năng lượng, vận hành và bảo trì thiết bị tốn kém.
- Ước tính công suất năng lượng từ sóng biển ở nước ta là 10 – 15 kW trên mỗi mét đường bờ biển. Công suất này thuộc loại trung bình so với trên thế giới. Nhưng với lợi thế có đường bờ biển dài trên 3000 km và vùng biển rộng lớn với nhiều hải đảo, tổng trữ lượng năng lượng từ sóng biển ở nước ta là rất lớn, trong đó vùng Nam Trung Bộ được xác định là nơi có trữ lượng năng lượng từ sóng biển lớn nhất. |
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
II. TRẮC NGHIỆM KÌ 2 LỊCH SỬ 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- Phiếu trắc nghiệm Vật lí 9 chân trời Bài 9: Đoạn mạch nối tiếp
- Phiếu trắc nghiệm Vật lí 9 chân trời Bài 10: Đoạn mạch song song
- Phiếu trắc nghiệm Vật lí 9 chân trời Bài 11: Năng lượng điện. Công suất điện
- Phiếu trắc nghiệm Vật lí 9 chân trời Bài 12: Cảm ứng điện từ
- Phiếu trắc nghiệm Vật lí 9 chân trời Bài 13: Dòng điện xoay chiều
- Phiếu trắc nghiệm Vật lí 9 chân trời Bài 14: Năng lượng của Trái Đất. Năng lượng hoá thạch
- Phiếu trắc nghiệm Vật lí 9 chân trời Bài 15: Năng lượng tái tạo
CHỦ ĐỀ 4: ĐIỆN TỪ
BÀI 13: DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
(30 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (11 CÂU)
Câu 1: Dòng điện xoay chiều là:
A. dòng điện có cường độ biến đổi theo thời gian
B. dòng điện có cường độ không đổi theo thời gian
C. dòng điện có chiều từ trái qua phải.
D. dòng điện có một chiều cố định.
Câu 2: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào sử dụng dòng điện xoay chiều?
A. Dòng điện chạy qua quạt điện trong gia đình.
B. Dòng điện chạy trong động cơ gắn trên xe ô tô đồ chơi.
C. Dòng điện xuất hiện khi đưa nam châm lại gần một khung dây dẫn kín.
D. Dòng điện chạy qua bóng đèn pin khi nối hai đầu bóng đèn với hai cực của một viên pin.
Câu 3: Trường hợp nào dưới đây thì trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều?
A. Cho nam châm chuyển động lại gần cuộn dây.
B. Cho cuộn dây quay trong từ trường của nam châm hoặc cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn
C. Đặt thanh nam châm vào trong lòng ống dây rồi cho cả hai đều quay quanh một trục.
D. Đặt một cuộn dây dẫn kín trước một thanh nam châm rồi cho cuộn dây quay quanh trục của nó.
Câu 4: Khi nào thì dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín đổi chiều?
A. Nam châm đang chuyển động thì dừng lại.
B. Cuộn dây dẫn đang quay thì dừng lại.
C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây đang tăng thì giảm hoặc ngược lại.
D. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây liên tục tăng hoặc liên tục giảm.
Câu 5: Khi cắm phích cắm vào ổ điện làm sáng đèn. Khi đó dòng điện thể hiện
A. tác dụng nhiệt và tác dụng quang.
B. tác dụng từ và tác dụng quang.
C. tác dụng từ và tác dụng nhiệt.
D. tác dụng quang và tác dụng từ.
Câu 6: Nguyên tắc tạo dòng điện xoay chiều dựa trên:
A. Hiện tượng phản xạ
B. Hiện tượng cảm ứng điện từ
C. Hiện tượng tán sắc
D. Hiện tượng nhiễm điện
Câu 7: Trường hợp nào dưới đây thì trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều?
A. Cho nam châm chuyển động lại gần cuộn dây.
B. Cho cuộn dây quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức từ.
C. Đặt thanh nam châm vào trong lòng ống dây rồi cho cả hai đều quay quanh một trục.
D. Đặt một cuộn dây dẫn kín trước một thanh nam châm rồi cho cuộn dây quay quanh trục của nó.
Câu 8: Dòng điện xoay chiều là
A. dòng điện có cường độ và chiều luân phiên đổi theo thời gian
B. dòng điện có cường độ và chiều không đổi theo thời gian
C. dòng điện có chiều từ trái qua số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng lên.
D. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây không thay đổi.
Câu 9: Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua dụng cụ nào dưới đây, khi chúng hoạt động bình thường?
A. Máy bơm nước chạy điện
B. Công tắc
C. Dây dẫn điện ở gia đình
D. Đèn báo của tivi
Câu 10: Khi tiến hành thí nghiệm cho dòng điện chạy qua đùi ếch thì đùi ếch co lại, đó là tác dụng nào của dòng điện?
A. Tác dụng hóa học
B. Tác dụng từ
C. Tác dụng sinh lí
D. Tác dụng nhiệt
Câu 11: Trong y học, tác dụng sinh lý của dòng điện được sử dụng trong:
A. Chạy điện khi châm cứu.
B. Chụp X – quang
C. Đo điện não đồ
D. Đo huyết áp
2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1: Trên hình vẽ 97 là sơ đồ bố trí một thí nghiệm đơn giản. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây là dòng điện xoay chiều. Thông tin nào sau đây về chuyển động của nam châm là đúng?
A. Nam châm tịnh tiến vào trong lòng cuộn dây.
B. Nam châm tịnh tiến ra xa cuộn dây.
C. Nam châm tịnh tiến theo phương song song với mặt cuộn dây.
D. Nam châm quay tròn quanh trục thẳng đứng đi qua tâm của nó.
Câu 2: Treo một thanh nam châm lên một sợi dây mềm, thả cho thanh nam châm dao động quanh vị trí cân bằng (như hình 100). Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây có đặc điểm gì?
A. Có cường độ không đổi.
B. Có chiều không thay đổi.
C. Có chiều và cường độ không thay đổi.
D. Có chiều và cường độ luôn thay đổi.
Câu 3: Tác dụng nhiệt của dòng điện trong các dụng cụ nào dưới đây là có lợi?
A. Nồi cơm điện
B. Quạt điện
C. Máy thu hình (tivi)
D. Máy bơm nước
Câu 4: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào ứng dụng tác dụng nhiệt là chủ yếu?
A. Dùng dòng điện xoay chiều để nấu cơm bằng nồi cơm điện.
B. Dùng dòng điện xoay chiều để thắp sáng một bóng đèn neon.
C. Dùng dòng điện xoay chiều để sử dụng tivi gia đình.
D. Dùng dòng điện xoay chiều để chạy một máy bơm nước.
Câu 5: Một đoạn dây dẫn quấn quanh một lõi sắt được mắc vào nguồn điện xoay chiều và được đặt gần một lá thép. Khi đóng khóa K, lá thép dao động đó là tác dụng
A. Tác dụng từ.
B. Tác dụng dụng.
C. Tác dụng sinh lý.
D. Tác dụng quang.
Câu 6: Dùng những dụng cụ nào sau đây ta có thể làm thí nghiệm cho ta dòng điện cảm ứng liên tục?
A. Một nam châm và một ống dây dẫn kín.
B. Một nam châm, một ampe kế và một vôn kế.
C. Một ống dây dẫn kín, một nam châm và một bộ phận làm cho cuộn dây dẫn hoặc nam châm quay liên tục.
D. Một ống dây dẫn kín, một ampe kế và một bộ phận làm cho cuộn dây dẫn hoặc nam châm quay liên tục.
Câu 7: Trường hợp nào dưới đây trong cuộn dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều?
A. Cho nam châm quay trước một cuộn dây dẫn kín, các đường sức từ bị cuộn dây cắt ngang.
B. Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức từ của từ trường.
C. Liên tục cho một cực của nam châm lại gần rồi ra xa một đầu cuộn dây dẫn kín.
D. Đặt trục Bắc Nam của thanh nam châm trùng với trục của một ống dây rồi cho nam châm quay quanh trục đó.
Câu 8: Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây không dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện?
A. Bàn là điện
B. Máy sấy tóc
C. Đèn LED
D. Ấm điện đang đun nước
Câu 9: Nếu ta chạm vào dây điện trần (không có lớp cách điện) dòng điện sẽ truyền qua cơ thể gây co giật, bỏng thậm chí có thể gây chết người là do:
A. Tác dụng sinh lí của dòng điện
B. Tác dụng hóa học của dòng điện
C. Tác dụng từ của dòng điện
D. Tác dụng nhiệt của dòng điện
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
CHỦ ĐỀ 5: NĂNG LƯỢNG VỚI CUỘC SỐNG
BÀI 14: NĂNG LƯỢNG CỦA TRÁI ĐẤT.
NĂNG LƯỢNG HÓA THẠCH
(31 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)
Câu 1: Vòng năng lượng trên Trái Đất là:
A. Những chuyển hóa năng lượng và vận động xảy ra khi năng lượng hạt nhân truyền đến Trái Đất
B. Những chuyển hóa năng lượng và vận động xảy ra khi năng lượng mặt trời truyền đến Trái Đất
C. Những chuyển hóa năng lượng và vận động xảy ra khi năng lượng thủy triều truyền đến Trái Đất
D. Những chuyển hóa năng lượng và vận động xảy ra khi năng lượng địa nhiệt truyền đến Trái Đất
Câu 2: Khi hơi nước bốc lên từ các đại dương sẽ tạo thành
A. nước. | B. sấm. | C. mưa. | D. mây. |
Câu 3: Nguồn năng lượng cung cấp cho các hệ sinh thái trên Trái đất là:
A. năng lượng gió | B. năng lượng điện |
C. năng lượng nhiệt | D. năng lượng mặt trời |
Câu 4: Chi phí phân phối và tiếp thị bao gồm những chi phí nào?
A. Chi phí vận chuyển, chi phí phân phối đến các trạm đầu cuối, các hoạt động bán lẻ và lợi nhuận
B. Chi phí vận chuyển, chi phí cho các hoạt động bán lẻ và bán buôn
C. Chi phí phân phối đến các trạm đầu cuối, chi phí các thiết bị, máy móc
D. Chi phí vận chuyển, chi phí biến đổi dầu thô thành các sản phẩm có thể sử dụng được trong động cơ của các phương tiện vận tải và thiết bị, máy móc
Câu 5: Nhiên liệu nào sau đây không phải nhiên liệu hóa thạch?
A. Ethanol. | B. Dầu mỏ. | C. Khí tự nhiên. | D. Than đá. |
Câu 6: Giá nhiên liệu phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây:
A. Chi phí khai thác, nhu cầu sử dụng, thói quen tiêu dùng, tình hình kinh tế toàn cầu
B. Nhu cầu sử dụng, tình hình kinh tế toàn cầu, thói quen tiêu dùng, chính sách của các quốc gia có trữ lượng nhiên liệu lớn
C. Chi phí khai thác, chi phí lọc dầu, các loại thuế, chi phí phân phối và tiếp thị
D. Chi phí thăm dò, tình hình kinh tế toàn cầu, chi phí lọc dầu, nhu cầu sử dụng
Câu 7: Yếu tố chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong giá nhiên liệu hóa thạch:
A. Cho phí khai thác
B. Chi phí lọc dầu
C. Các loại thuế
D. Chi phí phân phối và tiếp thị
Câu 8: Ưu điểm của năng lượng hóa thạch
A. Thời gian khai thác nhanh, dễ vận chuyển
B. Có thể khai thác với khối lượng lớn, không gây hiệu ứng nhà kính
C. Dễ vận chuyển, không gây ô nhiễm môi trường
D. Không gây ô nhiễm môi trường, dễ khai thác
Câu 9: Nhược điểm của năng lượng hóa thạch là:
A. Khai thác phụ thuộc nhiều vào thời tiết
B. Thải khí gây hiệu ứng nhà kính
C. Có tính ổn định thấp
D. Hiệu suất chuyển hóa năng lượng thấp
Câu 10: Khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, năng lượng hóa thạch sẽ chuyển hóa thành
A. Hóa năng | B. Nhiệt năng |
C. Quang năng | D. Động năng |
Câu 11: Điều nào trong số những điều sau là một lợi thế của nhiên liệu hóa thạch?
A. nhiên liệu hóa thạch có thể dự trữ trong thời gian dài, có sẵn trong tự nhiên
B. nhiên liệu hóa thạch có thể giải phóng năng lượng mà không cần máy móc phức tạp.
C. Đốt nhiên liệu hóa thạch không gây ra bất kỳ tác dụng phụ tiêu cực nào.
D. nhiên liệu hóa thạch có nguồn cung cấp không giới hạn
Câu 12: Các khí được tạo ra bằng cách đốt nhiên liệu hóa thạch thường chứa nguyên tố nào?
A. Carbon | B. Oxygen | C. Hidrogen | D. Nitrogen |
Câu 13: Năng lượng Mặt Trời truyền đến Trái Đất chủ yếu ở những dạng nào?
A. Nhiệt năng và thế năng
B. Nhiệt năng và ánh sáng
C. Quang năng và hóa năng
D. Thế năng và động năng
Câu 14: Năng lượng Mặt Trời truyền đến Trái Đất có bao nhiều phần trăm năng lượng được mặt đất và các đám mây phản xạ trở vào không gian bên ngoài
A. 30% | B. 40% | C. 60% | D. 70% |
Câu 15: Năng lượng Mặt Trời truyền đến Trái Đất có bao nhiều phần trăm năng lượng được mặt đất, đại dương, khí quyển hấp thụ và chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác
A. 30% | B. 40% | C. 60% | D. 70% |
2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1: Ở quá trình quang hợp, thực vật hấp thụ năng lượng mặt trời, chuyển hóa năng lượng mặt trời thành dạng năng lượng nào?
A. Quang năng | B. Nhiệt năng | C. Hóa năng | D. Động năng |
Câu 2: Năng lượng đến từ lõi Trái Đất là:
A. Năng lượng thủy triều | B. Năng lượng địa nhiệt |
C. Năng lượng hạt nhân | D. Năng lượng mặt trời |
Câu 3: Năng lượng nào sau đây là kết quả của lực hấp dẫn của Mặt Trăng lên Trái Đất
A. Năng lượng thủy triều | B. Năng lượng địa nhiệt |
C. Năng lượng hạt nhân | D. Năng lượng mặt trời |
Câu 4: Năng lượng được dự trữ bên trong hạt nhân nguyên tử được gọi là:
A. Năng lượng thủy triều | B. Năng lượng địa nhiệt |
C. Năng lượng hạt nhân | D. Năng lượng mặt trời |
Câu 5: Đâu không phải là năng lượng hóa thạch?
A. Dầu hỏa | B. Than đá | C. Khí thiên nhiên | D. Gỗ |
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
CHỦ ĐỀ 5: NĂNG LƯỢNG VỚI CUỘC SỐNG
BÀI 15: NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
(34 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)
Câu 1: Dạng năng lượng nào sau đây là năng lượng tái tạo?
A. Năng lượng từ than đá. | B. Năng lượng từ xăng. |
C. Năng lượng Mặt Trời. | D. Năng lượng khí gas. |
Câu 2: Nguồn năng lượng tái tạo là gì?
A. Là nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên, rất nhanh hết và khó bổ sung.
B. Là nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên, liên tục được bổ sung thông qua các quá trình tự nhiên.
C. Là nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên, ít khi được bổ sung thông qua các quá trình tự nhiên.
D. Là nguồn năng lượng do con người tạo ra, ít khi được bổ sung thông qua các quá trình tự nhiên.
Câu 3: Trong tự nhiên, các nhóm nguồn năng lượng gồm có:
A. Nguồn năng lượng tái tạo và nguồn năng lượng không tái tạo.
B. Nguồn năng lượng tái tạo và nguồn năng lượng nhân tạo.
C. Nguồn năng lượng nhân tạo và nguồn năng lượng không tái tạo.
D. Nguồn năng lượng nhân tạo và nguồn năng lượng tái tạo
Câu 4: Hình ảnh sau sử dụng năng lượng gì?
A. Năng lượng mặt trời
B. Năng lượng từ gió
C. Năng lượng từ sóng biển
D. Năng lượng từ dòng sông
Câu 5: Đối tượng nào sau đây hoạt động sử dụng nguồn năng lượng tái tạo?
A. Máy cày. | B. Quạt điện. | C. Bếp gas. | D. Xe máy. |
Câu 6: Đối tượng nào sau đây hoạt động sử dụng nguồn năng lượng không tái tạo?
A. Tàu hỏa. | B. Xe máy điện. | C. Bếp điện. | D. Than từ lõi ngô. |
Câu 7: Ưu điểm của năng lượng Mặt Trời là:
A. Không phát thải khí nhà kính
B. Không phụ thuộc và điều kiện thời tiết
C. Có thể khai thác vào ban đêm
D. Không gây tác hại đối với môi trường
Câu 8: Bên cạnh ưu điểm, năng lượng Mặt Trời có nhược điểm nào sau đây?
A. Tấm pin Mặt Trời chứa hóa chất độc hại gây ô nhiễm môi trường.
B. Sử dụng nhiều có thể làm cạn kiệt nguồn năng lượng Mặt Trời.
C. Sử dụng năng lượng Măt Trời không thể lắp đặt trên qui mô lớn.
D. Hệ thống năng lượng Mặt Trời khó lắp đặt và vận hành.
Câu 9: Đâu là nhược điểm của năng lượng từ gió
A. Có thể bị cạn kiệt
B. Gây ô nhiễm môi trường
C. Tạo tiếng ồn khi hoạt động
D. Gây phát thải khí nhà kính
Câu 10: Đâu là nhược điểm của năng lượng từ sóng biển
A. Tiềm ẩn nguy cơ gây lũ lụt khi xảy ra sự cố vỡ đập
B. Việc truyền tải năng lượng, vận hành và bảo trì thiết bị tốn kém
C. Gây nguy hiểm cho hệ sinh thái biển
D. Có trữ lưỡng nhỏ, có nguy cơ cạn kiệt
Câu 11: Dạng năng lượng nào không phải là năng lượng tái tạo?
A. Năng lượng thuỷ triều. | B. Năng lượng gió. |
C. Năng lượng mặt trời. | D. Năng lượng khí đốt. |
Câu 12: Năng lượng từ sóng biển hoạt động dựa vào nguyên tắc
A. Biến đổi cơ năng thành nhiệt năng
B. Biến đổi cơ năng thành điện năng
C. Biến đổi nhiệt năng thành điện năng
D. Biến đổi nhiệt năng thành cơ năng
Câu 13: Những nguồn năng lượng nào sau đây là năng lượng tái tạo:
A. than, xăng | B. Mặt Trời, khí tự nhiên. |
C. Mặt Trời, gió. | D. dầu mỏ, khí tự nhiên. |
Câu 14: Nguồn năng lượng nào dưới đây là nguồn năng lượng không tái tạo?
A. Mặt Trời. | B. Nước. | C. Gió. | D. Dầu. |
Câu 15: Hiệu suất chuyển hóa năng lượng được xác định bởi
A. Tỉ số phần trăm giữa năng lượng có ích ở đầu ra và năng lượng toàn phần ở đầu vào để chúng hoạt động
B. Tỉ số giữa năng lượng có ích ở đầu ra và năng lượng toàn phần ở đầu vào để chúng hoạt động
C. Tỉ số phần trăm giữa năng lượng toàn phần ở đầu ra và năng lượng có ích ở đầu vào để chúng hoạt động
D. Tỉ số giữa năng lượng toàn phần ở đầu ra và năng lượng có ích ở đầu vào để chúng hoạt động
2. THÔNG HIỂU (12 CÂU)
Câu 1: Đặc điểm của năng lượng mặt trời:
A. Chịu ảnh hưởng bởi thiên tai
B. Phát ra tiếng ồn gây ảnh hưởng đến môi trường sống của sinh vật
C. Được khai thác gián tiếp qua các thiết bị thu nhiệt
D. Phụ thuộc lớn và các mùa trong năm
Câu 2: Đâu không là ưu điểm của các nguồn năng lượng tái tạo?
A. Liên tục được bổ sung nhanh chóng.
B. Có sẵn để sử dụng.
C. Ít tác động tiêu cực đến môi trường so với nhiên liệu hóa thạch.
D. Có thể bị cạn kiệt
Câu 3: Đâu không phải là ưu điểm của các nguồn năng lượng tái tạo?
A. Ít tác động tiêu cực đến môi trường.
B. Có khả năng bổ sung, tái tạo nhanh chóng.
C. Rẻ tiền, là dạng chất đốt quan trọng trong đời sống cũng như sản xuất.
D. Sẵn có trong tự nhiên để sử dụng.
Câu 4: Hình ảnh sau đây khai thác dạng năng lượng nào?
A. Năng lượng từ dòng sông
B. Năng lượng từ gió
C. Năng lượng mặt trời
D. Năng lượng từ sóng biển
Câu 5: Năng lượng mặt trời, năng lượng từ gió, năng lượng từ sóng biển được gọi là năng lượng tái tạo. Nhận định nào sau đây là không đúng?
A. Chúng an toàn nhưng khó khai thác.
B. Chúng hầu như không giải phóng các chất gây ô nhiẽm không khí.
C. Chúng có thể biến đổi thành điện năng hoặc nhiệt năng.
D. Chúng có thể được thiên nhiên tái tạo trong khoảng thời gian ngắn hoặc bổ sung liên tục qua các quá trình thiên nhiên.
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo
Từ khóa: giáo án kì 2 Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng, bài giảng kì 2 môn Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng, tài liệu giảng dạy Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng