Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Lịch sử 9 chân trời sáng tạo. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945
BÀI 1: NƯỚC NGA VÀ LIÊN XÔ TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
HS học về:
Những nét chính về nước Nga trước khi Liên Xô được thành lập.
Những thành tựu và chỉ ra được hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
Năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng trục thời gian 1.1, bảng 1.2, lược đồ 1.3, Hình 1.4 – 1.5, bảng 1.6 để tìm hiểu về những nét chính về nước Nga trước khi Liên Xô được thành lập; những thành tựu và chỉ ra được hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Nêu được những nét chính về nước Nga trước khi Liên Xô được thành lập; trình bày được những thành tựu và chỉ ra được hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử đã học và sưu tầm thông tin qua internet để tìm hiểu về tình trạng quan hệ ngoại giao giữa Liên Xô và U-crai-na trong giai đoạn hiện nay (đầu thế kỉ XXI).
3. Phẩm chất
Chăm chỉ: đọc, sưu tầm thông tin, hình ảnh, tư liệu về nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945 để mở rộng và nâng cao nhận thức.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Lịch sử).
Lược đồ, hình ảnh, tư liệu sưu tầm về bài học Nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SHS, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Lịch sử).
Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”. HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến nước Nga và Liên Xô để lật mở mảnh ghép.
c. Sản phẩm: Các mảnh ghép lịch sử được lật mở trong trò chơi.
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”.
- GV phổ biến luật chơi cho HS: Để lật mở được mỗi mảnh ghép bị che khuất hình ảnh, HS trả lời câu hỏi liên quan kiến thức đã học ở lớp dưới về Chủ đề nước Nga và Liên Xô.
- GV trình chiếu 5 mảnh ghép và cho HS lần lượt lật mở từng mảnh ghép:
Mảnh ghép số 1: Đêm 25/10 (7/11 theo dương lịch) năm 1917, một sự kiện vô cùng trọng đại đã diễn ra ở nước Nga là:
A. V. I. Lê-nin bí mật từ Phần Lan về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng.
B. Dưới sự chỉ huy trực tiếp của V. I. Lê-nin, quân cách mạng đã chiếm được Thủ đô Pê-tơ-rô-grat, bao vây Cung điện Mùa Đông.
C. Chính phủ lâm thời sụp đổ, khởi nghĩa giành thắng lợi ở Thủ đô.
D. Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi ở Mát- xcơ-va.
Mảnh ghép số 2: Năm 1917, sau Cách mạng tháng Mười Nga thành công, người có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Nhà nước Liên Xô đồng thời cũng bị phê phán về một số sai lầm trong thời gian cầm quyền là:
A. G. Xta-lin.
B. L. Tờ-rốt-xkít.
C. V.I. Lê-nin.
D. Nga hoàng Ni-cô-lai II.
Mảnh ghép số 3: Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn tư liệu dưới đây:
“Giống như mặt trời chói lọi, ………………………chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”.
(Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 15, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2011, tr.387)
A. Cách mạng Tháng Mười.
B. Cung điện Mùa Đông.
C. Đảng Bôn-sê-vích.
D. Cách mạng Tháng Hai.
Mảnh ghép số 4: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 mang tính chất là cuộc cách mạng?
A. Dân chủ tư sản kiểu mới.
B. Xã hội chủ nghĩa.
C. Tư sản.
D. Giải phóng dân tộc.
Mảnh ghép số 5: Hình ảnh quốc kì và quốc huy dưới đây nói về:
Quốc kỳ (1955–1991) | Quốc huy (1956–1991) |
A. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô).
B. Các nước cộng hòa Ngoại Cáp-ca-dơ.
C. Nước Nga Xô viết.
D. U-crai-na.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân, trả lời câu hỏi và lật mở từng mảnh ghép.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
GV mời đại diện 5 HS lần lượt lật mở 5 mảnh ghép.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
Mảnh ghép số 1: B | Mảnh ghép số 2: A | |
Mảnh ghép số 3: A | Mảnh ghép số 4: D | Mảnh ghép số 5: A |
- GV trình chiếu Mảnh ghép lịch sử:
Hình ảnh Lá cờ Chiến thắng cắm trên nóc tòa nhà Quốc hội Đức năm 1945
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Hình ảnh lá cờ với màu đỏ tượng trưng cho cách mạng búa liềm, ngôi sao tượng trưng cho đoàn kết công – nông và Hồng quân Liên Xô đã gợi nhớ về một thời kí ức lịch sử vinh quang, đầy tự hào của nước Nga Xô viết giai đoạn 1918 – 1945. Vậy, nước Nga đã trải qua những năm tháng như thế nào trước khi Liên Xô được thành lập? Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô thời kì này có những điểm gì nổi bật? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945.
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT LỊCH SỬ 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
VUI MỪNG CHÀO ĐÓN CÁC BẠN TỚI BÀI HỌC MỚI!
BÀI 1. NƯỚC NGA VÀ LIÊN XÔ TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945
1. TÌNH HÌNH NƯỚC NGA XÔ VIẾT TRƯỚC KHI LIÊN XÔ THÀNH LẬP (1918 – 1922)
- Hãy nêu những nét chính về tình hình nước Nga Xô viết trong những năm 1920 – 1922. Theo em, sự kiện nào quan trọng nhất trong giai đoạn này của lịch sử nước Nga?
- Tình hình nước Nga Xô viết năm 1918 như thế nào?
- Trong năm 1919, tình hình nước Nga Xô viết có điểm gì nổi bật?
- Năm 1921, nước Nga Xô viết diễn ra sự kiện quan trọng nào?
- Hình ảnh lá cờ với màu đỏ tượng trưng cho cách mạng, búa liềm, ngôi sao tượng trưng cho đoàn kết công – nông và Hồng quân Liên Xô đã gợi nhớ về một thời kì lịch sử vinh quang đầy tự hào của nước Nga Xô viết giai đoạn 1918 – 1945. Vậy, nước Nga đã trải qua những năm tháng như thế nào trước khi Liên Xô được thành lập? Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô thời kì này có những điểm gì nổi bật?
- Năm 1922, Liên Xô thành lập, trong đó, Nga và U-crai-na là hai nước đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Sưu tầm thêm thông tin và hãy cho biết tình trạng quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia này trong giai đoạn hiện nay (đầu thế kỉ XXI)?
2. LIÊN XÔ TỪ NĂM 1922 ĐẾN NĂM 1945
- Em hãy nêu những thành tựu của Liên Xô trong giai đoạn 1922 – 1945. Hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là gì?
- Hoàn thành bảng tóm tắt những nội dung chính về tình hình nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 – 1945 theo mẫu dưới đây:
Thời gian | 1918 - 1922 | 1922 – 1945 |
Nội dung chính | ? | ? |
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Bộ trắc nghiệm lịch sử 9 chân trời sáng tạo tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945
BÀI 1: NƯỚC NGA VÀ LIÊN XÔ TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945
(37 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (23 CÂU)
Câu 1: Tình hình nước Nga Xô viết năm 1918 như thế nào?
A. Chiến tranh phá hủy nền kinh tế Nga. Xảy ra nội chiến, sự chống phá của quân Bạch vệ, sự can thiệp của các nước đế quốc.
B. Chính quyền Xô viết thực hiện chính sách cộng sản thời chiến.
C. Cuộc chiến đấu chống thù trong giặc ngoài cơ bản kết thúc thắng lợi.
D. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) thành lập.
Câu 2: Chính sách kinh tế mới còn gọi là:
A. WEF. | B. APEC. | C. OECD. | D. NEP. |
Câu 3: Trong năm 1919, tình hình nước Nga Xô viết có điểm gì nổi bật?
A. Là thời kì hòa bình, xây dựng đất nước trong hoàn cảnh khó khăn.
B. Nông nghiệp, công nghiệp lùi về mức thấp hơn so với trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, thương mại bế tắc.
C. Chính quyền Xô viết thực hiện chính sách cộng sản thời chiến.
D. Xảy ra nội chiến, sự chống phá của quân Bạch vệ, sự can thiệp của các nước đế quốc.
Câu 4: Nội dung của Chính sách kinh tế mới trên lĩnh vực nông nghiệp là:
A. Áp dụng biện pháp miễn trừ và giảm thuế nông nghiệp.
B. Bãi bỏ chế độ trưng thu, trưng mua lương thực, thay bằng chế độ thu thuế.
C. Tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp và khai khẩn đất hoang.
D. Ban hành những quy định quản lí ruộng đất hiện đại.
Câu 5: Năm 1921, nước Nga Xô viết diễn ra sự kiện quan trọng nào?
A. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) thành lập.
B. Chính quyền Xô viết thực hiện chính sách cộng sản thời chiến.
C. Cuộc chiến đấu chống thù trong giặc ngoài cơ bản kết thúc thắng lợi
D. Đảng Bôn-sê-vích thực hiện Chính sách kinh tế mới (Lê-nin) khởi xướng.
Câu 6: Chính sách kinh tế mới do Lê-nin khởi xướng vào:
A. Tháng 12/1919. | B. Tháng 4/1918. | C. Tháng 8/1920. | D. Tháng 3/1921. |
Câu 7: Nội dung của Chính sách kinh tế mới trên lĩnh vực công nghiệp là:
A. Chính phủ kiểm soát các ngành công nghiệp chính, khuyến khích đầu tư nước ngoài.
B. Thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp, đường sắt.
C. Mở cửa nền kinh tế với tất các các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nhẹ.
D. Hạn chế cho phép tư nhân thuê, xây dựng nhà máy.
Câu 8: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) thành lập vào năm:
A. 1918. | B. 1919. | C. Tháng 1921. | D. 1922. |
Câu 9: Kết quả của việc thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) là gì?
A. Sản xuất kinh tế dần phục hồi. Tình hình chính trị xã hội ổn định.
B. Sản xuất kinh tế chưa có dấu hiệu của sự phục hồi, tuy nhiên tình hình chính trị xã hội đã dần ổn định.
C. Sản xuất kinh tế dần phục hồi, tuy nhiên tình hình chính xã hội chưa được ổn định.
D. Thất bại trên trên tất cả các nội dung cải cách về nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp
Câu 10: Liên Xô hoàn thành khôi phục kinh tế vào:
A. Tháng 3/1921. | B. Tháng 12/1925. | C. Tháng 4/1918. | D. Tháng 12/1920. |
Câu 11: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) thành lập, gồm:
A. U-crai-na, Cộng hòa Ngoại Cáp-ca-đơ. | B. Nga, Bê-lô-rút-xi-a, U-crai-na. |
C. Nga, Bê-lô-rút-xi-a, U-crai-na, Cộng hòa Ngoại Cáp-ca-đơ. | D. Nga và Cộng hòa Ngoại Cáp-ca-đơ. |
Câu 12: Đường lối và nhiệm vụ cơ bản của Đại hội lần thứ XIV – Đảng Bôn-sê-vích là:
A. Thực hiện chủ nghĩa tư bản công nghiệp.
B. Phát triển công nghiệp nhẹ.
C. Đưa Liên Xô trở thành nước nông nghiệp.
D. Xóa bỏ hoàn toàn nền kinh tế nông nghiệp nhỏ, chuyển sang nền kinh tế tập thể lớn.
Câu 13: Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất diễn ra vào giai đoạn nào?
A. 1933 - 1937. | B. 1928 - 1933. | C. 1935 - 1940. | D. 1930 - 1936. |
Câu 14: Sau các kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, 5 năm lần thứ hai, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp:
A. Đứng đầu châu Âu. | B. Đứng đầu trên thế giới. |
C. Đứng thứ hai trên thế giới (sau Anh). | D. Đứng thứ hai ở châu Âu. |
Câu 15: Thành tựu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trên lĩnh vực công nghiệp là:
A. Công nghiệp nặng của Liên Xô đứng thứ hai châu Âu.
B. Công nghiệp nhẹ của Liên Xô đứng đầu trên thế giới.
C. Công nghiệp nặng của Liên Xô đứng thứ hai trên thế giới.
D. Công nghiệp nhẹ của Liên Xô đứng đầu châu Âu.
------Còn tiếp-----------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI LỊCH SỬ 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
MÔN: LỊCH SỬ 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 – 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Vì sao khi Liên Xô tham chiến tính chất chiến tranh thế giới thứ hai lại thay đổi?
A. Vì cuộc chiến tranh của Liên Xô là cuộc chiến tranh vệ quốc.
B. Vì Liên Xô là lực lượng hòa bình, dân chủ.
C. Vì Liên Xô và Đức có sự đối lập về ý thức hệ.
D. Vì Liên Xô không phải là lực lượng chủ động gây chiến.
Câu 2. Chính sách kinh tế mới được Nga thực hiện trong điều kiện nào?
A. Hòa bình.
B. Chiến tranh.
C. Kinh tế bị tàn phá.
D. Khủng hoảng chính trị.
Câu 3. Những hoạt động nghiên cứu, truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê nin, lý luận giải phóng dân tộc về nước của Nguyễn Ái Quốc có tác động như thế nào đến quá trình thành lập Đảng cộng sản ở Việt Nam?
A. Chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước.
B. Chuẩn bị về tổ chức.
C. Xác lập một con đường cứu nước mới.
D. Chuẩn bị về tư tưởng chính trị.
Câu 4: Vào năm 1922, ở Nhật Bản đã diễn ra sự kiện gì nổi bật?
A. Cuộc bạo động lúa gạo.
B. Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập.
C. Nhật Bản lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính.
D. Nhật Bản tiến hành xâm lược Trung Quốc.
Câu 5: Phong trào cách mạng 1930-1931 phát triển lên đến đỉnh cao ở địa phương nào?
A. Hà Nội.
B. Nam Định.
C. Nghệ - Tĩnh.
D. Sài Gòn.
Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc đại suy thoái kinh tế ở Châu Âu trong những năm 1929-1933 là
A. Giá cả đắt đỏ, người dân không mua được hàng hóa.
B. Sản xuất ồ ạt “cung” vượt quá “cầu” thời kì 1924 – 1929.
C. Hậu quả của cao trào cách mạng thế giới 1918 – 1923.
D. Việc quản lí, điều tiết sản xuất ở các nước tư bản lạc hậu.
Câu 7: Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của phong trào công nhân trong những năm 1919 – 1924 là gì?
A. Đòi quyền lợi về kinh tế.
B. Đòi quyền lợi về chính trị.
C. Đòi quyền lợi kinh tế và chính trị.
D .Để giải phóng dân tộc.
Câu 8: Vì sao khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) Đảng cộng sản Đông Dương không phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền?
A. Quân Nhật mới chỉ suy yếu.
B. Tầng lớp trung gian vẫn chưa ngả hẳn về phía cách mạng.
C. Đảng Cộng sản Đông Dương và quần chúng chưa sẵn sàng hành động.
D. Thời cơ cách mạng chưa chín muồi.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm).
a. Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thành lập mặt trận Việt Minh trong hoàn cảnh nào?
b. Mặt trận Việt Minh ra đời đã có tác động như thế nào đến cao trào kháng Nhật cứu nước?
Câu 2 (1,5 điểm). Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì mới và khác với lớp người đi trước?
Câu 3 (0,5 điểm). Vì sao nhân dân Xô-viết bảo vệ được những thành quả của cuộc cách mạng tháng Mười?
-----------Còn tiếp-----------
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ lịch sử 9 chân trời sáng tạo, soạn giáo án word và powerpoint Lịch sử 9 chân trời, soạn lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Tài liệu giảng dạy môn Lịch sử THCS