Trắc nghiệm lịch sử 9 chân trời sáng tạo

Trắc nghiệm Lịch sử 9 chân trời sáng tạo. Trắc nghiệm có 4 phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần trắc nghiệm này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... Tài liệu có file word và đáp án. Bộ câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp giảm tải thời gian trong việc chuẩn bị bài dạy. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn Lịch sử 9 chân trời sáng tạo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Trắc nghiệm lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm lịch sử 9 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác


CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

BÀI 1: NƯỚC NGA VÀ LIÊN XÔ TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

(37 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (23 CÂU)

Câu 1: Tình hình nước Nga Xô viết năm 1918 như thế nào?

  1. Chiến tranh phá hủy nền kinh tế Nga. Xảy ra nội chiến, sự chống phá của quân Bạch vệ, sự can thiệp của các nước đế quốc.
  2. Chính quyền Xô viết thực hiện chính sách cộng sản thời chiến.
  3. Cuộc chiến đấu chống thù trong giặc ngoài cơ bản kết thúc thắng lợi.
  4. D. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) thành lập.

Câu 2: Chính sách kinh tế mới còn gọi là:

A. WEF.

B. APEC.

C. OECD.

D. NEP.

Câu 3: Trong năm 1919, tình hình nước Nga Xô viết có điểm gì nổi bật?

  1. Là thời kì hòa bình, xây dựng đất nước trong hoàn cảnh khó khăn.
  2. B. Nông nghiệp, công nghiệp lùi về mức thấp hơn so với trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, thương mại bế tắc.
  3. Chính quyền Xô viết thực hiện chính sách cộng sản thời chiến.
  4. Xảy ra nội chiến, sự chống phá của quân Bạch vệ, sự can thiệp của các nước đế quốc.

Câu 4: Nội dung của Chính sách kinh tế mới trên lĩnh vực nông nghiệp là:

  1. Áp dụng biện pháp miễn trừ và giảm thuế nông nghiệp.
  2. Bãi bỏ chế độ trưng thu, trưng mua lương thực, thay bằng chế độ thu thuế.
  3. C. Tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp và khai khẩn đất hoang.
  4. Ban hành những quy định quản lí ruộng đất hiện đại.

Câu 5: Năm 1921, nước Nga Xô viết diễn ra sự kiện quan trọng nào?

  1. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) thành lập.
  2. Chính quyền Xô viết thực hiện chính sách cộng sản thời chiến.
  3. Cuộc chiến đấu chống thù trong giặc ngoài cơ bản kết thúc thắng lợi
  4. Đảng Bôn-sê-vích thực hiện Chính sách kinh tế mới (Lê-nin) khởi xướng.

Câu 6: Chính sách kinh tế mới do Lê-nin khởi xướng vào:

A. Tháng 12/1919.

B. Tháng 4/1918.

C. Tháng 8/1920.

D. Tháng 3/1921.

Câu 7: Nội dung của Chính sách kinh tế mới trên lĩnh vực công nghiệp là:

  1. Chính phủ kiểm soát các ngành công nghiệp chính, khuyến khích đầu tư nước ngoài.
  2. B. Thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp, đường sắt.
  3. Mở cửa nền kinh tế với tất các các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nhẹ.
  4. Hạn chế cho phép tư nhân thuê, xây dựng nhà máy.

Câu 8: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) thành lập vào năm:

A. 1918.

B. 1919.

C. Tháng 1921.

D. 1922.

Câu 9: Kết quả của việc thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) là gì?

  1. Sản xuất kinh tế dần phục hồi. Tình hình chính trị xã hội ổn định.
  2. Sản xuất kinh tế chưa có dấu hiệu của sự phục hồi, tuy nhiên tình hình chính trị xã hội đã dần ổn định.
  3. Sản xuất kinh tế dần phục hồi, tuy nhiên tình hình chính xã hội chưa được ổn định.
  4. Thất bại trên trên tất cả các nội dung cải cách về nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp

Câu 10: Liên Xô hoàn thành khôi phục kinh tế vào:

A. Tháng 3/1921.

B. Tháng 12/1925.

C. Tháng 4/1918.

D. Tháng 12/1920.

Câu 11: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) thành lập, gồm:

A. U-crai-na, Cộng hòa Ngoại Cáp-ca-đơ.

B. Nga, Bê-lô-rút-xi-a, U-crai-na.

C. Nga, Bê-lô-rút-xi-a, U-crai-na, Cộng hòa Ngoại Cáp-ca-đơ.

D. Nga và Cộng hòa Ngoại Cáp-ca-đơ.

Câu 12: Đường lối và nhiệm vụ cơ bản của Đại hội lần thứ XIV – Đảng Bôn-sê-vích là:

  1. A. Thực hiện chủ nghĩa tư bản công nghiệp.
  2. B. Phát triển công nghiệp nhẹ.
  3. C. Đưa Liên Xô trở thành nước nông nghiệp.
  4. D. Xóa bỏ hoàn toàn nền kinh tế nông nghiệp nhỏ, chuyển sang nền kinh tế tập thể lớn.

Câu 13: Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất diễn ra vào giai đoạn nào?

A. 1933 - 1937.

B. 1928 - 1933.

C. 1935 - 1940.

D. 1930 - 1936.

Câu 14: Sau các kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, 5 năm lần thứ hai, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp:

A. Đứng đầu châu Âu.

B. Đứng đầu trên thế giới.

C. Đứng thứ hai trên thế giới (sau Anh).

D. Đứng thứ hai ở châu Âu.

Câu 15: Thành tựu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trên lĩnh vực công nghiệp là:

  1. Công nghiệp nặng của Liên Xô đứng thứ hai châu Âu.
  2. Công nghiệp nhẹ của Liên Xô đứng đầu trên thế giới.
  3. Công nghiệp nặng của Liên Xô đứng thứ hai trên thế giới.
  4. Công nghiệp nhẹ của Liên Xô đứng đầu châu Âu.

Câu 16: Kế hoạch 5 năm lần thứ hai diễn ra vào giai đoạn nào?

A. 1921 - 1926.

B. 1924 - 1929.

C. 1928 - 1933.

D. 1933 - 1937.

Câu 17: Thành tựu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trên lĩnh vực giáo dục là:

  1. Xóa bỏ nạn mù chữ, phổ cập giáo dục Tiểu học trên toàn quốc.
  2. Phổ cấp giáo dục Phổ thông trung học ở các thành phố lớn.
  3. Khảo sát thành công nền giáo dục châu Âu và áp dụng thực hiện ở Liên xô.
  4. Khoa học tự nhiên phát triên vượt bậc, vượt Anh, Pháp, Đức (năm 1937).

Câu 18: Hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là gì?

  1. Đầu tư một tỉ lệ quá thấp cho công nghiệp nặng.
  2. Đẩy nhanh tốc độc tập thể hóa nông nghiệp khi người dân chưa hoàn toàn sẵn sàng.
  3. Chưa thực sự xóa bỏ được các giai cấp bóc lột.
  4. Nạn mù chữ chưa được xóa bỏ trên toàn quốc.

Câu 19: Thành tựu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trên lĩnh vực nông nghiệp là gì?

  1. Thành công trong tập thể hóa nông nghiệp với hình thức duy nhất là nông trường quốc doanh.
  2. Liên Xô trở thành nước nông nghiệp đứng đầu châu Âu.
  3. Cơ giới hóa thành công trong sản xuất nông nghiệp.
  4. Bãi bỏ thành công chế độ trưng thu, trưng mua lương thực thay bằng chế độ thu thuế.

Câu 20: Phát xít Đức xâm lược Liên Xô vào năm:

A. 1947.

B. 1945.

C. 1943.

D. 1941.

Câu 21: Kế hoạch 5 năm lần thứ ba bắt đầu triển khai từ năm:

A. 1934.

B. 1936.

C. 1938.

D. 1940.

Câu 22: Thành tựu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trên lĩnh vực xã hội là gì?

  1. Xóa bỏ dần các giai cấp bóc lột.
  2. Thành lập khối liên minh công – nông vững chắc, là nền tảng của xã hội Xô viết.
  3. Thực hiện chính sách xã hội đặc biệt cho trẻ em và người già.
  4. Xây dựng thành công nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa, đạt được nhiều thành tựu, đặc biệt là lĩnh vực âm nhạc, mĩ thuật.

Câu 23: Cuộc chiến tranh vệ quốc kết thúc thắng lợi ở Liên xô vào năm nào?

A. 1922.

B. 1928.

C. 1941.

D. 1945.

 

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về tình hình nước Nga xô viết trước khi Liên Xô thành lập (1918 – 1922)?

  1. Năm 1918, xảy ra nội chiến, sự chống phá của quân Bạch vệ, sự can thiệp của các nước đế quốc.
  2. Tháng 3/1921, Đảng Bôn-sê-vích thực hiện Chính sách kinh tế mới (Lê-nin) khởi xướng.
  3. C. Cuối năm 1921, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) thành lập, gồm Nga, Bê-lô-rút-xi-a, U-crai-na, Cộng hòa Ngoại Cáp-ca-đơ.
  4. Năm 1919, chính quyền Xô viết thực hiện chính sách cộng sản thời chiến.

Câu 2: Sự kiện nào quan trọng nhất trong giai đoạn 1918 - 1922 của lịch sử nước Nga?

  1. Đảng Bôn-sê-vích thực hiện Chính sách kinh tế mới (Lê-nin) khởi xướng.
  2. B. Chính quyền Xô viết thực hiện chính sách cộng sản thời chiến.
  3. Cuộc chiến đấu chống thù trong giặc ngoài cơ bản kết thúc thắng lợi.
  4. D. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) thành lập.

Câu 3: Đâu không phải là một trong nước cộng hòa đầu tiên của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết??

A. Nga.

B. Bê-lô-rút-xi-a.

C. U-crai-na.

D. Ka-zắc-xtan.

Câu 4: Đâu không phải là một trong những thành tựu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô?

  1. Công nghiệp nặng của Liên Xô đứng thứ nhất châu Âu và đứng thứ hai trên thế giới.
  2. Xây dựng thành công nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa, đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực văn học, nghệ thuật.
  3. Xóa bỏ nạn mù chữ, phổ cập giáo dục Tiểu học trên toàn quốc.
  4. Thành lập khối liên minh công – thương vững chắc.

Câu 5: Vì sao Liên Xô tạm ngừng việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ ba?

  1. Liên Xô tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
  2. Tồn tại nhiều hạn chế trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội không thể khắc phục được.
  3. Gặp phải sự chống phá và can thiệp của các nước đế quốc.
  4. Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng đầu thế giới.

Câu 6: Đâu không phải là một trong những đường lối và nhiệm vụ cơ bản trong Đại hội lần thứ XIV của Đảng Bôn-sê-vích?

  1. Thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
  2. Thi hành chế độ lao động bắt buộc với toàn dân.
  3. Đặt trọng tâm phát triển công nghiệp nặng.
  4. Xóa bỏ hoàn toàn nên kinh tế nông nghiệp nhỏ.

 

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Áp phích dưới đây thể hiện thành tựu nào của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội?

A. Thành tựu về nông nghiệp (tập thể hóa nông nghiệp với hình thức nông trang tập thể).

B. Thành tựu về giáo dục (xóa bỏ nạn mù chữ, phổ cập giáo dục Tiểu học trên toàn quốc).

C. Thành tựu về xã hội (thành lập khối liên minh công – nông vững chắc).

D. Thành tựu về xã hội (xây dựng thành công nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa).

 

 

Câu 2: Tượng công – nông liên minh (1936) tượng trưng cho điều gì?

A. Đánh dấu sự thành lập khối liên minh công – nông vững chắc – nền tảng của xã hội chủ nghĩa Xô viết.

B. Sự lớn mạnh của nước Nga – Xô viết giai đoạn 1918 – 1945.

C. Sự thành công và lớn mạnh trong tập thể hóa nông nghiệp.

D. Các giai cấp bóc lột bị xóa bỏ, khối liên minh công – nông phát triển lớn mạnh.

 

Câu 3: Năm 1917, sau Cách mạng tháng Mười Nga thành công, người có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Nhà nước Liên Xô đồng thời cũng bị phê phán về một số sai lầm trong thời gian cầm quyền là:

  1. G. Xta-lin.
  2. L. Tờ-rốt-xkít.
  3. V.I. Lê-nin.
  4. Nga hoàng Ni-cô-lai II.

Câu 4: Thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) trong bối cảnh nước Nga lúc bấy giờ tất yếu xuất hiện:

  1. Các thành phần kinh tế ngoài nhà nước.
  2. Sự tồn tại của một cơ cấu kinh tế ba thành phần.
  3. Chủ nghĩa tư bản tư nhân.
  4. Các thành phần kinh tế và tính chất đan xen phức tạp của nó.

Câu 5: Nội dung nào không đúng khi nhận định về Chính sách kinh tế mới (NEP)?

  1. Là chính sách đúng đắn của Nhà nước vô sản trong thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, bảo đảm liên minh vững chắc về kinh tế và chính trị của giai cấp vô sản với giai cấp nông dân.
  2. NEP là sự phát triển quan hệ hàng hóa tiền tệ, kinh tế thị trường, thực hiện sự trao đổi giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và nông nghiệp.
  3. NEP thay đổi chính sách thuế lương thực thành chính sách trưng thu lương thực.
  4. Là một cống hiến lớn lao của V.I. Lê-nin vào lý luận và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội khoa học.

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn tư liệu dưới đây

     Năm 1922, Liên Xô thành lập, trong đó Nga và………………. là hai nước đóng vai trò quan trọng hàng đầu.

  1. U-crai-na.
  2. Bê-lô-rút-xi-a.
  3. Cộng hòa ngoại Cáp-ca-đơ.
  4. Cộng hòa Ka-dắc-xtan.

Câu 2: Hình ảnh búa liềm, ngôi sao vàng trên lá cờ với màu đỏ tượng trưng cho cách mạng thể hiện điều gì?

  1. Sự đoàn kết công – nông và Hồng quân Liên Xô, một thời kí ức lịch sử vinh quang của nước Nga Xô viết giai đoạn 1918 – 1945.
  2. Sự lớn mạnh của nước Nga Xô viết giai đoạn 1918 – 1945.
  3. Cuộc chiến tranh vệ quốc kết thúc thắng lợi.
  4. Một thời kí ức lịch sử đầy tự hào của nước Nga Xô viết sau khi thực hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1928 – 1937).

Câu 3: Trong quá trình đổi mới, Đảng ta đã vận dụng, phát triển sáng tạo Chính sách kinh tế mới (NEP) của V.I. Lê-nin như thế nào?

  1. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta.
  2. Hoàn thiện đồng bộ hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
  3. Bảo đảm tính đồng bộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị, giữa Nhà nước và thị trường.
  4. Nhà nước đóng vai trò định hướng xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh.

 

Trắc nghiệm lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm lịch sử 9 chân trời sáng tạo

Đang liên tục được cập nhật.....

=> Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo

Từ khóa: câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 9 chân trời sáng tạo, đề trắc nghiệm lịch sử 9 chân trời sáng tạo có đáp án, trắc nghiệm lịch sử 9 chân trời sáng tạo trọn bộ, tổng hợp đề trắc nghiệm ôn tập lịch sử 9 CTST

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay