Phiếu trắc nghiệm KHTN 7 Vật lí Kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 7 kết nối tri thức (bản word)
TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 7 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 04:
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU ĐÁP ÁN
Câu 1: Tên của một loại nam châm thường gặp không có trong hình sau là
A. kim nam châm.
B. nam châm thẳng.
C. nam châm tròn.
D. nam châm chữ U.
Câu 2: Nam châm hút được những vật liệu nào sau đây?
A. Thép, đồng, nhôm.
B. Sắt, đồng, cobalt.
C. Sắt, thép, cobalt.
D. Nhôm, đồng, gỗ.
Câu 3: Phát biểu nào dưới đây sai?
A. Nam châm thẳng nào cũng có hai cực: cực Bắc và cực Nam.
B. Nam châm hút được các vật liệu có tính chất từ.
C. Hai nam châm để gần nhau luôn hút nhau.
D. Kim nam châm để tự do luôn chỉ hướng bắc – nam.
Câu 4: Một nam châm thẳng bị gãy thành hai nửa, thì
A. mỗi nửa trở thành một nam châm mới chỉ có một cực.
B. mỗi nửa trở thành một nam châm mới có đủ hai cực Bắc, Nam.
C. cả hai nửa mất hết từ tính và không còn là nam châm.
D. khi đưa hai nửa đến gần thì chúng luôn hút nhau.
Câu 5: Chỉ ra phát biểu sai.
Nam châm được ứng dụng để
A. loại bỏ vụn sắt bị lẫn trong ngũ cốc, đường, bột.
B. dọn rác sắt vụn ở các lòng sông, lòng kênh.
C. tách quặng sắt khỏi tạp chất.
D. tìm chiếc khuyên tai nhỏ bằng vàng rơi trên thảm.
Câu 6: Không gian xung quanh nam châm hay dây dẫn mang điện có
A. điện trường.
B. vật liệu từ.
C. từ tính.
D. từ trường.
Câu 7: Từ trường trong không gian xung quanh một thanh nam châm không có tác dụng
A. hút các vật liệu từ.
B. đẩy các vật bằng thép.
C. hút hoặc đẩy một thanh nam châm.
D. hút hoặc đẩy một dây dẫn mang dòng điện.
Câu 8: Hình nào trong các hình sau ghi đúng hai cực của nam châm?
a) | b) | c) | d) |
A. Hình a.
B. Hình b.
C. Hình c.
D. Hình d.
Câu 9: Từ trường của Trái Đất mạnh nhất ở vùng nào?
A. Chỉ ở vùng Bắc Cực.
B. Chỉ ở vùng Nam Cực.
C. Ở vùng xích đạo.
D. Cả ở vùng Bắc Cực và Nam Cực.
Câu 10: Cho bản đồ vùng thủ đô Hà Nội và một số tỉnh xung quanh (hình dưới). Phát biểu nào sau đây mô tả đúng vị trí của các tỉnh so với Hà Nội?
A. Thái Nguyên ở phía tây bắc.
B. Phú Thọ ở phía nam.
C. Bắc Giang ở phía đông nam.
D. Hoà Bình ở phía tây nam.
Câu 11: Khi tìm hướng địa lí bằng la bàn, hướng xác định không bị ảnh hưởng khi đặt la bàn
A. gần một kẹp giấy bằng thép.
B. gần một nam châm tròn.
C. gần một chai nhựa chứa đầy nước.
D. gần một hộp sắt.
Câu 12: Đường sức từ của nam châm Trái Đất giống với đường sức từ của
A. một nam châm hình chữ U.
B. một nam châm tròn.
C. một nam châm hình vành khuyên.
D. một nam châm thẳng.
Câu 13: Đóng công tắc và cho dòng điện chạy qua một ống dây. Làm thế nào biết ống dây đã trở thành một nam châm điện?
A. Đưa lại gần ống dây mang điện một kim nam châm thử.
B. Đưa ống dây mang điện lại gần kẹp giấy bằng nhựa.
C. Đưa ống dây mang điện lại gần một mẩu giấy nhỏ.
D. Đưa ống dây mang điện lại gần một mẩu dây đồng.
Câu 14: Cách làm nào dưới đây giúp lõi sắt non hút được kẹp giấy bằng sắt?
A. Đưa lõi sắt non đến gần cực từ Bắc của ống dây mang điện.
B. Đưa lõi sắt non đến gần cực từ Nam của ống dây mang điện.
C. Đặt lõi sắt non trong lòng ống dây mang điện.
D. Đặt lõi sắt non bên cạnh ống dây mang điện.
Câu 15: Phương án nào sau đây làm tăng độ mạnh của từ trường gây ra bởi nam châm điện?
A. Đổi cực nguồn điện nối vào hai đầu cuộn dây.
B. Ngắt dòng điện chạy qua cuộn dây.
C. Tăng số pin mắc nối tiếp trong mạch điện
D. Giảm số vòng dây quấn quanh lõi sắt,
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: Cho bài tập sau, chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d về ứng dụng của nam châm?
a) Nam châm chỉ có một vài ứng dụng trong cuộc sống.
b) Nam châm có vai trò quan trọng trong sự phát triển của công nghệ hiện đại.
c) Nam châm chỉ có tác dụng hút các vật bằng sắt.
d) Nam châm có thể tạo ra điện năng.
Câu 2: Cho bài tập sau, chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d về khái niệm từ trường?
a) Từ trường chỉ tồn tại xung quanh nam châm vĩnh cửu.
b) Từ trường là vùng không gian xung quanh nam châm hoặc dòng điện.
c) Đường sức từ là những đường cong khép kín mô tả từ trường.
d) Đường sức từ luôn là những đường thẳng.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................