Phiếu trắc nghiệm KHTN 7 Vật lí Kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án vật lí 7 kết nối tri thức (bản word)

TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 7 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2

ĐỀ SỐ 03:

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU ĐÁP ÁN

Câu 1: Tính chất nào sau đây là đặc điểm của nam châm? 

A. Hút được mọi loại vật liệu

B. Có thể tự định hướng Bắc – Nam khi cân bằng

C. Hút được các vật bằng vàng và bạc

D. Chỉ hút được vật liệu không có từ tính

Câu 2: Khi hai nam châm có hai cực khác tên lại gần nhau, chúng sẽ làm gì? A. Đẩy nhau

B. Hút nhau

C. Không có tác dụng gì

D. Đưa nhau ra xa

Câu 3: Khi hai nam châm có hai cực khác tên lại gần nhau, chúng sẽ làm gì? 

A. Đẩy nhau

B. Hút nhau

C. Không có tác dụng gì

D. Đưa nhau ra xa

Câu 4: Kim la bàn có đặc điểm gì?

A. Được làm bằng đồng và không thể xoay

B. Một đầu sơn đỏ chỉ hướng Nam và một đầu sơn xanh chỉ hướng Bắc

C. Một đầu sơn đỏ chỉ hướng Bắc và một đầu sơn xanh chỉ hướng Nam

D. Không có màu sắc khác biệt

Câu 5: Nam châm điện có ưu điểm gì so với nam châm vĩnh cửu?

A. Từ trường của nam châm điện có thể thay đổi nhanh chóng

B. Nam châm điện có từ trường mạnh hơn nhiều lần

C. Nam châm điện không cần nguồn điện

D. Nam châm điện có thể sử dụng lâu dài

Câu 6: Các vật có khả năng tự định hướng Bắc - Nam gọi là gì?

A. La bàn

B. Nam châm

C. Kim chỉ nam

D. Vật liệu từ

Câu 7: Chọn đáp án đúng về tương tác giữa hai nam châm.

A. Hai từ cực khác tên thì hút nhau

B. Hai từ cực cùng tên đẩy nhau

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 8: Nam châm vĩnh cửu có mấy cực?

A. 1 cực

B. 2 cực

C. 3 cực

D. 4 cực

Câu 9: Xác định cực của kim nam châm ở hình vẽ

Tech12h

A. Đầu bên trái của kim nam châm là cực Nam

B. Đầu bên phải của kim nam châm là cực Bắc

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 10: Khi nào hai thanh nam châm hút nhau?

A. Khi hai cực Bắc để gần nhau.

B. Khi để hai cực cùng tên gần nhau.

C. Khi hai cực Nam để gần nhau.

D. Khi để hai cực khác tên gần nhau.

Câu 11: Dưới đây là hình ảnh về

Tech12h

A. Từ trường.

B. Đường sức từ.

C. Từ phổ.

D. Cả A và B.

Câu 12: Xác định cực của nam châm thẳng khi biết chiều của kim nam châm đặt tại vị trí như hình vẽ.

Tech12h

A. đầu bên phải là cực Bắc (N), đầu bên trái là cực Nam (S).

B. đầu bên phải là cực Bắc (S), đầu bên trái là cực Nam (N).

C. đầu bên phải là cực Nam (N), đầu bên trái là cực Bắc (S).

D. đầu bên phải là cực Nam (S), đầu bên trái là cực Bắc (N).

Câu 13: Từ trường tồn tại ở đâu?

A. Xung quanh điện tích đứng yên.

B. Xung quanh nam châm.

C. Xung quanh dây dẫn mang dòng điện.

D. Cả B và C.

Câu 14: Chọn phát biểu sai:

A. Từ trường có ở xung quanh nam châm vĩnh cửu.

B. Từ trường tồn tại xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện và xung quanh Trái Đất.

C. Kim nam châm tự do là dụng cụ xác định tại một điểm nào đó có từ trường hay không.

D. La bàn chỉ là dụng cụ xác định phương hướng, không thể dùng xác định sự tồn tại của từ trường.

Câu 15: Ở bên ngoài thanh nam châm, đường sức từ là

A. những đường thẳng đi ra từ cực Bắc, đi vào ở cực Nam của nam châm.

B. những đường thẳng đi ra từ cực Nam, đi vào ở cực Bắc của nam châm.

C. những đường cong đi ra từ cực Bắc, đi vào ở cực Nam của nam châm.

D. những đường cong đi ra từ cực Nam, đi vào ở cực Bắc của nam châm.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI 

Câu 1: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai về ứng dụng của nam châm?

a) Nam châm không được sử dụng trong các hệ thống điều khiển giao thông.

b) Nam châm không được sử dụng trong hệ thống phanh xe hơi.

c) Nam châm được sử dụng trong các máy quét MRI.

d) Nam châm được sử dụng trong các hệ thống nâng hạ.

Câu 2: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai về từ trường của Trái Đất?

a) Trái Đất có thể coi như một nam châm khổng lồ.

b) Từ trường Trái Đất không ảnh hưởng đến kim la bàn.

c) Đường sức từ của Trái Đất là những đường thẳng song song.

d) Cực Bắc địa từ không trùng với cực Bắc địa lý.

Câu 3: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay