Giáo án Vật lí 11 soạn theo công văn 5512

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Vật lí lớp 11 mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem video về mẫu Giáo án Vật lí 11 soạn theo công văn 5512

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:

Ngày dạy:

CHỦ ĐỀ: ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Nêu được các cách nhiễm điện một vật cọ xát. Điện tích, hai loại điện tích.

- Phát biểu được định luật Cu-lông và chỉ ra đặc điểm của lực tương tác điện giữa hai điện tích điểm

- Xác định phương chiều của lực Cu-lông tương tác giữa các điện tích điểm.

- Giải bài toán về cân bằng của hệ điện tích

  1. Năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo.

- Năng lực tự học, đọc hiểu.

- Năng lực hợp tác nhóm: làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thí nghiệm.

- Năng lực tính toán, Năng lực thực hành thí nghiệm: các thao tác và cách bố trí thí nghiệm.

  1. Phẩm chất

- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Giáo viên

- Video lực đẩy giữa hai điện tích điểm

- Bài tập vận dụng

  1. Học sinh

- SGK, vở ghi bài, giấy nháp...

- Ôn lại một số kiến thức về điện tích ở cấp THCS.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu: Tạo tình huống và phát biểu vấn đề về lực tương tác giữa hai điện tích điểm.
  3. b) Nội dung:

+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh bằng phiếu trả lời câu hỏi của GV.

+ Quan sát thí nghiệm lực đẩy hai điện tích điểm

  1. c) Sản phẩm: Ý kiến của các nhóm và nội dung ghi của học sinh.

- Đặc điểm lực tương tác : phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm, độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu bài toán yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

- GV phát phiếu kiểm tra cho các nhóm (mỗi HS 1 tờ giấy có đánh số thứ tự từ 1 đến 10). YC HS ghi các phương án lựa chọn của mình vào phiếu khi GV đọc câu hỏi từ 1 đến 10. Nội dung ôn tập: nhiễm điện do cọ xát, các loại điện tích, tương tác giữa hai điện tích và điện tích điểm.

- Tìm hiểu Lực tương tác giữa hai điện tích điểm.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung

* Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần).

- GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép).

- Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Sự nhiễm điện của các vật. Điện tích. Tương tác điện

  1. a) Mục tiêu:

+ Cách làm vật nhiễm điện do cọ xát;

+ Nhận biết hai loại điện tích và tương tác điện giữa hai loại điện tích. Điện tích điểm.

  1. b) Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
  2. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
  3. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV tổ chức cho HS ôn tập kiến thức điện THCS

Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các nhóm thực hiện theo những yêu cầu sau:

+ Làm thế nào để vật nhiễm điện?

+ Điện tích là gì ?

+ Có những loại điện tích nào? Tương tác điện giữa các điện tích xảy ra như thế nào ?

+ Điện tích điểm là gì ?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

- Một vật có thể bị nhiễm điện do cọ xát lên vật khác.

- Vật bị nhiễm điện còn gọi là vật mang điện, vật tích điện hay là một điện tích.

- Có hai loại điện tích, điện tích âm và điện tích dương. Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau; Các điện tích khác dấu thì hút nhau.

- Một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm xét gọi là điện tích điểm.

 

Hoạt động 2: Định luật Cu - Lông. Hằng số điện môi

  1. a) Mục tiêu:

- Phát biểu được định luật Cu-lông và chỉ ra đặc điểm của lực điện giữa hai điện tích điểm.

- Hằng số điện môi.

  1. b) Nội dung: Dựa vào lịch sử cân xoắn Cu - Lông, sự hướng dẫn của GV, các nhóm thực hiện xác định biểu thức định luật Cu - Lông.
  2. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
  3. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS Hoạt động cá nhân hoàn thành các bài tập

+ GV: quan sát và trợ giúp nếu cần

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

- Định luật Cu-lông:

- Công thức Định luật Culông trong trường hợp lực tương tác giữa 2 điện tích điểm đặt trong môi trường đồng tính :

- Hằng số điện môi: e (e ³1) đặc trưng cho tính chất điện của 1 chất cách điện.

Đối với chân không (không khí): e=1

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức và vận dụng giải bài tập cơ bản về định luật Cu - Lông.
  3. b) Nội dung:

- Học sinh làm việc nhóm, tóm tắt kiến thức và biểu diễn lực điện giữa hai điện tích điểm khác dấu.

- Học sinh làm việc nhóm, trả lời các câu hỏi và bài tập cơ bản về định luật Cu - Lông.

  1. c) Sản phẩm:
  2. Lực tương tác này là lực hút có độ lớn : F = 45N.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

- GV chuyển giao nhiệm vụ.

Bài 1: Hai điện tích điểm q1 = +3C và q2 = -3C, đặt trong dầu ( = 2) cách nhau một khoảng 3cm.

  1. Lực tương tác giữa hai điện tích đó là lực hút hay lực đẩy và có độ lớn bằng bao nhiêu?
  2. Biểu diễn lực tương tác trên.

- Yêu cầu làm việc nhóm, trả trả lời các câu hỏi và bài tập cơ bản về định luật Cu - Lông.

- Học sinh giới thiệu sản phẩm của nhóm trước lớp và thảo luận.

- GV tổng kết, chuẩn hóa kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu: Giải được các bài tập đơn giản về định luật Cu - Lông.
  3. b) Nội dung:

- GV chiếu bài tập có mô phỏng với các dữ kiện có sẵn.

- Học sinh làm việc cá nhân vào vở và làm việc nhóm nội dụng GV yêu cầu.

  1. c) Sản phẩm: HS làm các bài tập
  2. d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng

- Các nhóm thảo luận kết quả và trình bày trên bảng.

- Yêu cầu cả lớp giải các bài tập SGK .

- GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần).

- GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép).

- Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.

- Chuẩn bị bài mới

* RÚT KINH NGHIỆM

..........................................................................................................................................................

TUẦN:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

CHƯƠNG TỪ TRƯỜNG

Tiết 38. TỪ TRƯỜNG

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

+ Phát biểu được định nghĩa véc tơ cảm ứng từ, đơn vị của cảm ứng từ.

+ Mô tả được một thí nghiệm xác định véc tơ cảm ứng từ.

+ Phát biểu đượng định nghĩa phần tử dòng điện.

+ Nắm được quy tắc xác định lực tác dụng lên phần tử dòng điện.

  1. Năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo.

- Năng lực tự học, đọc hiểu.

- Năng lực hợp tác nhóm: làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thí nghiệm.

- Năng lực tính toán, Năng lực thực hành thí nghiệm: các thao tác và cách bố trí thí nghiệm.

  1. Phẩm chất

- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Giáo viên: Chuẩn bị các thí nghiệm về lực từ.

Học sinh: Ôn lại về tích véc tơ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu: Tạo tình huống khơi gợi tinh thần cho học sinh
  3. b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
  4. c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Trò chơi: Phần thưởng như ý.

Luật chơi: Người quản trò sẽ nêu ra giá trị của câu hỏi trước, người chơi sẽ xung phong và được gọi chơi. Khi đã chọn được người chơi thì người quản trò sẽ nêu nội dung câu hỏi. Mỗi câu hỏi người chơi chỉ có 1 cơ hội trả lời; đúng thì nhận được quà theo giá trị của câu hỏi. Sai không có quà. (10 câu hỏi)

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu lực từ

  1. a) Mục tiêu: Nắm được khái niệm của từ trường đều, lực từ do từ trường đều tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện
  2. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Cho học sinh nhắc lại khái niệm điện tường đều từ đó nêu khái niệm từ trường đều.

Trình bày thí nghiệm hình 20.2a.

Vẽ hình 20.2b.

Cho học sinh thực hiện C1.

Cho học sinh thực hiện C2.

Nêu đặc điểm của lực từ.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

I. Lực từ

1. Từ trường đều

Từ trường đều là từ trường mà đặc tính của nó giống nhau tại mọi điểm; các đường sức từ là những đường thẳng song song, cùng chiều và cách đều nhau.

2. Lực từ do từ trường đều tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện

Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều có phương vuông góc với các đường sức từ và vuông góc với đoạn dây dẫn, có độ lớn phụ thuộc vào từ trường và cường độ dòng điện chay qua dây dẫn.

Hoạt động 2: Tìm hiểu cảm ứng từ.

  1. a) Mục tiêu: Tìm hiểu về khái niệm, công thức của cảm ứng từ
  2. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Nhận xét về kết quả thí nghiệm ở mục I và đặt vấn đề thay đổi I và l trong các trường hợp sau đó, từ đó dẫn đến khái niệm cảm ứng từ.

Giới thiệu đơn vị cảm ứng từ.

Cho học sinh tìm mối liên hệ của đơn vị cảm ứng từ với đơn vị của các đại lượng liên quan.

Cho học sinh tự rút ra kết luận về véc tơ cảm ứng từ.

Giới thiệu hình vẽ 20.4, phân tích cho học sinh thấy được mối liên hệ giữa và .

Cho học sinh phát biểu qui tắc bàn tay trái.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

II. Cảm ứng từ

1. Cảm ứng từ

Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của từ trường và được đo bằng thương số giữa lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng diện đặt vuông góc với đường cảm ứng từ tại điểm đó và tích của cường độ dòng điện và chiều dài đoạn dây dẫn đó.

B =

2. Đơn vị cảm ứng từ

Trong hệ SI đơn vị cảm ứng từ là tesla (T).

1T =

3. Véc tơ cảm ứng từ

Véc tơ cảm ứng từ tại một điểm:

+ Có hướng trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.

+ Có độ lớn là: B =

4. Biểu thức tổng quát của lực từ

Lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện đặt trong từ trường đều, tại đó có cảm ứng từ là :

+ Có điểm đặt tại trung điểm của l;

+ Có phương vuông góc với và ;

+ Có chiều tuân theo qui tác bàn tay trái;

+ Có độ lớn F = IlBsin

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
  3. b) Nội dung: Cho học sinh tóm tắt những Kiến thức, kỹ năng cơ bản.

Yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập từ 4 đến7 trang 128 sgk và 20.8, 20.9 sbt.

  1. c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập
  2. d) Tổ chức thực hiện

- HS: Tóm tắt những Kiến thức, kỹ năng cơ bản.

- Ghi các bài tập về nhà.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
  3. b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  4. c) Sản phẩm: HS làm các bài tập
  5. d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

+ Nêu các vật dụng xung quanh chúng ta có tính chất như đã nêu ở bài học;

+ Xây dựng các bài toán ứng dụng hiện tượng đã nêu ở bài học;

+ Chuận bị nội dung bài mới ra sơ đồ tư duy;

+ Mỗi tổ chuẩn bị một bài thuyết trình có powerpoint

+ Chuẩn bị phương pháp học bài sau

* RÚT KINH NGHIỆM

..........................................................................................................................................................

 

 

Giáo án Vật lí 11 soạn theo công văn 5512
Giáo án Vật lí 11 soạn theo công văn 5512

Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Vật lí lớp 11 được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình Vật lí 11. 

Phí tải giáo án:

  • 150.000/học kì
  • 200.000/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.

Thông tin thêm:

  • Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
  • Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
  • Zalo hỗ trợ: 0386 168 725 

Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

Từ khóa: gián án mới vật lí khối 11, vật lí 11 cv 5512, tải giáo án mới cv 5512, giao an li 11 cv 5512

Tài liệu giảng dạy môn Vật lí THPT

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay