Giáo án Vật lí 12 kì 1 soạn theo công văn 5512

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Vật lí lớp 12 kì 1 mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem video về mẫu Giáo án Vật lí 12 kì 1 soạn theo công văn 5512

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 5: CON LẮC ĐƠN

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức:

- Nêu được cấu tạo của con lắc đơn.

- Nêu được điều kiện để con lắc đơn dđđh. Viết được công thức tính chu kì dđ của con lắc đơn.

- Viết được công thức tính thế năng và cơ năng của con lắc đơn.

- Nêu được nhận xét định tính về sự biến thiên của động năng và thế năng của con lắc khi dao động.

- Nêu được ứng dụng của con lắc đơn trong việc xác định gia tốc rơi tự do.

  1. Năng lực:
  2. Năng lực chung

Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

  1. Năng lực chuyên biệt môn học

Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm

  1. Phẩm chất:

- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Giáo viên:

Chuẩn bị con lắc đơn.

  1. Học sinh:

Ôn tập kiến thức về phân tích lực.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được.
  3. b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
  4. c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu bài toán yêu cầu HS trả lời câu hỏi

- Vẽ hình hoặc cho hs quan sát con lắc đơn yêu . Quan sát con lắc khi cân bằng.

Nếu kéo ra yêu cầu hs dự doán chuyển động của nó?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS đưa ra phán đoán

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Con lắc đơn

  1. a) Mục tiêu: Tìm hiểu cấu tạo của con lắc đơn.
  2. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
  4. d) Tổ chức thực hiện:

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Vẽ hình hoặc cho hs quan sát con lắc đơn yêu cầu hs mô tả con lắc?

- Quan sát con lắc khi cân bằng. Nhận xét?- Nếu kéo ra yêu cầu hs dự doán chuyển động của nó.

- Kết luận

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS hoạt động cá nhân tìm hiểu câu trả lời

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở

- Các HS nhận xét, bổ sung cho nhau.

* Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

I. Con lắc đơn

 

 

 

 

Con lắc đơn gồm một vật nhỏ khối lượng m, treo ở đầu của một sợi dây không giãn có chiều dài l và khối lượng không đáng kể.

Con lắc có 1 vị trí cân bằng là vị trí dây treo thẳng đứng

Nếu kéo vật khỏi vị trí cân bằng một góc α buông ra vật sẽ dao động quanh vị trí cân bằng, giữa hai vị trí biên

Hoạt động 2: Khảo sát dao động của con lắc lò xo về mặt động lực học

  1. a) Mục tiêu:

- Điều kiện để con lắc đơn dđđh. Viết được công thức tính chu kì dđ của con lắc đơn.

  1. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  2. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Nêu giả thuyết về con lắc đơn. Chọn trục tọa độ, vẽ hình.

- Yêu cầu hs phân tích các lực tác dụng lên con vật m?

- Gợi ý cho hs tiến hành tìm phương trình động lực học của con lắc đơn.

- Yêu cầu hs kết luận về dao động của con lắc đơn?

- Yêu cầu hs tìm tần số góc và chu kì.

- Từ phương trình lực làm cho vật chuyển động rút ra khái niệm lực kéo về.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS hoạt động theo nhóm.

- GV quan sát và trợ giúp.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS: Lắng nghe, nhớ lại kiến thức cũ và theo gợi ý của GV

- Lên bảng tiến hành phân tích lực

* Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận chung.

II. Khảo sát dao động của con lắc lò xo về mặt động lực học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xét vật khi lệch khỏi vị trí cân bằng với li độ góc α hay li độ cong s = lα

- Thành phần lực kéo về

Pt = -mgsinα

- Áp dụng định luật II Niu tơn

Pt = ma

- Nếu α nhỏ thì sinα α

Đặt ω2 =

* Vậy dao động của con lắc đơn là dao động điều hòa. Với phương trình

* Tần số góc:

* Chu kì:

Hoạt động 3: Khảo sát dao động của con lắc lò xo về mặt động lực học

  1. a) Mục tiêu:

- Viết được công thức tính thế năng và cơ năng của con lắc đơn.

- Ứng dụng của con lắc đơn trong việc xác định gia tốc rơi tự do.

  1. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  2. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Yêu cầu hs viết biêu thức tính động năng, thế năng của con lắc?

- Nhận xét sự biến thiên của thế năng và đông năng?

- Viết biểu thức tính cơ năng và yêu cầu hs nhận xét?

- Hướng dẫn hs làm câu C3

- Dựa vào công thức tính chu kì gợi ý cho hs xác định gia tốc trọng trường và kết hợp SGK đưa ra phương án áp dụng

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Đọc SGK đưa ra phương án trả lời

- GV quan sát và trợ giúp.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS: Lắng nghe, nhớ lại kiến thức cũ và theo gợi ý của GV

- Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở

- Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

* Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

- Kết luận chung

III. Khảo sát dao động của lò xo về mặt năng lượng

1. Động năng của con lắc đơn

2. Thế năng của con lắc đơn

- Chọn góc thế năng ở vị trí cân bằng

* Thế năng và động năng của con lắc lò xo biến thiên điều hòa với chu kì T/2.

3. Cơ năng của con lắc đơn. Sự bảo toàn cơ năng

= hs

Bỏ qua ma sát thì cơ năng được bảo toàn.

IV. Ứng dụng: xác định gia tốc rơi tự do

- Người ta dùng con lắc đơn để đo gia tốc trọng trường của trái đất.

+ Đo chu kì tương ứng với chiều dài của con lắc nhiều lần

+ Áp dụng

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. a) Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
  2. b) Nội dung: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình

Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Tại cùng một vị trí địa lí, nếu độ dài con lắc đơn tăng 6,25 lần, thì số dao động điều hòa của nó

  1. tăng 2 lần. B. giảm 2,5 lần. C. giảm 1,5 lần. D. tăng 4 lần.

Câu 2: Có hai con lắc đơn mà độ dài của chúng hơn kém nhau 24 cm. Trong cùng một khoảng thời gian, con lắc (l) thực hiện được số dao động gấp 2 lần so với con lắc (2). Độ dài của mỗi con lắc là

  1. 32 cm và 56 cm B. 16 cm và 40 cm
  2. 32 cm và 8 cm D. 16 cm và 32 cm

Câu 3: Một con lắn đơn có độ dài bằng l. Trong khoảng thời gian Δt nó thực hiện 5 dao động. Nếu giảm bớt độ dài của nó 15 cm thì trong cùng khoảng thời gian Δt như trước, nó thực hiện được 20 dao động. Cho g = 9,8 m/s2

  1. l = 16 cm; f ≈ 1,25 Hz. B. l = 17 cm; f ≈ 1,21 Hz.
  2. l = 18 cm; f ≈ 1,18 Hz. D. l = 20 cm; f ≈ 1,16 Hz.
  3. Chọn câu đúng. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dao động của con lắc đơn:
  4. Khi gia tốc trọng trường không đổi thì dao động nhỏ của con lắc đơn được xem là dao động tự do.
  5. Dao động của con lắc đơn là một dao dộng điều hoà.
  6. Chu kỳ dao động của con lắc đơn phụ thuộc vào đặc tính của hệ.
  7. A, B, C đều đúng.

Câu 5: Người ta tiến hành thí nghiệm đo chu kì con lắc đơn có chiều dài 1 m tại một nơi trên Trái Đất. Khi cho con lắc thực hiện 10 dao động mất 20 s (lấy π = 3,14). Chu kì dao động của con lắc và gia tốc trọng trường của Trái Đất tại nơi làm thí nghiệm là

  1. 4 s; 9,86 m/s2. B. 2 s; 9,96 m/s2.
  2. 4s; 9,96 m/s2. D. 2 s; 9,86 m/s2.

Câu 6: Một con lắc đơn có chiều dài l = 1 m, dao động điều hòa ở nơi có gia tốc trọng trường g = π2 = 10 m/s2. Lúc t = 0, con lắc đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương với vận tốc 0,5 m/s. Sau 2,5 s vận tốc của con lắc có độ lớn là

  1. 0 B. 0,125 m/s C. 0,5 m/s D. 0,25 m/s.

Câu 7: Một con lắc đơn mỗi ngày chạy chậm 1,5 phút. Cần phải điều chỉnh chiều dài con lắc như thế nào để đồng hồ chạy đúng?

  1. Giảm chiều dài 0,21% B. Tăng chiều dài 0,21 %
  2. Tăng chiều dài 0,42% D. Giảm chiều dài 0,42%.
  3. Chọn câu đúng. Một con lắc đơn được thả không vận tốc từ vị trí có ly độ góc a0. Khi con lắc qua vị trí có ly độ góc a thì lực căng của dây treo là:
  4. T = mg(3cosa0 + 2cosa) B. T = mgcosa
  5. T = mg(3cosa - 2cosa0) D. T = 3mg(cosa - 2cosa0)
  6. c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập

Hướng dẫn giải và đáp án

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

C

A

A

D

A

A

C

  1. d) Tổ chức thực hiện:

GV: Gọi HS nêu các kiến thức trọng tâm trong bài.

HS: Hoạt động cá nhân và đại diện HS lên bảng chữa bài.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
  3. b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  4. c) Sản phẩm: HS làm các bài tập
  5. d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV chia lớp thành nhiều nhóm

( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

Bài 7 (trang 17 SGK Vật Lý 12): Một con lắc đơn dài l = 2m, dao động điều hòa tại một nơi có gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Hỏi con lắc thực hiện được bao nhiêu dao động toàn phần trong 5 phút ?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS hoạt động theo nhóm.

- GV quan sát và trợ giúp.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở

Gợi ý:

=> n ≈ 106 dao động toàn phần.

* Bước 4: Kết luận, nhận định:

- HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.

 

Giáo án Vật lí 12 kì 1 soạn theo công văn 5512
Giáo án Vật lí 12 kì 1 soạn theo công văn 5512

Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Vật lí lớp 12 kì 1được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình Vật lí 12. 

Phí tải giáo án:

  • 150.000/học kì
  • 200.000/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.

Thông tin thêm:

  • Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
  • Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
  • Zalo hỗ trợ: 0386 168 725 

Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

=>

Từ khóa: gián án mới vật lí khối 12 kì 1, vật lí 12 cv 5512, tải giáo án mới cv 5512, giao an li 12 ki 1 cv 5512

Tài liệu giảng dạy môn Vật lí THPT

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay